Thiên tài quân sự: Đại tướng Lê Trọng Tấn
Nhắc đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, người ta thường gọi ông là thiên tài quân sự, là dũng tướng trong các cuộc kháng chiến. Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tiểu sử của vị đại tướng xuất sắc Lê Trọng Tấn.
Tiểu sử đại tướng Lê Trọng Tấn
Lê Trọng Tấn là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày; và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.
Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Yên Nghĩa, thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).
Lê Trọng Tấn tham gia Việt Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tìm hiểu thêm: Đại tướng trẻ nhất Việt Nam
Sự nghiệp hoạt động cách mạng của ông
Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự. Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng các trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312-đại đoàn Chiến thắng (nay là Sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13 tháng 3 năm 1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.
Từ tháng 12 năm 1954 đến năm 1960 ông là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân. Năm 1959, ông được phong hàm Đại tá. Từ tháng 3 năm 1961 đến năm 1962 là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua nhiều chức vụ khác nhau, từ tháng 6 năm 1978 đến năm 1986 ông là Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 2 năm 1979 ông chỉ huy các lực lượng vũ trang trong chiến tranh biên giới Tây Nam và đánh quân Khmer Đỏ của Pol Pot ở Campuchia.
Từ năm 1980 đến năm 1986 ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Như câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thương nhau, mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt-Lào hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà/Cửu Long. Quân đội và Nhân dân các Bộ tộc Lào anh em mãi mãi ghi sâu công lao to lớn của tướng Lê Trọng Tấn. Ông đã có mặt ở hầu hết các chiến trường nóng bỏng và đã chỉ huy hàng trăm trận đánh trong hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Dấu ấn hai mốc son lịch sử của ông năm 1954 là Đại đoàn trường 312 chỉ huy tham gia chiến dịch Điện Biên lịch sử, đánh phía Đông và Mường Thanh, bắt sống tướng Đờ Cát.
Chiến tranh thế giới thứ 3 và những điều tiên tri
Xem thêm:
Năm 1975, ông là Tư lệnh, chỉ huy các binh đoàn đánh phía Đông và Dinh Độc Lập, cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn, bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện. Hai trận đánh, hai mốc son lịch sử, đã kết thúc hai cuộc chiến tranh với quân đội viễn chinh Pháp, đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Mở ra kỷ nguyên mới, hòa bình thống nhất độc lập và tự do của dân tộc. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Hai trận đánh, xứng đáng hai lần anh hùng”
Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972… Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, “trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung”
Vinh danh đại tướng Lê Trọng Tấn
Lê Trọng Tấn, người chỉ huy kiệt xuất của Đại đoàn quyết thắng 312. Vinh dự cho ông được hai lần nhận Huân chương Hồ Chí Minh do tài năng đức độ, kinh nghiệm và sự đúc kết thực tiễn. Ông được giao nhiệm vụ là Hiệu trưởng Trường sĩ quan Lục quân; Giám đốc Học viện Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội. Ông là biểu tượng của 6 nội dung Bác Hồ dạy: Chí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung. Năm 1986, Đại tướng Lê Trọng Tấn qua đời; nhà tưởng niệm ông đặt tại thôn Nghĩa Lộ, Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Hà Nội có con đường mang tên Lê Trọng Tấn – danh nhân lịch sử Việt Nam – Một nhân cách lớn – một nhà khoa học quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.