Thầy Thích Pháp Hòa bao nhiêu tuổi
Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa. – Với những người theo đạo Phật, có lẽ chúng ta đều quen thuộc thầy Thích Pháp Hòa. Thầy là một chư tăng trẻ có sức ảnh hưởng sâu sắc tới các Phật tử trong, ngoài nước. Được biết đến với việc mang đến cảm giác bình dị và hòa ái qua những lần giảng Pháp. Bài viết này sẽ đề cập vài nét về thầy Thích Pháp Hòa như. tiều sử thầy Thích Pháp Hòa, các bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa,…
Nội dung chính
- 1. Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa.
- 1.1 Tuổi thơ của thầy Thích Pháp Hòa
- 1.2 Con đường Phật Pháp của thầy Thích Pháp Hòa.
- 1.3 Thầy Thích Pháp Hòa – “kho tàng sống” về ngôn ngữ và kinh kệ.
- 2. Sơ lược những bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa – Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa.
- 2.1 Pháp thoại “Sanh tử là lẽ đương nhiên”.
- 2.2 Pháp thoại “Ai là người niệm Phật”.
- 2.3 Pháp thoại “Người khéo nói”.
- 2.4 Pháp thoại “An trú trong hiện tại”.
- 2.5 Pháp thoại “Sống đơn giản – khó hay dễ”.
- Video liên quan
1. Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa.
1.1 Tuổi thơ của thầy Thích Pháp Hòa
Nói về tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa thì thầy là người con của TP. Cần Thơ. Sư Thầy Thích Pháp Hòa sinh năm 1974 tại TP. Cần Thơ. Thầy là con trai trưởng trong gia đình có hai người con trai.
Năm thầy 6 tuổi, thầy phải tạm xa cha của mình vì ông chuyển đến Canada sinh sống. Tới năm 12 tuổi, thầy với mẹ và em trai mới đoàn tụ với cha mình.
1.2 Con đường Phật Pháp của thầy Thích Pháp Hòa.
- Từ năm 7 tuổi, sư thầy Thích Pháp Hòa đã có chí xuất gia. Thầy nhờ mẹ của mình lập bàn thời Phật để học kinh và cúng đường.
- Khi đã đủ hạnh nguyên vào năm 15 tuổi, thầy chính thức xuất gia tu hành với Thượng tọa Thích Thiện Tâm.
- Sau 5 năm, khi mới 20 tuổi, thầy Thích Pháp Hòa đã được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai. Một làng trong Đài giới đàn Hương Tích của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Tiếp sau đó 5 năm, vào năm 1999, thầy P được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp:“Pháp đã trao lòng từ vàng thuở, hòa quang tiếp độ khắp quầng sân.Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm, độ hết muôn phương chốn hữu tình”
- Sau một thời gian tu tập, vào 6 năm sau thầy được tấn phong làm trụ trì của Trúc Lâm Thiền Viện.
- Sau đó 1 năm, vào năm 2007 thầy làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện. Và được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton ( tại Canada).
1.3 Thầy Thích Pháp Hòa – “kho tàng sống” về ngôn ngữ và kinh kệ.
Tuy sinh sống và hoạt động tại Canada, thầy Pháp Hòa vẫn được nhiều Phật tử trong và ngoài nước biết đến thông qua nhiều video bài giảng Pháp được truyền bá thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Sẽ rất dễ dàng cho các Phật tử khi muốn tìm hiểu các bài giảng Pháp của thầy Thích Pháp Hòa. Bởi những lời bình dị mang đậm bản sắc dân tộc của Thầy truyền tải qua bài thuyết pháp. Điều đáng nói là sở hành, sở nguyện nơi Thầy rất nhiều chân thành, thiết tha vì Tam bảo mà phụng sự. Thầy thường tụng Kinh Sám Hối, Chú Đại Bi… nguyện đem công đức hướng về tất cả Đệ tử và chúng sanh đều trọng thành Phật đạo.
Bắt đầu rèn luyện suốt từ những năm thành niên, vì vậy vốn kiến thức Phật Pháp của Thầy Thích Pháp Hòa rất rộng. Vì vậy, thầy được đông đảo Phật tử kính trọng. Ngoài ra, được các Phật tử ví như “kho tàng ngôn ngữ và kinh kệ”.
Đọc thêm: Niềm tin là gì? Vai trò của niềm tin trong cuộc sống
2. Sơ lược những bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa – Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa.
2.1 Pháp thoại “Sanh tử là lẽ đương nhiên”.
Pháp thoại “Sanh tử là lẽ đương nhiên” chia sẻ tại Tu Viện Trúc Lâm vào ngày 21/6/2020. Qua bài thơ “Sanh tử lẽ đương nhiên” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy Thích Pháp Hòa đã giúp Phật tử giải đáp ý nghĩa của bài thơ:
“Tử sinh đừng hỏi, kẻo phí lời.
Thời tiết “nhân duyên” vốn tại trời.
Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.
Hoa nở tháng Ba, luôn vẫn vậy.
Gà gáy canh năm đánh thức người.
Cái đạo, cái tâm ai thấu hiểu,
Mới hay phù du sống ở đời.”
Theo thầy Thích Pháp Hoa ý nghĩa của bài thơi muốn nói lên. “Trong đời sống này chuyện sinh tử rất bình thường như mây bay trên núi, sóng vỗ ngoài khơi. Chúng ta có thắc mắc cỡ nào thì nó cũng chỉ gói gọn trong 2 chữ sinh tử.” Qua bài viết, thầy cũng muốn giúp Phật tử hiểu quy luật sinh tử để không chìm đắm, luân hồi, khổ đau nữa.
2.2 Pháp thoại “Ai là người niệm Phật”.
Pháp thoại này được thầy Thích Pháp Hoa chia sẻ tại chùa Vạn Hạnh Victoria vào ngày 23/08/2020.
Nhân dịp qua thăm trụ trì của Vạn Hạnh Victoria, thầy Thích Pháp Hoa đã có buổi chia sẻ về “Ai là người niệm Phật”. Qua buổi chia sẻ, thầy đã giải thích về ý nghĩa của những câu niệm Phật quen thuộc như các câu sám hối,… Từ vấn đề này thầy Pháp Hòa đã suy rộng ra mục đích sám hối của đạo Phật. Qua đó giúp Phật tử đi sâu vào cội nguồn nội tâm của mình. Từ đó để suy xét những hành động, ý nghĩ của bản thân. Cuối cùng, tìm kiếm tâm sáng suốt hiện diện trong mỗi cá nhân.
2.3 Pháp thoại “Người khéo nói”.
Buổi Pháp “Người khéo nói”, thầy Thích Pháp Hoa đã chỉ ra răng trong kinh Phật có 3 kiểu người nói chuyện: Có người nói như PHÂN, có người nói như HOA và có người nói như MẬT.
- Loại người nói như phân là ám chỉ những người nói không đúng sự thật, thêu dệt, dối trá, nói ác ngữ.
- Loại người nói như hoa là những người nói đúng sự thật, không thêu dệt câu chuyện, không dối trá, không nói ác ngữ.
- Loại người nói như Mật là những người không những nói đúng sự thật mà còn luôn nói những lời hữu ích, hướng thiện, lễ độ, khả ái, đi đến tâm người nghe và được nhiều người quý mến.
Từ đó, thầy Thích Pháp Hoa cũng muốn các phật tử hiểu được thông điệp: “Sự sông hay cái chết nằm ngay miệng chúng ta”. Từ đó rút ra được đúc kết: Nếu là một lời động viên khuyên khích thì sẽ vực người đứng dậy, còn là lời khổ não bi ai thì có thể sẽ làm người ngã quỵ.
Đọc thêm: Hoa sen Phật giáo và top 8 ý nghĩa mà nó mang lại
2.4 Pháp thoại “An trú trong hiện tại”.
Trong buổi chia sẻ này, Thầy đã chia sẻ: “An trú trong hiện tại có nghĩa là dừng lại một cách an ổn trong từng giây phút của hiện tại.”
” Để an trú trong cuộc sống hiện tại, con người phải biết quý trong ngày hôm nay. Phải biết tìm kiếm được hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống đầy cám dỗ. Trong đạo Phật có nhiều cách để an trú. Trong đó đặc biệt phải biết đến “Tam thường bất túc”, có nghĩa là để được an yên thì phải có 3 thứ không bao giờ đủ là: Ăn, ngủ, măc.”
2.5 Pháp thoại “Sống đơn giản – khó hay dễ”.
Khi gặp khó khăn, đau khổ con người thường đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tuy nhiên, Đức Phật dạy vì phiền não, vô mình mà con người khổ chứ không phải từ hoàn cảnh. Con người tự mình làm mình khổ nhưng lại không nhận thức được điều đó. Nếu con người nhìn mọi việc dưới góc nhìn với cai tâm đố kỵ. và ganh ghét thì nhìn ai cũng xấu xa, cảm thấy cai cũng lầm lỗi. Nhận thức sai lầm dẫn đến hành vi lầm lỗi, đại sự không thành tự thấy khổ.
Vì vô minh không thấy được duyên sinh nhân quả. Vạn pháp vô ngã nên sinh khởi các phiền não, tham ái, chấp thủ lại sinh ác nghiệp. Nếu hiểu được bản chất của những quy luật trong cuộc sống. Khi có sự rèn luyện ý chí, sự tu tập tâm thì con người sẽ bớt khổ hơn. Mục đích sâu xa của đạo Phật là chuyển hóa những khổ não. Qua đó có được an lạc hạnh phúc ngay trên cuộc đời này.
Sống đơn giản khó hay dễ là do bản thân mỗi người quyết định. Nếu tâm thanh tịnh, sáng suốt, không còn vô minh. phiền não thì khổ đau sẽ vắng , hạnh phúc an lạc có mặt.
Ngoài những pháp thoại kể trên thầy Thích Pháp Hoa còn có nhiều bài thuyết giảng hay như. Sức mạnh kiên cố, Nhân quả nghiệp, Chánh niệm, Quy y,… Hi vong bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tiểu sử của thầy Thích Pháp Hoa cũng những pháp thoại của thầy.
Đọc thêm: Hoa Ưu Đàm trên tượng Phật tiết lộ ý nghĩa gì về bí ẩn Phật Pháp?