Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết là ai ?

Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch tập đoàn FLC) -Bà Lê Thị Ngọc Diệp là ai? quê ở đâu? Lê Thị Ngọc Diệp la con ai? Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết khủng như thế nào? Bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết giàu như thế nào?

Bà Lê Thị Ngọc Diệp, sinh năm 1979 và từng theo học khóa K39 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Theo tìm hiểu, bà Diệp đang làm việc tại ngân hàng BIDV và được biết bà cũng gắn bó với ngành này hơn 20 năm kể từ lúc ra trường đến giờ. Vợ chồng ông Quyết và bà Diệp có 3 người con trai.

Mặc dù là bà chủ của một tập đoàn có tiếng, tuy nhiên bà Lê Thị Ngọc Diệp vô cùng kín tiếng và hiếm khi xuất hiện trên truyền thông. Đáng chú ý, bà Diệp cũng từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết là ai?

Bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC) sinh năm 1979 (43 tuổi) là cổ đông lớn của ROS, năm 2016 bà Lê Thị Ngọc Diệp sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu ROS có giá trị quy đổi lên tới gần 1.200 tỷ đồng và xếp thứ 7 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.

Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết là con ai? quê ở đâu?

(Bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC)

– Theo Báo Nghệ An điện tử: “Năm 2016 là lần đầu tiên bà Lê Thị Ngọc Diệp gia nhập danh sách những phụ nữ có tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng. Bà Lê Thị Ngọc Diệp là cổ đông lớn của CTCP Xây dựng Faros (ROS) và là vợ của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC.

Từ mức giá khởi điểm 10.500 đồng khi niêm yết, cổ phiếu ROS đã tăng gấp hơn 5 lần lên 59.300 đồng khi chốt phiên 19/10.

Hiện bà Lê Thị Ngọc Diệp đang sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu ROS có giá trị quy đổi lên tới gần 1.200 tỷ đồng và xếp thứ 7 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán”  .

– Theo Vietnambusinessinsider: “Bà Lê Thị Ngọc Diệp hiện đang công tác tại Ngân hàng BIDV. Vợ chồng ông Trịnh Văn Quyết và bà Lê Thị Ngọc Diệp có 3 người con trai. Mặc dù lạ vợ ông Trịnh Văn Quyết và cũng từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng lại vô cùng bí ẩn, hiếm khi xuất hiện trên báo chí.

Hồi năm 2019, bà Diệp là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán khi sở hữu hàng triệu cổ phiếu ROS. Tuy nhiên, trong thời gian từ 17/12/2018 đến 14/1/2019 bà Diệp đã bán hết 26.664.000 cổ phiếu ROS theo phương thức thỏa thuận.

Trong thời gian bà Diệp đăng kí thoái vốn, trên thị trường chứng khoán có 28.084.000 cổ phiếu ROS được giao dịch thỏa thuận với tổng trị giá gần 1.059 tỉ đồng. Sau khi bán hết khối lượng cổ phiếu trên, bà Diệp không còn là cổ đông của ROS cũng như không sở hữu bất cứ cổ phiếu nào của tập đoàn, đồng nghĩa với việc bà Diệp sẽ “biến mất” khỏi top người giàu sàn chứng khoán Việt.

Thông tin mới nhất về bà Lê Thị Ngọc Diệp trên truyền thông vào cuối năm 2019 khi Bamboo Airways tăng vốn từ 2.200 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng.

Sau khi tăng vốn, một vài dữ liệu cho thấy ông Trịnh Văn Quyết cùng vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thế chấp lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp này (Mã CK: BAV) tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Tổng số cổ phần BAV từng đem thế chấp, theo các hợp đồng cầm cố/thế chấp, lên tới 180,28 triệu cổ phần”  .

Bà Lê Thị Ngọc Diệp bị tạm dừng quyền đối với biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn

CafeLand – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định vừa có thông báo về việc tạm dừng các quyền của người sử dụng đất đối với các cá nhân đã nhận chuyển nhượng 5 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết FLC

 

Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch tập đoàn FLC). Thông báo về việc tạm dừng các quyền của người sử dụng đất đối với các cá nhân đã nhận chuyển nhượng 5 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh “CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM” 

Trước đây, tại Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Nhơn Hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định đã cấp 5 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và nhà ở biệt thự nghỉ dưỡng gắn liền với đất. Trên giấy chứng nhận có ghi chú: đất ở không hình thành đơn vị ở.

Căn cứ công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/2/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở và Công văn 767/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 19/2/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận cho người mua căn hộ khách sạn thì việc kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, thuộc loại đất thương mại dịch vụ với thời hạn sử dụng đất được quy định tại Khoản 3, Điều 126 Luật Đất đai.

Theo Văn bản số 4836/UBND-KT ngày 22/7/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc liên quan đến hồ sơ thế chấp của bà Lê Thị Ngọc Diệp (1 trong 5 cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông báo về việc tạm dừng quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) của người sử dụng đất đối với các cá nhân đã nhận chuyển nhượng 5 căn biệt thự nghỉ dưỡng tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC, Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để chờ thực hiện thủ tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định pháp luật đất đai hiện hành”  .

Bà Lê Thị Ngọc Diệp, người vợ “kín tiếng” của Trịnh Văn Quyết

Những người vợ “kín tiếng” trong danh sách người giàu nhất Việt nam 2016 đã trở thành thương hiệu từ nhiều năm qua. Năm 2016, Top 15 chứng kiến thêm sự gia nhập của vợ ông Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp.

– Theo Việt Nam Mới: “Bà Diệp vừa “gia nhập” câu lạc bộ “những bà vợ kín tiếng” trong top người giàu nhất. Trước đó, vợ ông Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương cùng em gái là bà Phạm Thúy Hằng luôn kín tiếng trước công chúng. Gần như có rất ít thông tin về hai người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán này.

Vợ ông Trần Đình Long cũng vậy. Mọi thông tin về bà Hiền, kể cả năm sinh, quê quán cũng gần như không được công bố, chỉ biết bà là cổ đông lớn của Hòa Phát.

Bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch tập đoàn FLC) cũng chung sự “bí ẩn” như những bà vợ khác trong danh sách này  .

Mọi người cũng tìm kiếm: Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp vợ Trịnh Văn Quyết là ai? Trịnh Văn Quyết còn rể Nguyễn Tấn Dũng? Bà Lê Thị Ngọc Diệp quê ở đâu? là con ai? Lê Thị Ngọc Diệp BIDV

Trịnh Văn Quyết là ai? Thông tin chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt để điều tra lừa đảo là đúng hay sai? Tại sao Trịnh Văn Quyết bán “chui” cổ phiếu của tập đoàn FLC?

Tóm tắt thông tin tỉ phú Trịnh Văn Quyết

Tên thật
Trịnh Văn Quyết

Ngày sinh
27 tháng 11 năm 1975 (43 tuổi)

Quê quán
Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Số CMND
012843814

Dân tộc
kinh

Nơi cư trú
Đang cập nhật

Trình độ chuyên môn

  • Cử nhân Luật – Đại học Luật Hà Nội
  • Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

Chức vụ hiện tại

  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS)
  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC)
  • Thành viên HĐQT Công ty TNHH Bất động sản SGInvest
  • Tổng Giám đốc Công ty TNHH Luật SMiC

Lĩnh vực kinh doanh
Bất động sản, hàng không

Cổ phiếu đang nắm giữ

  • ROS: 312,217,556 (47,15%, trị giá 7,852.3 tỷ đồng)
  • ART: 3,156,000 (03.26%, trị giá 6.9 tỷ đồng)
  • FLC: 150,436,257 ( 14.9%, trị giá 675.5 tỷ đồng)

Tổng tài sản hiện tại
18.948,35 Tỷ VNĐ

Gia đình

  • Cha: Trịnh Hồng Quý (đang nắm giữ 54,050 CP ART)
  • Mẹ: Đỗ Thị Giáp
  • Vợ: Lê Thị Ngọc Diệp (đang nắm giữ 54,050 CP ART)
  • Em gái: Trịnh Thị Minh Huế (đang nắm giữ 2,205,235 Cp ART và 1,200,000 CP ROS)
  • Em gái: Trịnh Thị Thúy Nga (đang nắm giữ 2,334,955 CP ART và 600,000 CP ROS)

Hồ sơ Wiki
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Văn_Quyết

1. Trịnh Văn Quyết bị bắt điều tra?

Thông tin Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra chỉ là tin đồn thất thiệt và chưa được kiểm chứng, sự thật là ông Trịnh Văn Quyết (chủ tịch tập đoàn FLC) chưa bị bắt, mới chỉ bị tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian 1 tháng, bắt đầu từ ngày 26/03/2022 do Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định.

Ngày 28-3, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC.

– Theo báo Tuổi Trẻ, Cơ quan điều tra ban hành quyết định trên từ ngày 26-3, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết là một tháng. Bên cạnh đó, Cơ quan chức năng cũng đã mời ông Trịnh Văn Quyết lên để làm việc xác minh một số nội dung.

Tối qua (27-3) và cho đến thời điểm hiện nay, trên một số trang mạng xã hội, diễn đàn và các hội nhóm khác đang lan truyền thông tin cho rằng chủ tịch FLC, ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam. Tuy nhiên theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ông Quyết không bị bắt tạm giam, các tin đồn liên quan về việc chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam, khởi tố là tin đồn thất thiệt.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, đến nay cơ quan điều tra chưa có bất cứ quyết định tố tụng nào liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC”  .

– Trao đổi với báo Thanh Niên, một lãnh đạo có trách nhiệm từ Cơ quan điều tra Bộ Công an cho biết, thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam là thất thiệt, không chính xác. Mặt khác, cơ quan này cũng đã cử người xác minh, truy tìm thông tin cho rằng cơ quan này đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Quyết.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho biết, cơ quan điều tra Bộ Công an đang xác minh một số thông tin từ dư luận báo chí nêu trước đây liên quan các doanh nghiệp và dự án do ông Trịnh Văn Quyết sáng lập, điều hành.

2. Xuyên tạc Trịnh Văn Quyết bị bắt điều tra, bị phạt 7,5 triệu đồng

Nam thanh niên đã sử dụng tài khoản Tiktok “Hùng Pro” đăng tải đoạn video kèm thông tin xuyên tạc, sai sự thật: “Biến căng, tỷ phú Trịnh Văn Quyết (Quyết nổ) đã bị bắt tạm giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, ngay sau đó thanh niên này bị xử phạt hành chính về hành vi “đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín tổ chức, danh dự nhân phẩm cá nhân”.

Xuyên tạc Trịnh Văn Quyết bị bắt điều tra, bị phạt 7,5 triệu đồng

(Cơ quan chức năng làm việc với N.T.N . Ảnh: Công an Hà Tĩnh)

– Theo tạp chí điện tử Nhà đầu tư: Ngày 6/5, Thanh tra Sở TT&TT Hà Tĩnh phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Tĩnh, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Vũ Quang, Công an xã Đức Lĩnh tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.T.H (SN 1993, thôn Cao Phong, xã Đức Lĩnh, Vũ Quang) về hành vi đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín tổ chức, danh dự nhân phẩm cá nhân.

Xem thêm :

 

Naruto: Khám Phá Bí ẩn Sức Mạnh Của Nhân Vật Toneri | Là ai ? Tiểu sử ? Tuổi bao nhiêu ?

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, ngày 9/1/2021, N.T.H đã sử dụng tài khoản Tiktok “Hùng Pro” đăng tải đoạn video kèm thông tin xuyên tạc, sai sự thật: “Biến căng, tỷ phú Trịnh Văn Quyết (Quyết nổ) đã bị bắt tạm giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Đoạn video đăng tải từ ngày 9/1/2021 đến hơn 11h ngày 10/1/2021 đã thu hút 117.500 lượt xem, 1.126 lượt thích, 146 bình luận và 124 lượt chia sẻ.

Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định hành vi của N.T.H là đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Tại cơ quan chức năng, N.T.H đã thừa nhận việc đưa thông tin trên Tiktok là sai sự thật và đã được Tiktok gỡ bỏ thông tin; đồng thời cam kết không tái phạm.

Cơ quan chức năng đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng đối với N.T.H về hành vi nêu trên.

Qua sự việc, các lực lượng chức năng Hà Tĩnh cũng khuyến cáo người dân cảnh giác, chọn lọc thông tin, không đăng tải, chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn”  .

3. Trịnh Văn Quyết lên tiếng về thông tin bị bắt điều tra

– Theo báo Tiền Phong, trước những tin đồn liên quan đến việc bị cơ quan chức năng bắt, trao đổi với PV Tiền Phong chiều 28/3, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC nói ngắn gọn: “Kệ thôi!”

Cùng ngày, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Cơ quan điều tra Bộ Công an mới ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC để làm rõ một số nội dung liên quan đến ông này. Đối với thông tin lan truyền việc ông Quyết bị bắt giam là thất thiệt, không chính xác.

Cơ quan điều tra tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết từ ngày 26/3 đến hết 25/4, đồng thời mời ông này lên làm việc xác minh một số nội dung. Đối với nội dung Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt giam, cơ quan điều tra cho là thất thiệt, không chính xác.

Được biết, cơ quan điều tra đang xác minh một số thông tin từ dư luận báo chí nêu trước đây liên quan các doanh nghiệp và dự án do ông Trịnh Văn Quyết sáng lập, điều hành.

Ông Quyết khởi nghiệp với nghề luật sư khi cùng các cộng sự mở văn phòng luật SMiC năm 2001 và chuyển thành Công ty Luật TNHH SMiC năm 2008. Cùng năm đó, ông lập loạt doanh nghiệp. Thương hiệu FLC được hình thành đầu năm 2010 dựa trên việc hợp nhất các doanh nghiệp trên.

Tính đến tháng 1/2022, Chủ tịch FLC sở hữu hơn 215 triệu cổ phiếu FLC (tương đương khoảng 30% vốn) cùng hàng chục triệu cổ phiếu tại các công ty thành viên như ROS, ART, BOS, GAB…

Cũng ngày hôm nay, thị trường chứng khoán phản ứng mạnh trước tin đồn, đáng chú ý là diễn biến tiêu cực ở nhóm FLC trước tin đồn liên quan Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết. Cổ phiếu FLC giảm sàn ngay giờ mở cửa, thanh khoản nhỏ giọt trong khi lệnh bán chất chồng”  .

4. Trịnh Văn Quyết có lừa đảo không?

Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch tập đoàn FLC) có lừa đảo hay không thì phải dựa vào kết luận điều tra từ cơ quan chức năng, những thông tin lan truyền ông Trịnh Văn Quyết lừa đảo mà không có căn cứ pháp luật có thể bị xử phạt hạnh chính, hoặc nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống người khác.

( Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC. Ảnh CafeF)

Những ngày qua, trên mạng xã hội (đặc biệt là mạng xã hội Facebook và TikTok) đang lan truyền những nội dung, bài đăng liên quan đến vấn đề ông Trịnh văn Quyết có dấu hiệu lừa đảo, tuy nhiên những bài đăng này chưa có thông tin kiểm chứng, mới chỉ phân tích theo cảm tính, do vậy mọi người tuyệt đối không nên tin và chia sẽ những tin tức này tránh làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, cũng như tránh gây hoang mang cho dư luật, đặc biệt là những người đang sở hữu cổ phiếu tại FLC.

Theo Vnexpress, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã làm việc với Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, 47 tuổi, để xác minh thông tin liên quan đến ông.

Ngày 28/3, đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho hay gần đây có một số nội dung phản ánh về ông Quyết. Nhà chức trách chưa áp dụng các biện pháp tố tụng với các bên liên quan. Theo một nguồn tin, ông Quyết hiện đã rời cơ quan điều tra, “ra về”.

Trước thông tin ông Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh trong một tháng từ 26/3, vị đại diện cơ quan điều tra không có câu trả lời cụ thể mà cho biết “đang cho người xác minh”.

Theo kế hoạch, ông Quyết sẽ tham gia Diễn đàn đầu tư Việt Nam ở London vào sáng 30/3 và phát biểu kết luận vào cuối phiên với vai trò Chủ tịch Bamboo Airways. Chiều cùng ngày, Roadshow giới thiệu về hệ sinh thái của FLC cũng sẽ được tổ chức tại đây. Sự hiện diện của ông Quyết tại hai sự kiện này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Ông Quyết nắm giữ khối lượng lớn cổ phiếu, từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Sáng nay, từ khi bắt đầu phiên giao dịch, các cổ phiếu “họ nhà F” đồng loạt giảm hết biên độ, trắng bên mua ngay sau những thông tin tiêu cực liên quan ông Quyết. Chốt phiên, nhóm này dư bán giá sàn gần 150 triệu đơn vị. Trong đó, FLC và ROS dư bán sàn gần 60 triệu cổ phiếu mỗi mã.

Ông Quyết khởi nghiệp với nghề luật sư khi cùng các cộng sự mở văn phòng luật SMiC năm 2001 và chuyển thành Công ty Luật TNHH SMiC năm 2008. Cùng năm đó, ông lập loạt doanh nghiệp. Thương hiệu FLC được hình thành đầu năm 2010 dựa trên việc hợp nhất các doanh nghiệp trên.

Xem thêm :

 

Thông Tin Tiểu Sử Minh Hiếu | Hỏi Gì? | Là ai ? Tiểu sử ? Tuổi bao nhiêu ?

Năm 2019, Bamboo Airways do FLC thành lập gia nhập thị trường hàng không. Sau hơn 10 năm thành lập, vốn điều lệ của FLC đạt 10.500 tỷ đồng vào đầu năm 2021.

Tính đến tháng 1/2022, Chủ tịch FLC sở hữu hơn 215 triệu cổ phiếu FLC (tương đương khoảng 30% vốn) cùng hàng chục triệu cổ phiếu tại các công ty thành viên như ROS, ART, BOS, GAB…

Cuối tháng 1, ông bị phạt 1,5 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch 5 tháng vì giao dịch khi chưa công bố thông tin gần 75 triệu cổ phiếu FLC. Trước đó tháng 11/2017, ông bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu mà không báo với cơ quan quản lý thị trường  .

5. Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu FLC bị phạt 1,5 tỉ đồng

– Theo Tuổi Trẻ, vào tháng 1-2022, hành vi “bán chui” cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán. Cụ thể, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được “đánh lên” với giá rất cao thì ngày 10-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15-40 triệu cổ phiếu. Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư mới vừa “đua lệnh” mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.

Sau khi sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC “bán chui” cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, đồng thời hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.

Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn lại tiền đã mua.

Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, mức cao nhất theo quy định. Ngoài ra, ông Trịnh Văn Quyết còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.

Trước khi xảy ra phi vụ “bán chui”, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn. Sau khi hủy giao dịch, tỉ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi.

Tuy nhiên, sự cố này cũng gây một số tác động tâm lý đến nhà đầu tư chứng khoán, dẫn đến các cổ phiếu “họ FLC” đã bị nhiều nhà đầu tư bán ra, rớt giá, mất thanh khoản.

Đây là lần thứ hai chủ tịch FLC nhận án phạt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đó, vào tháng 11-2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.

Cũng năm 2017, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu cổ phiếu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng”  .

6. Đây là lần thứ 2 Trịnh Văn Quyết bị xử phạt vì bán chui cổ phiếu FLC.

Theo báo Lao Động, cuối năm 2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng xử phạt vi phạm hành chính do hành động “bán chui” 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo trước của ông Quyết. Ước tính trong thương vụ này ông Quyết có thể đã thu về ít nhất 400 tỉ đồng theo giá thị trường, song số tiền bị phạt chỉ 65 triệu đồng.

Cùng ngày 11.10.2017, UBKCNN ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS – thời điểm đó do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch Hội đồng quản trị) số tiền 130 triệu đồng vì hành vi dự kiến bán hơn 13,6 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD Group (AMD) từ ngày 20 – 24.10 nhưng không báo cáo.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng con số bị xử phạt là quá nhỏ so với lợi nhuận thu được nên không đủ tính răn đe. Liệu sẽ còn bao nhiêu ông chủ doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẵn sàng “đánh úp” nhà đầu tư, bất chấp việc xử phạt vài đồng so với lợi nhuận thu được?

Trong vụ việc ngày 10.1, Theo Nghị định số 128 của Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hành vi vi phạm quy định về giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết nhiều khả năng sẽ bị phạt tiền từ 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10 tỉ đồng trở lên, nhưng số tiền phạt không quá 1,5 tỉ đồng (đối với cá nhân).

Với số lượng cổ phiếu FLC đăng ký bán lên tới 175 triệu cổ phiếu, trong đó đã thực hiện “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu (tương ứng tổng giá trị đăng ký bán 3.850 tỉ và lượng đã bán khoảng 1.650 tỉ đồng), nếu bị phạt ở mức tối đa, có khả năng số tiền mà ông Trịnh Văn Quyết có thể bị phạt là 1,5 tỉ đồng.

Ngoài ra, ông Trịnh Văn Quyết có thể đối mặt với mức xử phạt bổ sung “Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều 33 Nghị định số 128″. Tuy nhiên mức phạt hiện vẫn chờ thông tin chính thức từ cơ quan chức năng” 

Rate this post