Thêm một tư liệu về cụ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

bjcz_22a-1.jpg

Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613).

Trên đường ra Hà Nội, ngồi trên xe dù mệt, nhưng tôi đã đọc ngấu nghiến tập ghi chép cổ đó. Càng đọc, tôi lại càng mừng vì biết thêm một tư liệu mới về Đức Cụ làng Bùng.

Gần đây, tôi còn được biết, dòng họ Lưu Thiện – Thanh Hóa có xây đền thờ Tổ họ. Dòng họ quyết định để một gian thờ Phùng Khắc Khoan và đã cử người về tận Phùng Xá, Thạch Thất xin chân hương về thờ Đức Cụ.

Một nét đẹp văn hóa, một tấm lòng của cả dòng họ Lưu có chữ đệm là Thiện. Tôi xin được giới thiệu nguyên văn bản trích dịch “Lịch truyền thế phả họ Lưu” do chính con cháu các đời sau họ Lưu tự dịch từ năm 1786 (Bính Ngọ).

Trong bản dịch này, phần nói về cụ Phùng Khắc Khoan ghi rõ, từ xưa ở thôn Bái Thủy, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, có một ông già hiền lành, đó là ông Viễn Tổ của họ Lưu. Tính tình ông đôn hậu, thực thà chất phác, làm nghề nông và trồng dâu nuôi tằm, kính trọng kẻ sĩ, yêu mến văn nhân, những ngày hè nóng bức ông thường ngồi nghỉ mát dưới bóng cây.

Một hôm, có một ông già khoác áo nho sinh từ phía Đông đến thấy ông Viễn Tổ đang ngồi nhìn về hướng Đông ôm bầu nước, chẳng biết trong đó có còn nước không? Vì tình cờ qua đường, vị khách muốn xin hớp nước. Cụ Viễn Tổ nghĩ rằng vị khách này chưa ăn uống gì bèn bảo: Nhà tôi ở gần đây, mời ông quá bộ đến uống nước và nghỉ ngơi ở đó. Tiên sinh mến vì tính thật thà chất phác mà lại hảo tâm, liền theo về nhà.

Mời ngồi một lát, cụ bà đã bưng trà nước, cơm rượu lên khoản đãi như người đã quen biết từ lâu. Tiên sinh thấy hai cụ đôn hậu, có phúc tướng liền thung dung hỏi rằng: “Cụ già nay đã được mấy cháu?”. Cụ Viễn Tổ nói hết sự thật, Tiên sinh hỏi thêm: “Các cháu đã nhập học chưa?”.

Cụ Viễn Tổ thưa rằng: “Ấp tôi nhỏ bé, người thôn lại ít được học hành. Mỗi lúc muốn cho con cháu đi học, đệ tôi chưa tìm được thầy dạy”. Nhân đó cụ lại thưa rằng: “Nay giữa lúc thời thế nhiễu nhương, đường sá đi lại khó khăn, muốn được hỏi Tiên sinh từ đâu đến?”.

“Thưa, tôi vốn là kẻ hàn nho lỡ vận như chim trĩ bay giữa Lương Sơn, chỉ vì muốn giữ cho lòng thanh bạch, đang tìm nơi quán rỗi dạy trẻ em học hành và lấy chỗ dừng chân. Đệ ở nơi đất khách quê người, chưa biết về đâu”.

Cụ Viễn Tổ mừng vui khôn xiết và khẩn khoản nói: “Tiên sinh thật quả có lòng như thế, xin mời Tiên sinh ở lại tệ quán để các cháu nhỏ có nơi học hành”. Tiên sinh mỉm cười rồi nhận lời.

Thế rồi gia đình mổ gà, đồ xôi làm lễ “khai môn” để con nhỏ thụ nghiệp. Một hôm, sau giờ dạy học rỗi rãi, Tiên sinh hỏi cụ Viễn Tổ: “Tôi thấy ở phía trên cổng ấp có đám đất hoang hình thế khá tốt, lại có thiếp nước ở phía trước, nơi ấy có thể xây dựng trường học”. Cụ Viễn Tổ tán thành.

Từ đó, Tiên sinh thường đi lại nơi này. Cụ Viễn Tổ như biết ý Tiên sinh muốn giấu tung tích nên cũng chẳng dám hỏi họ, tên mà vẫn tiếp đãi nồng hậu. Vì vậy, Tiên sinh tin cụ là người tốt nên muốn hậu báo. Tiên sinh thường đi lại quanh vùng tìm long mạch.

Vài tháng sau, Tiên sinh nói với cụ Viễn Tổ rằng: “Tôi vốn là nhà phong thủy, có biết địa lý nên tôi đã tìm được hai huyệt đất tốt. Một huyệt phát “quý” nhưng chỉ được một đời, một huyệt phát “phú” có thể đời đời, cả hai huyệt đều đẹp cả nên tùy cụ lựa chọn”.

Cụ Viễn Tổ trầm tư suy nghĩ một lát rồi thưa: “Tôi vốn là con nhà nông, chỉ muốn con cháu no đủ. Vinh tiến vốn đã định, chẳng dám lấy sức người mà cầu được”. Tiên sinh bùi ngùi nói: “Thật thà mà văn vẻ, thanh đạm mà ý vị, một lời nói thật là phong phú”.

Liền sau đó gia đình chọn ngày lành tháng tốt dời phần mộ của Cụ Tổ tiện táng tại Đồng Dương thuộc địa phận bản xã. Táng xong Tiên sinh nói rằng: “Đây là hình đất “Hổ uống nước” là huyệt đất phát “phú” là điều tất nhiên, ngoài ra, thế đất lại có núi cát chầu về phía xa, nội đường ở vào địa phận Ngọ – Mùi nên trong “phú” có cả “quý”.

Chỉ hiềm vì chân cát kéo dài, cát tiêu không được nên về sau ắt “ngoại phát” hẳn có “quy tế lâm đình”. Lúc sắp ra đi, Tiên sinh còn dặn dò thêm: “Vì mặt học đường cũng rất tốt phong thủy nên đổi thành dương trạch thì phúc đức sẽ để lại con cháu lâu dài”. Cụ Viễn Tổ vâng theo lời dặn. Sau đó Tiên sinh ra đi, chẳng biết đi về đâu.

Đến khi đất nước trùng quang, cụ Viễn Tổ nhân đi chơi xa, bỗng gặp một vị quan đi trên đường, theo sau đầy xe ngựa. Cụ Viễn Tổ liếc nhìn, nhớ lại dung mạo Tiên sinh, bèn hỏi dò họ, tên mới biết đó là Phùng Tướng Công, tên chữ là Khắc Khoan, hiệu là Nghị Trai. Tiên sinh quê quán ở vùng Thạch Thất, Sơn Tây, đỗ Tiến sĩ nhậm chức Tham chính, Thanh Hóa.

Sau khi đất phát, gia tư ngày càng giàu có mới biết ngôi mộ táng nơi đất tốt đó chính là Trạng nguyên đã báo đáp công ơn cho gia đình.

yhtd_22b-1.jpg

Nhà thờ Phùng Khắc Khoan tại Phùng Xá năm 2012.

 

Từ tư liệu trên, đặc biệt là tình cảm của dòng họ Lưu Thiện đối với cụ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, chúng tôi là cháu họ Phùng các thế hệ hôm nay vừa xúc động sự tri ân tiền nhân, vừa thấy đây là một cử chỉ giàu ý nghĩa giáo dục, uống nước nhớ nguồn của các thế hệ dòng họ Lưu Thiện – Thanh Hóa. Dòng họ Lưu Thiện qua bao thế hệ, thời nào cũng có những người con hiếu thuận, có tâm, có học thức và có đóng góp thiết thực với xã hội, với quê hương.

Trong dòng chảy lịch sử của dòng họ Phùng Việt Nam, đã từng có vị vua hiền được nhân dân phong tặng là Bố Cái Đại Vương, đã có những danh thần, danh nhân, lương tướng như Phùng Thanh Hòa, Phùng Tá Chu, Phùng Phúc Kiều… được nhân dân mọi thời luôn ca tụng. Họ Phùng Việt Nam cũng tự hào có được Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, một danh Nho, một đại thần của triều Lê nổi danh với tài trí kiệt xuất của mình, đóng góp nhiều công sức trong bang giao và xuất xử đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc.

Thông qua nguồn tư liệu trên càng cho thấy tài đức của cụ Trạng Bùng không chỉ giúp đời, giúp nước, mà còn có sự giúp đỡ cụ thể đối với những con người cụ thể. Con cháu họ Phùng Việt Nam tự hào có được cụ Trạng Bùng, tự hào từ những việc làm nhỏ nhất của cụ và cũng thấy tự tin, ấm áp khi những dòng họ khác, trong đó có dòng họ Lưu Thiện, bằng những ứng xử rất văn hóa của mình đã góp phần chung đúc lên phẩm chất tốt đẹp của con người, làm bài học tốt cho các thế hệ trẻ mang trong mình dòng máu Việt Nam.

Trên đường ra Hà Nội, ngồi trên xe dù mệt, nhưng tôi đã đọc ngấu nghiến tập ghi chép cổ đó. Càng đọc, tôi lại càng mừng vì biết thêm một tư liệu mới về Đức Cụ làng Bùng.Gần đây, tôi còn được biết, dòng họ Lưu Thiện – Thanh Hóa có xây đền thờ Tổ họ. Dòng họ quyết định để một gian thờ Phùng Khắc Khoan và đã cử người về tận Phùng Xá, Thạch Thất xin chân hương về thờ Đức Cụ.Một nét đẹp văn hóa, một tấm lòng của cả dòng họ Lưu có chữ đệm là Thiện. Tôi xin được giới thiệu nguyên văn bản trích dịch “Lịch truyền thế phả họ Lưu” do chính con cháu các đời sau họ Lưu tự dịch từ năm 1786 (Bính Ngọ).Trong bản dịch này, phần nói về cụ Phùng Khắc Khoan ghi rõ, từ xưa ở thôn Bái Thủy, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, có một ông già hiền lành, đó là ông Viễn Tổ của họ Lưu. Tính tình ông đôn hậu, thực thà chất phác, làm nghề nông và trồng dâu nuôi tằm, kính trọng kẻ sĩ, yêu mến văn nhân, những ngày hè nóng bức ông thường ngồi nghỉ mát dưới bóng cây.Một hôm, có một ông già khoác áo nho sinh từ phía Đông đến thấy ông Viễn Tổ đang ngồi nhìn về hướng Đông ôm bầu nước, chẳng biết trong đó có còn nước không? Vì tình cờ qua đường, vị khách muốn xin hớp nước. Cụ Viễn Tổ nghĩ rằng vị khách này chưa ăn uống gì bèn bảo: Nhà tôi ở gần đây, mời ông quá bộ đến uống nước và nghỉ ngơi ở đó. Tiên sinh mến vì tính thật thà chất phác mà lại hảo tâm, liền theo về nhà.Mời ngồi một lát, cụ bà đã bưng trà nước, cơm rượu lên khoản đãi như người đã quen biết từ lâu. Tiên sinh thấy hai cụ đôn hậu, có phúc tướng liền thung dung hỏi rằng: “Cụ già nay đã được mấy cháu?”. Cụ Viễn Tổ nói hết sự thật, Tiên sinh hỏi thêm: “Các cháu đã nhập học chưa?”.Cụ Viễn Tổ thưa rằng: “Ấp tôi nhỏ bé, người thôn lại ít được học hành. Mỗi lúc muốn cho con cháu đi học, đệ tôi chưa tìm được thầy dạy”. Nhân đó cụ lại thưa rằng: “Nay giữa lúc thời thế nhiễu nhương, đường sá đi lại khó khăn, muốn được hỏi Tiên sinh từ đâu đến?”.”Thưa, tôi vốn là kẻ hàn nho lỡ vận như chim trĩ bay giữa Lương Sơn, chỉ vì muốn giữ cho lòng thanh bạch, đang tìm nơi quán rỗi dạy trẻ em học hành và lấy chỗ dừng chân. Đệ ở nơi đất khách quê người, chưa biết về đâu”.Cụ Viễn Tổ mừng vui khôn xiết và khẩn khoản nói: “Tiên sinh thật quả có lòng như thế, xin mời Tiên sinh ở lại tệ quán để các cháu nhỏ có nơi học hành”. Tiên sinh mỉm cười rồi nhận lời.Thế rồi gia đình mổ gà, đồ xôi làm lễ “khai môn” để con nhỏ thụ nghiệp. Một hôm, sau giờ dạy học rỗi rãi, Tiên sinh hỏi cụ Viễn Tổ: “Tôi thấy ở phía trên cổng ấp có đám đất hoang hình thế khá tốt, lại có thiếp nước ở phía trước, nơi ấy có thể xây dựng trường học”. Cụ Viễn Tổ tán thành.Từ đó, Tiên sinh thường đi lại nơi này. Cụ Viễn Tổ như biết ý Tiên sinh muốn giấu tung tích nên cũng chẳng dám hỏi họ, tên mà vẫn tiếp đãi nồng hậu. Vì vậy, Tiên sinh tin cụ là người tốt nên muốn hậu báo. Tiên sinh thường đi lại quanh vùng tìm long mạch.Vài tháng sau, Tiên sinh nói với cụ Viễn Tổ rằng: “Tôi vốn là nhà phong thủy, có biết địa lý nên tôi đã tìm được hai huyệt đất tốt. Một huyệt phát “quý” nhưng chỉ được một đời, một huyệt phát “phú” có thể đời đời, cả hai huyệt đều đẹp cả nên tùy cụ lựa chọn”.Cụ Viễn Tổ trầm tư suy nghĩ một lát rồi thưa: “Tôi vốn là con nhà nông, chỉ muốn con cháu no đủ. Vinh tiến vốn đã định, chẳng dám lấy sức người mà cầu được”. Tiên sinh bùi ngùi nói: “Thật thà mà văn vẻ, thanh đạm mà ý vị, một lời nói thật là phong phú”.Liền sau đó gia đình chọn ngày lành tháng tốt dời phần mộ của Cụ Tổ tiện táng tại Đồng Dương thuộc địa phận bản xã. Táng xong Tiên sinh nói rằng: “Đây là hình đất “Hổ uống nước” là huyệt đất phát “phú” là điều tất nhiên, ngoài ra, thế đất lại có núi cát chầu về phía xa, nội đường ở vào địa phận Ngọ – Mùi nên trong “phú” có cả “quý”.Chỉ hiềm vì chân cát kéo dài, cát tiêu không được nên về sau ắt “ngoại phát” hẳn có “quy tế lâm đình”. Lúc sắp ra đi, Tiên sinh còn dặn dò thêm: “Vì mặt học đường cũng rất tốt phong thủy nên đổi thành dương trạch thì phúc đức sẽ để lại con cháu lâu dài”. Cụ Viễn Tổ vâng theo lời dặn. Sau đó Tiên sinh ra đi, chẳng biết đi về đâu.Đến khi đất nước trùng quang, cụ Viễn Tổ nhân đi chơi xa, bỗng gặp một vị quan đi trên đường, theo sau đầy xe ngựa. Cụ Viễn Tổ liếc nhìn, nhớ lại dung mạo Tiên sinh, bèn hỏi dò họ, tên mới biết đó là Phùng Tướng Công, tên chữ là Khắc Khoan, hiệu là Nghị Trai. Tiên sinh quê quán ở vùng Thạch Thất, Sơn Tây, đỗ Tiến sĩ nhậm chức Tham chính, Thanh Hóa.Sau khi đất phát, gia tư ngày càng giàu có mới biết ngôi mộ táng nơi đất tốt đó chính là Trạng nguyên đã báo đáp công ơn cho gia đình.Từ tư liệu trên, đặc biệt là tình cảm của dòng họ Lưu Thiện đối với cụ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, chúng tôi là cháu họ Phùng các thế hệ hôm nay vừa xúc động sự tri ân tiền nhân, vừa thấy đây là một cử chỉ giàu ý nghĩa giáo dục, uống nước nhớ nguồn của các thế hệ dòng họ Lưu Thiện – Thanh Hóa. Dòng họ Lưu Thiện qua bao thế hệ, thời nào cũng có những người con hiếu thuận, có tâm, có học thức và có đóng góp thiết thực với xã hội, với quê hương.Trong dòng chảy lịch sử của dòng họ Phùng Việt Nam, đã từng có vị vua hiền được nhân dân phong tặng là Bố Cái Đại Vương, đã có những danh thần, danh nhân, lương tướng như Phùng Thanh Hòa, Phùng Tá Chu, Phùng Phúc Kiều… được nhân dân mọi thời luôn ca tụng. Họ Phùng Việt Nam cũng tự hào có được Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, một danh Nho, một đại thần của triều Lê nổi danh với tài trí kiệt xuất của mình, đóng góp nhiều công sức trong bang giao và xuất xử đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc.Thông qua nguồn tư liệu trên càng cho thấy tài đức của cụ Trạng Bùng không chỉ giúp đời, giúp nước, mà còn có sự giúp đỡ cụ thể đối với những con người cụ thể. Con cháu họ Phùng Việt Nam tự hào có được cụ Trạng Bùng, tự hào từ những việc làm nhỏ nhất của cụ và cũng thấy tự tin, ấm áp khi những dòng họ khác, trong đó có dòng họ Lưu Thiện, bằng những ứng xử rất văn hóa của mình đã góp phần chung đúc lên phẩm chất tốt đẹp của con người, làm bài học tốt cho các thế hệ trẻ mang trong mình dòng máu Việt Nam.

Rate this post