Thuận Thiên (công chúa) – Là gì Wiki

Template:Thông tin nhân vật hoàng gia
Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu (chữ Hán: 顯慈順天皇后, Tháng 6, 1216 – Tháng 6, 1248), là Hoàng hậu thứ hai của Trần Thái Tông, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Bà là thân mẫu của Trần Thánh Tông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang và Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, là tổ mẫu trực hệ của Trần Nhân Tông.

Xét về thân thế, bà là công chúa nhà Lý, dòng họ cai trị Đại Việt hơn 200 năm. Xuất thân hiển hách và cao quý, bà cùng Chiêu Thánh Lý phế hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu, Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu là những Hoàng hậu có xuất thân cao quý bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

Hiển Từ hoàng hậu có tên húy là Oanh (罃)[1]; là con gái trưởng của Lý Huệ Tông và Linh Từ quốc mẫu Trần thị, tước phong ban đầu là Thuận Thiên công chúa (順天公主)[2]. Bà có em gái là Chiêu Thánh công chúa (昭聖公主), vị công chúa sau này được Huệ Tông nhường ngôi, trở thành Hoàng đế cuối cùng của nhà Lý, tức là Lý Chiêu Hoàng.

Năm Kiến Gia thứ 6 (1216), mùa hạ, tháng 6, Lý Oanh được sinh ở bãi Cửu Liên[3]. Khi ấy, mẹ bà (lúc ấy là Thuận Trinh phu nhân) đang mang thai bà, thì chịu sự chèn ép của Đàm Thái hậu. Thái hậu nhà Lý lúc bây giờ coi Trần Tự Khánh là giặc, Thuận Trinh phu nhân là nội ứng của giặc nên tìm mọi cách để giết hại. Để cứu Thuận Trinh phu nhân và đứa con trong bụng, Lý Huệ Tông đã cùng phu nhân trốn đến chỗ Trần Tự Khánh. Bà được được sinh ra ngay ở Cửu Liên châu (có lẽ là bãi tả ngạn sông Hồng, gần Cửu Cao, trong đất huyện Văn Giang cũ, nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng cũ), nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Lúc đó mới có phong hiệu là Thuận Thiên công chúa.

Không rõ khoảng thời gian nào mà bà được gả cho Phụng Càn vương Trần Liễu. Vì Thuận Thiên công chúa là hoàng nữ, nên theo luật lệ của triều đình xưa, bà sẽ là chính phu nhân của Trần Liễu.

Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), Thuận Thiên công chúa được lập làm Hoàng hậu, giáng Chiêu Thánh hoàng hậu làm Công chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh không có con, mà Thuận Thiên đã có mang được 3 tháng. Thái sư Trần Thủ Độ và Thiên Cực công chúa (tức Linh Từ quốc mẫu) bàn kín với Thái Tông là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy.

Vì thế, Liễu hội quân ra sông Cái làm loạn nhưng bị thua, thuộc hạ đều bị Trần Thủ Độ ra lệnh giết chết tất cả. Thái Tông niệm tình oan khuất, ban vùng đất An Sinh[4], cải phong làm An Sinh vương (安生王). Sau khi mất, An Sinh vương được Thái Tông truy phong làm Khâm Minh đại vương (欽明大王).

Sau khi về làm vợ của Trần Thái Tông, Thuận Thiên hoàng hậu sinh đứa con của Khâm Minh đại vương Liễu, đứa bé sinh ra tức Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang. Vì thân phận đặc biệt, Quốc Khang được Trần Thái Tông nhận làm con trưởng song không có quyền kế thừa ngôi vị.

Vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), bà sinh Hoàng đích trưởng tử Trần Hoảng, tức tương lai là Trần Thánh Tông. Năm thứ 15 (1246), bà sinh ra hoàng tử thứ hai là Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải.

Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 17 (1248), tháng 6, Thuận Thiên hoàng hậu băng hà, hưởng thọ 32 tuổi. Thụy hiệu là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu (顯慈順天皇后).

Hậu duệ

Sử không ghi rõ bà sinh được bao nhiêu người con, nhưng những người sau đây là chính xác:

  • Với Khâm Minh đại vương Trần Liễu:
  1. Vũ Thành vương Trần Doãn (陳尹): vào tháng 7 năm 1256, sau khi hoàng hậu Thuận Thiên mất, bị thất thế nên đem cả nhà trốn sang nhà Tống, thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho Đại Việt (Trích Đại Việt Sử ký Toàn thư: Doãn là con Yên Sinh Vương do Hiển Từ sinh. Yên Sinh có hiềm khích với vua, đến khi Hiển Từ mất, bị thất thế, nên trốn sang nước Tống).
  2. Tĩnh Quốc Đại vương Trần Quốc Khang (陳國康).
  • Với Thái Tông Nguyên Hiếu hoàng đế Trần Cảnh:
  1. Trần Thánh Tông, tên Trần Hoảng (陳晃).
  2. Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải (陳光啓).
  • Còn tranh nghị:

Đền thờ

Thuận Thiên Hoàng Hậu được dân lập đền thờ cùng với 2 người chồng là Trần Liễu và Trần Cảnh

Xem thêm

Ghi chú

Template:Hậu phi nhà Trần

Thể loại:Sinh 1216
Thể loại:Mất năm 1248
Thể loại:Người Bắc Ninh
Thuận Thiên
Thuận Thiên

Rate this post