Tiểu Sử NSND Hoàng Dũng – Nghệ Sĩ Việt

Tiểu Sử NSND Hoàng Dũng – Nghệ Sĩ Việt

NSND Hoàng Dũng là một nam diễn viên, đạo diễn điện ảnh và đạo diễn kịch nói Việt Nam. Hiện tại NSND Hoàng Dũng đang đảm nhiệm vị trí giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội.

Tiểu sử

Hoàng Dũng tên thật là Hoàng Tiến Dũng, sinh năm 1956 tại Hà Nội. Ông đến với nghệ thuật hoàn toàn tình cờ, do sự ham vui của tuổi trẻ. Theo lời ông kể, trong thời gian chờ kết quả thi đại học, ông được những người bạn cùng khu phố rủ thi tuyển vào Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Đang lúc rỗi rãi, Hoàng Dũng theo chúng bạn cho biết, không ngờ đỗ thật. Cũng chính Hoàng Dũng kể lại ông vào được trường là nhờ sự bảo lãnh của thầy giáo, nghệ sĩ nhân dân Huỳnh Nga. Lý lẽ để nghệ sĩ Huỳnh Nga thuyết phục ban giám hiệu là: “Đào tạo 100 kỹ sư, còn hy vọng được khoảng 60 người thành nghề. Còn nghề này, cả khóa may ra trông chờ được một, hai em. Hoàng Dũng là một, hai em mà tôi đặt hy vọng”.[1]

hoàng dũng là ai

Hoàng Dũng tốt nghiệp trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội năm 1978 rồi về công tác tại Đoàn kịch Hà Nội, trụ sở ở số 8B Tạ Hiện. Năm 1993, Đoàn kịch Hà Nội được nâng cấp thành Nhà hát kịch Hà Nội và được cấp rạp Công Nhân. Ông đóng vai Quan Đăng trong phim ngắn Xét xử tài tình của loạt phim Cổ tích Việt Nam do Hãng phim Phương Nam thực hiện sản xuất năm 1996. Hoàng Dũng làm phó giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội từ năm 2002 và làm giám đốc nhà hát từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 1 năm 2017 thì ông chính thức nghỉ hưu theo chế độ.

Ngoài cương vị giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội, Hoàng Dũng còn là ủy viên ban chấp hành, ủy viên Hội đồng nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội, ủy viên Hội đồng nghệ thuật của thành phố Hà Nội.[2]

Sự nghiệp

Trên sân khấu kịch, Hoàng Dũng được ví như một “con dao pha”, nghĩa là ông có thể đảm đương nhiều vai diễn thuộc các thể loại khác nhau, vai hài, vai bi, vai chính, vai phụ… Hoàng Dũng dần chinh phục được khán giả bằng tài năng qua những vai diễn “nặng ký”: phó giám đốc Chính trong vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ Tôi và chúng ta, Lãm trong Hà Nội đêm trở gió, Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, Cả Khoa trong Cát bụi…[1]

nsnd hoàng dũng

Hoàng Dũng được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân năm 2007.

Nhận xét về Hoàng Dũng, nghệ sĩ nhân dân Khắc Lợi nói: “Hoàng Dũng là một người biết trân trọng nghề nghiệp, làm việc rất nghiêm túc và sáng tạo”.[1]

Gia đình

Hoàng Dũng có hai con trai, người con lớn Hoàng Duy cũng từng tham gia đóng một số vai nhỏ trong các phim và hoạt cảnh truyền hình.

Vợ của NSND Hoàng Dũng không làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật cho nên rất ít khi xuất hiện trước công chúng.

Bà vốn là 1 cô giáo mầm non. Sau khi kết hôn, thì cuộc sống quá khó khăn, tiền lương của bà chỉ bằng một nửa tiền gửi trông con hàng tháng cho nên bà đã nghỉ việc để chăm con.

Rồi sau đó, cho dù Hoàng Dũng khởi sắc trong sự nghiệp nhưng mà đồng lương vẫn ba cọc ba đồng, gia đình vẫn còn thiếu thốn, khó khăn. Bà đã quyết định mở 1 tiệm quần áo nhỏ và lặng lẽ vun vén kinh tế để cho chồng yên tâm công tác.

nsnd hoàng dũng

Hoàng Dũng vẫn bảo, nếu như không có vợ ông, chắc chắn sẽ không có 1 NSND Hoàng Dũng như hiện tại. Ông luôn cảm thấy rất may mắn khi vợ không những chỉ ủng hộ mà còn theo sát ông trên con đường nghệ thuật.

Bà dành thời gian xem các bộ phim ông đóng và thường thì chỉ đưa ra những nhận xét ngắn gọn. Nhưng mà dù chỉ là 1 câu, NSND Hoàng Dũng cũng có thể hiểu được “vị khán giả đặc biệt” này có hài lòng đối với vai diễn của mình hay không.

Nhắc tới vợ, NSND Hoàng Dũng có một cách gọi khá đặc biệt. Ông rất ít khi dùng từ “vợ tôi” mà thường gọi vợ bằng “bạn ấy” một cách đầy âu yếm:

“Khi bạn ấy xem phim, xem kịch tôi đóng hoặc do tôi dựng, nếu như bạn ấy thích vai nào lắm thì về nhà, bạn ấy chỉ bảo: Cái vai ấy được nhỉ!

Thật ra, các vai diễn của tôi rất ít khi bạn ấy nhận xét lắm. Nếu như bạn ấy đi xem về mà không nói gì, thì coi như “hội đồng duyệt” thông qua, còn nếu như bạn ấy nói: “Em chả thích cái vai này”, hoặc có nhận xét gì đó thì nghĩa là sẽ không ổn rồi.

Vì khi vợ con, người thân đi xem mình, họ luôn có được sự ưu ái. Nếu như đã ưu ái như vậy mà họ còn cảm thấy “vướng vướng” thì có nghĩa là sản phẩm của mình không được rồi”.

Chính sự vì nhẫn nại, chịu thương chịu khó và đức hi sinh của người vợ đã khiến cho Hoàng Dũng luôn trăn trở. Đối với ông, cả cuộc đời này ông cũng không thể nào bù đắp hết tình nghĩa mà vợ đã dành cho mình.

hoàng dũng là ai

Ngay cả khi đã giữ vai trò trưởng đoàn kịch, đã được phong tặng danh hiệu NSƯT, Hoàng Dũng vẫn rất sẵn lòng dành thời gian rảnh rỗi để trông cửa hàng, dọn hàng giúp vợ.

Khi ông trở thành Giám đốc Nhà hát Kịch, bận rộn với việc cơ quan, thì ông vẫn không quên bữa tối của gia đình. Dù cho có đi ăn cùng đối tác, đi liên hoan cùng với anh em, chỉ cần vợ phần cơm, ông sẵn sàng về nhà ăn thêm 1 bữa tối nữa để cho vợ vui.

Về hưu, dù cho vẫn đi diễn, vẫn tham gia nghệ thuật song NSND Hoàng Dũng dành rất nhiều thời gian để ở bên gia đình, và bù đắp cho vợ những tháng ngày khó khăn trước đó.

Sự lãng mạn khi “về già” mà ông dành cho vợ đó chính là thỉnh thoảng, vợ chồng đưa nhau đi du lịch, và đi thăm thú các cảnh đẹp trong nước

Diễn xuất

Điện ảnh

  • Tướng về hưu – Khổng

Truyền hình

  • Những người sống bên tôi, vai David Phương
  • Kẻ giết người (1987)
  • Vua Ốc Đảo (1996)
  • Phía trước là bầu trời (2001)
  • Tiếng cồng định mệnh (2005)
  • Đi qua bóng tối (2009)
  • Cuồng phong (phim truyền hình, vai Thái, 2010)
  • Thái sư Trần Thủ Độ (phim truyền hình, vai Lý Cao Tông, 2010)
  • Bước nhảy xì-tin (phim truyền hình)
  • Con đường hạnh phúc
  • Đàn trời (phim truyền hình, vai chủ tịch tỉnh Đinh Xuân Ẩn, 2012)
  • Tuổi thanh xuân (phim truyền hình, vai bố của Mai, 2015)
  • Người phán xử (phim truyền hình, vai Phan Quân, 2017)
  • Về nhà đi con (phim truyền hình, vai ông Luật, 2019)

Kịch

  • Lũy hoa
  • Tôi và chúng ta (vai Chính)
  • Cát bụi (vai Cả Khoa)
  • Bình minh đó trái tim anh (vai Bác sĩ)
  • Thầy khóa làng tôi (vai Thầy khóa)
  • Hà Nội đêm trở gió (vai Lãm)
  • Ăn mày dĩ vãng (vai Hai Hùng)
  • Tiếng đàn vùng Mê Thảo (vai Bá Nhỡ)
  • Tình khúc ngàn năm
  • Bản danh sách điệp viên
  • Trái tim trong trắng (đạo diễn)

Trình diễn thơ

  • Hộ chiếu tâm hồn (vai Thạch Lam, 2014)
  • Gặp Thạch Lam ở Cẩm Giàng (vai Thạch Lam, 2014)

Rate this post