Tiểu Sử Nguyễn Hiền

 

TIỂU SỬ NGUYỄN HIỀN

(1235 – 1255)

******

     Nguyễn Hiền, người làng Dương A, huyện Thượng Nguyên (Mỹ Lộc – Nam Định). Xuất thân từ một gia đình bình thường, mồ côi cha từ nhỏ, theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Ngay lúc còn nhỏ ông đã rất thông minh. Năm 11 tuổi, Nguyễn Hiền nổi tiếng và được mệnh danh là “thần đồng”. Năm đinh mùi (1247), vua Trần mở khoa thi ở kinh đô, ông cũng bút mực lên kinh dự thi, mặc dầu mới 12 tuổi. Năm ấy, ông thi đỗ, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam.  

        Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm ất hợi, nước ta bị giặc Chiêm Thành xâm lược, trạng nguyên Nguyễn Hiền được giao trách nhiệm đánh giặc giữ nước và giành chiến thắng. Về nông nghiệp, ông cho đắp đê ngăn lũ lụt ở sông Hồng, phát triển sản xuất mùa màng cho nông dân no ấm. Về quân sự, ông mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ, tăng cường sức mạnh quốc phòng, trong coi việc văn chương và mở mang công nghệ. Vua trần còn giao cho ông việc tiếp sứ Tàu và phong cho ông chức “Đông các đại học sĩ”.  

              Năm 1255, trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời. Với tài năng, công đức và học vấn uyên thâm, Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã làm rạng danh thế hệ trẻ của Việt Nam, xứng danh là một tấm gương sáng về năng lực tự học thành tài, về đức độ và lòng yêu nước thương dân.

Rate this post