Tiểu sử Phạm Nhật Vượng – Từ tuổi thơ nghèo khó đến tỷ phú đô la

5/5 – (1 vote)

Nhắc đến Vingroup có lẽ mọi người thường nghĩ ngay người đứng đầu Tập đoàn ấy. Ông là ai? Điều gì đã khiến ông biến Vingroup trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

Trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ tổng hợp những tin tức liên quan tới người sáng lập Vingroup – Ông Phạm Nhật Vượng.

1. Tiểu sử Phạm Nhật Vượng – Cuộc đời và sự nghiệp

 Xuất thân từ tuổi thơ khó khăn nhưng Phạm Nhật Vượng đã vươn lên trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh Xuất thân từ tuổi thơ khó khăn nhưng Phạm Nhật Vượng đã vươn lên trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh

1.1. Quê hương miền Trung

Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968. Ông quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Dù không trưởng thành trên mảnh đất miền Trung đầy nắng gió ấy nhưng Phạm Nhật Vượng vẫn được nuôi dưỡng bằng truyền thống hiếu học của làng quê nghèo.

Đó cũng là lý do vì sao ông luôn có thành tích nổi bật trên con đường học vấn của mình. Đây cũng là tiền đề giúp ông có được kết quả như ngày hôm nay.

Lớn lên lên khi đất nước vẫn còn chìm trong chiến tranh, điều kiện học tập, cơ sở trang thiết bị không có đủ, thế nhưng tinh thần ham học của ông chưa bao giờ tắt. Vất vả, khó khăn tới đâu ông vẫn luôn nỗ lực vượt qua.

1.2. Học tập và bắt đầu kinh doanh tại Liên Xô

Năm 1987, sau khi thi đỗ vào trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, bằng khả năng vượt trội, ông lập tức được Nhà trường cử sang Nga học tập.

Bắt đầu từ năm thứ 3, ngay tại xứ người, ông đã thử kinh doanh. Chính việc này là bệ phóng để ông có thể trở thành người thay đổi và phát triển công nghệ cũng như trên mọi lĩnh vực tại Việt Nam.

Thời gian đầu khi mới kinh doanh, ông thuê một phòng để buôn bán áo ấm và có được số tiền nhất định. Tuy nhiên, thị trường thay đổi cùng với việc thiếu kinh nghiệm, một khoảng thời gian sau ông phá sản.

Năm 1993, ông tốt nghiệp Đại học và kết hôn cùng người bạn học đại học khi đó tên là Phạm Thu Hương.

Thời điểm này, nền kinh tế ở Liên Xô tan rã, hàng hóa khan hiếm và chủ yếu là thông qua đường tiểu ngạch. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc kinh doanh của người Việt tại Moskva.

Có sẵn tố chất thông minh, lại nhanh nhẹn, chịu khó, Phạm Nhật Vượng đã nắm bắt thời cơ để thầu các container và buôn bán đủ loại hình. Từ đó, ông bắt đầu hành trình trở thành ông chủ.

1.3. Thành công với thương hiệu Miliket

Nhận thấy thủ đô của Nga không còn là thị trường tốt, ông đã chuyển hướng tới Kharkov – một trung tâm hành chính của cả vùng Kharkivsky. Tại đây, ông triển khai mô hình kinh doanh tương tự như ở Moskva, làm giám đốc và tạo điều kiện cho không ít người lao động. Ông cũng mở ra được các mối quan hệ cộng đồng và chính quyền sở tại.

Cũng trong năm này,nhận thấy vai trò lớn của thực phẩm ăn liền, ông quyết định vay 100 ngàn đô la để mở công ty sản xuất mỳ gói với tên gọi Mivina. Khi đi vào tiêu dùng, mì Mivina lập tức trở nên nổi tiếng và nhanh chóng được đón nhận.

Bắt đầu từ những tín hiệu lạc quan này, Phạm Nhật Vượng bắt đầu “lấn sân” sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như súp đóng hộp, khoai tây… Năm 2007, ông được người dân Ukraina đặt cho nickname “ông vua ăn sẵn”.

1.4. Chuyển hướng sang kinh doanh bất động sản với Vingroup

Những tưởng ông sẽ gắn bó với lĩnh vực này dài lâu, tuy nhiên vào năm 2010 Phạm Nhật Vượng đã bán công ty Thăng Long cho Nesle Thụy Sĩ với 150 triệu đô la. Ông quyết định trở về quê hương và tham gia vào lĩnh vực đưa tên tuổi ông đến với toàn thế giới – lĩnh vực bất động sản.

Với bất động sản, ông đã nảy ra ý định biến một số hòn đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp sau khi khảo sát. Cuối cùng, Vinpearl Nha Trang chính thức ra mắt. Đây là bất động sản đầu tiên của Tập đoàn Vingroup trên thị trường.

Tiếp sau đó Vinpearl và Vincom trở thành 2 thương hiệu chiến lược trên thị trường bất động sản của Phạm Nhật Vượng.

2. Những con số gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Phạm Nhật Vượng

 Chủ tịch Tập đoàn Vingroup liên tục lấn sân ở nhiều lĩnh vực Chủ tịch Tập đoàn Vingroup liên tục lấn sân ở nhiều lĩnh vực

Năm 1993: thành công sản xuất mì ăn liền Mivina.

Năm 1993 – 1999: Ra đời công ty Technocom, 2 nhà máy với doanh thu lớn.

Năm 2009: Technocom đổi tên thành Công ty Cổ phần Vingroup, chuyển trụ sở từ Nga về Việt Nam.

Năm 2010: Chuyển nhượng dây chuyền sản xuất thức ăn sẵn cho công ty Nestle Thụy Sĩ với mức chuyển nhượng lên tới 150 triệu đô la Mỹ.

Năm 2012: Tiến hành sát nhập Vingroup và Vinpearl thành Tập đoàn Vingroup với vốn điều lệ trên 5 nghìn tỷ. Chính thức mở rộng kinh doanh ở các lĩnh vực bất động sản, giải trí, y tế, giáo dục chất lượng cao.

Từ 2014: Phạm Nhật Vượng liên tục nằm trong top bầu chọn những người giàu nhất thế giới của Forbes. Tại Việt Nam, ông được biết đến là nhà đầu tư bất động sản thành công nhất với những dự án không tưởng. Giới kinh doanh địa ốc cũng phải nể phục trước các dự án khủng của ông.

Từ cuối năm 2018: Vingroup tiếp tục lấn sang mảng công nghệ khi cho ra mắt thương hiệu V Smart với 4 mẫu điện thoại thông minh. Chưa dừng lại, trong lĩnh vực bán lẻ Vingroup còn mang đến thương hiệu Vincom Retail.

3. Tài sản của tỷ phú đô la của Phạm Nhật Vượng

 Phạm Nhật Vượng xếp thứ hạng 195 người giàu trên toàn thế giới với tổng giá trị lên tới 8,25 tỷ đô la Mỹ năm 2019 Phạm Nhật Vượng xếp thứ hạng 195 người giàu trên toàn thế giới với tổng giá trị lên tới 8,25 tỷ đô la Mỹ năm 2019

Năm 2011 Phạm Nhật Vượng xuất hiện lần đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt với giá trị tài sản lên tới 21.200 tỷ đồng Việt (khoảng 1 tỷ đô la Mỹ lúc đó).

Năm 2013, ông ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô La Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn. Con số này tiếp tục vào năm 2016 là 2,1 tỷ đô la Mỹ.

Năm 2019, khối tài sản của ông lên đến 8,25 tỷ đô la Mỹ, đứng ở vị trí 195 trong top 200 người giàu nhất hành tinh.

4. Đời tư của Phạm Nhật Vượng

tieu-su-pham-nhat-vuongPhạm Nhật Vượng có 3 người con, trong đó Phạm Nhật Hoàng Minh được giới truyền thông khá quan tâm

Phạm Nhật Vượng có cha từng là một quân nhân, mẹ là người phụ nữ bình thường. Gia đình ông có tất cả 3 anh chị em và ông là con đầu.

Người em kế ông là ông Phạm Nhật Vũ – Từng giữ vị trí Chủ tịch An Viên Group. Người em út là bà Phạm Lan Anh – Thành viên HĐQT kiêm chức vụ lãnh đạo của tổ Bảo hiểm của Tập đoàn Vingroup.

Vợ Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương – “Vua bà” sàn chứng khoán. Hiện tại bà đang nắm giữ gần 3,4 nghìn tỷ Việt Nam của Tập đoàn Vingroup.

Ông có 3 người con, trong đó có Phạm Nhật Hoàng Minh được giới truyền thông khá quan tâm, hai người còn lại đều được gia đình ông giữ bí mật. 

Có thể nói cho tới bây giờ, Phạm Nhật Vượng là nhà đầu tư ấn tượng nhất trên thị trường kinh doanh Việt. Từ một chàng trai có tuổi thơ nghèo khó, ông đã vươn lên và chứng minh khả năng, bản lĩnh của người con miền Trung.

Xem thêm: Landmark 81 sắp bị soán ngôi toà nhà cao nhất Việt Nam

Trần Phương

Trần Phương – Chuyên gia Bất Động Sản với hơn 10 năm trong nghề.
Sống tại Hà Nội. Hiện làm việc tại: Công ty cổ phần Nhà Đất Mới.
Những kinh nghiệm đúc kết về bất động sản sẽ được Trần Phương cập nhật chi tiết tại website: nhadatmoi.net. Hãy cùng theo dõi và đọc ngay thông tin để cập nhật thêm nhiều kiến thức!

Rate this post