Tại sao Tống Mỹ Linh không có con?
Tình yêu sét của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh
Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh (Ảnh: Đời Sống & Pháp Luật)
Từng là thư ký của Tổng Mỹ Linh, Trương Tử Cát đã viết cuốn sách “Những tháng năm bên cạnh Tống Mỹ Linh” và đem đến những câu chuyện mà ít người biết đến về người phụ nữ sắc sảo này. Đã có rất nhiều cuốn sách viết về tình yêu giữa Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh như chuyện ban đầu Tống Mỹ Linh đã từ chối, Tống Ái Linh đã tích cực sắp xếp hay những giai thoại rằng Tưởng Giới Thạch kết hôn vì muốn liên kết với Mỹ.
Tuy nhiên, cuốn sách của Trương Tử Cát lại phản bác lại những lời đồn trên. Khi Tống Mỹ Linh nghe nói một người trợ lý đắc lực của mình cũng tin vào những tin đồn như vậy bà đập tay vào bàn và nói: “Bạn của tôi, tôi không ngờ rằng bạn cũng tin vào những lời nói hoang đường đó”. Bà cho biết mình đã yêu Tưởng Giới Thạch ngay từ cái nhìn đầu tiên tại nhà Tôn Trung Sơn vào năm 1922. “Ông ấy đẹp trai hơn chồng chị tôi nhiều”.
Sau cuộc gặp “sét đánh” đó, hai người đã trao đổi số điện thoại và gửi thư cho nhau thường xuyên, tình cảm của họ cũng ngày càng sâu đậm. Tưởng Giới Thạch đã thổ lộ với Tôn Trung Sơn về sự ngưỡng mộ đối với Tống Mỹ Linh và nhờ Tống Khánh Linh giúp đỡ. “Tôn Văn tỏ ý tán thành nhưng Tôn phu nhân (Tống Khánh Linh) lại kịch liệt phản đối”. Chị cả Tống Ái Linh ban đầu cũng cùng mẹ phản đối hôn sự này nhưng cuối cùng đều bị Tống Mỹ Linh thuyết phục.
Sau khi cưới Tống Mỹ Linh không may bị sảy thai
3 chị em nhà họ Tống (Ảnh: tin247.com)
Nhắc tới Tống Mỹ Linh, không thể không nhắc tới vị trí của bà trong lịch sử cận đại. Một người từ nhỏ đã chịu sự giáo dục của phương tây như bà đã trở thành một trong những huyền thoại cận đại và cuộc hôn nhân của bà với Tưởng Giới Thạch càng bị coi là cuộc hôn nhân có mục đích chính trị vì từ khi kết hôn hai người không hề sinh con. Tuy nhiên, trong cuốn nhật ký của Tưởng Giới Thạch từng ghi rằng “phu nhân bị sảy thai, bệnh nặng”, điều đó chứng tỏ rằng Tống Mỹ Linh đã từng mang thai. Ngoài ra, trong nhật ký của Tưởng Giới Thạch còn bày tỏ khát vọng có một đứa con.
Hôn nhân của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch có thể có mục đích chính trị từ đầu nhưng sự hâm hộ của Tưởng Giới Thạch với Tống Mỹ Linh là có thật vì trong đoạn nhật ký đã ghi “tài hoa, đức hạnh, thật khó quên”. Mặc dù tình cảm giữa hai người đã được bồi đắp sau khi kết hôn nhưng trong những lúc xuất hiện trước công chúng hai người luôn thân mật với nhau.
Sau khi tới Đài Loan, Tống Mỹ Linh vẫn là người có địa vị cao trong ngoại giao với Mỹ nhưng quyền lực chính trị dần dần bị hạn chế, đối thủ lớn nhất của bà không phải là người ngoài mà chính là Tưởng Kinh Quốc, con trai cả của Tưởng Giới Thạch.
Tháng 5/1975, Tưởng Giới Thạch qua đời. Tưởng Kinh Quốc không chịu đứng sau quyền lực của Tống Mỹ Linh và anh chị em nhà họ Tôn và muốn tạo ra kỷ nguyên của riêng mình. Bác sỹ riêng của Tưởng Kinh Quốc cho biết: “Kinh Quốc và Tống Mỹ Linh không thống nhất về quan điểm ngoại giao. Mỹ Linh đã nói với Kinh Quốc rằng nếu cứ kiên quyết theo ý mình thì sẽ cho Kinh Quốc tự quản, bà sẽ rời đi”. Từ đó, Tống Mỹ Linh tới New York và không bao giờ quay lại. Kinh Quốc cũng là người có cá tôi cá nhân lớn, khi đã quyết định chuyện gì thì nhất định sẽ làm và không thèm quan tâm tới ý kiến của Tống Mỹ Linh.
Trưa ngày 16/9/1975, Tống Mỹ Linh đã đáp máy bay tới Mỹ, trước khi đi bà đã để lại “thư động viên người dân “ dài 3.000 chữ “tôi đã kiên trì mạnh mẽ trong một thời gian dài và chịu nhiều đau khổ, bây giờ tôi cảm thấy mệt mỏi về thể xác và tinh thần, có lẽ tôi đã bị bệnh và cần đi điều trị gấp”.
Tống Mỹ Linh là người chau chuốt trong cách ăn mặc
Tống Mỹ Linh và Eleanor Roosevelt năm 1943 (Ảnh: vanhoaphuongdong.com)
Tống Mỹ Linh là người rất coi trọng việc giữ gìn nhan sắc và vóc dáng và tới cuối đời bà càng chăm chút hơn. Da của Tống Mỹ Linh cực kỳ nhạy cảm tới nỗi chỉ cần ăn chút hải sản hay có phấn hoa là bệnh tái phát và gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới nhan sắc của bà. Vì vậy mà những người phục vụ bà đều phải hết sức cẩn thận. Bà từng được mời tới làm khách tại Nhà Trắng, do da bà quá nhạy cảm nên mỗi ngày đều phải thay vài cái khăn trải giường. Những người phục vụ trong Nhà Trắng không biết chuyện nên đã than phiền vì thói quen này của bà.
Trong những ngày tháng sống ở tuổi 100, ngày nào Tống Mỹ Linh cũng đều trang điểm, nếu như người giúp việc trang điểm không kỹ hay chải đầu chưa gọn gàng thì nhất định bà sẽ không xuống lầu hoặc không bước ra cửa gặp ai. Tuy nhiên, lý do chủ yếu là Tống Mỹ Linh không muốn người khác nhìn thấy bộ mặt mộc của mình, thậm chí Tưởng Giới Thạch cũng hiếm khi được thấy Tống Mỹ Linh không trang điểm.
Để giữ gìn vóc dáng, ngày nào Tống Mỹ Linh cũng cân, chỉ cần phát hiện hơi lên cân một chút là bà lập tức thay đổi thực đơn và ăn nhiều rau xanh, không ăn thịt. Không những chú ý trong chuyện ăn uống, Tống Mỹ Linh còn rất chú trọng trong việc chọn trang phục, bà đặc biệt thích mặc sườn xám. Những người giúp việc của bà cho biết có lẽ Tống Mỹ Linh là người có nhiều áo sườn xám nhất thế giới. Bà còn có hẳn thợ may riêng tên là Trương Thuỵ Hương, người này theo Tống Mỹ Linh đi khắp nơi và ngày nào cũng may cho bà áo sườn xám trừ ngày mùng 1 Tết.
Sống cuối đời cô độc
Trong những năm tháng cuối đời, Tống Mỹ Linh sống tại căn hộ ở hạt Manhattan, New York hoặc dinh thự của gia đình tại Lattingtown, khu ngoại ô Long Island dành riêng cho giới nhà giàu, cách New York 56 km về phía Đông New York và sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Tống Mỹ Linh từ chối viết nhật ký hay lưu giữ lại quá khứ của mình vì thế cuộc đời của bà tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn.
Sầm Hoa (Theo Xinhuanet)
Từng là thư ký của Tổng Mỹ Linh, Trương Tử Cát đã viết cuốn sách “Những tháng năm bên cạnh Tống Mỹ Linh” và đem đến những câu chuyện mà ít người biết đến về người phụ nữ sắc sảo này. Đã có rất nhiều cuốn sách viết về tình yêu giữa Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh như chuyện ban đầu Tống Mỹ Linh đã từ chối, Tống Ái Linh đã tích cực sắp xếp hay những giai thoại rằng Tưởng Giới Thạch kết hôn vì muốn liên kết với Mỹ.Tuy nhiên, cuốn sách của Trương Tử Cát lại phản bác lại những lời đồn trên. Khi Tống Mỹ Linh nghe nói một người trợ lý đắc lực của mình cũng tin vào những tin đồn như vậy bà đập tay vào bàn và nói: “Bạn của tôi, tôi không ngờ rằng bạn cũng tin vào những lời nói hoang đường đó”. Bà cho biết mình đã yêu Tưởng Giới Thạch ngay từ cái nhìn đầu tiên tại nhà Tôn Trung Sơn vào năm 1922. “Ông ấy đẹp trai hơn chồng chị tôi nhiều”.Sau cuộc gặp “sét đánh” đó, hai người đã trao đổi số điện thoại và gửi thư cho nhau thường xuyên, tình cảm của họ cũng ngày càng sâu đậm. Tưởng Giới Thạch đã thổ lộ với Tôn Trung Sơn về sự ngưỡng mộ đối với Tống Mỹ Linh và nhờ Tống Khánh Linh giúp đỡ. “Tôn Văn tỏ ý tán thành nhưng Tôn phu nhân (Tống Khánh Linh) lại kịch liệt phản đối”. Chị cả Tống Ái Linh ban đầu cũng cùng mẹ phản đối hôn sự này nhưng cuối cùng đều bị Tống Mỹ Linh thuyết phục.Nhắc tới Tống Mỹ Linh, không thể không nhắc tới vị trí của bà trong lịch sử cận đại. Một người từ nhỏ đã chịu sự giáo dục của phương tây như bà đã trở thành một trong những huyền thoại cận đại và cuộc hôn nhân của bà với Tưởng Giới Thạch càng bị coi là cuộc hôn nhân có mục đích chính trị vì từ khi kết hôn hai người không hề sinh con. Tuy nhiên, trong cuốn nhật ký của Tưởng Giới Thạch từng ghi rằng “phu nhân bị sảy thai, bệnh nặng”, điều đó chứng tỏ rằng Tống Mỹ Linh đã từng mang thai. Ngoài ra, trong nhật ký của Tưởng Giới Thạch còn bày tỏ khát vọng có một đứa con.Hôn nhân của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch có thể có mục đích chính trị từ đầu nhưng sự hâm hộ của Tưởng Giới Thạch với Tống Mỹ Linh là có thật vì trong đoạn nhật ký đã ghi “tài hoa, đức hạnh, thật khó quên”. Mặc dù tình cảm giữa hai người đã được bồi đắp sau khi kết hôn nhưng trong những lúc xuất hiện trước công chúng hai người luôn thân mật với nhau.Sau khi tới Đài Loan, Tống Mỹ Linh vẫn là người có địa vị cao trong ngoại giao với Mỹ nhưng quyền lực chính trị dần dần bị hạn chế, đối thủ lớn nhất của bà không phải là người ngoài mà chính là Tưởng Kinh Quốc, con trai cả của Tưởng Giới Thạch.Tháng 5/1975, Tưởng Giới Thạch qua đời. Tưởng Kinh Quốc không chịu đứng sau quyền lực của Tống Mỹ Linh và anh chị em nhà họ Tôn và muốn tạo ra kỷ nguyên của riêng mình. Bác sỹ riêng của Tưởng Kinh Quốc cho biết: “Kinh Quốc và Tống Mỹ Linh không thống nhất về quan điểm ngoại giao. Mỹ Linh đã nói với Kinh Quốc rằng nếu cứ kiên quyết theo ý mình thì sẽ cho Kinh Quốc tự quản, bà sẽ rời đi”. Từ đó, Tống Mỹ Linh tới New York và không bao giờ quay lại. Kinh Quốc cũng là người có cá tôi cá nhân lớn, khi đã quyết định chuyện gì thì nhất định sẽ làm và không thèm quan tâm tới ý kiến của Tống Mỹ Linh.Trưa ngày 16/9/1975, Tống Mỹ Linh đã đáp máy bay tới Mỹ, trước khi đi bà đã để lại “thư động viên người dân “ dài 3.000 chữ “tôi đã kiên trì mạnh mẽ trong một thời gian dài và chịu nhiều đau khổ, bây giờ tôi cảm thấy mệt mỏi về thể xác và tinh thần, có lẽ tôi đã bị bệnh và cần đi điều trị gấp”.Tống Mỹ Linh là người rất coi trọng việc giữ gìn nhan sắc và vóc dáng và tới cuối đời bà càng chăm chút hơn. Da của Tống Mỹ Linh cực kỳ nhạy cảm tới nỗi chỉ cần ăn chút hải sản hay có phấn hoa là bệnh tái phát và gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới nhan sắc của bà. Vì vậy mà những người phục vụ bà đều phải hết sức cẩn thận. Bà từng được mời tới làm khách tại Nhà Trắng, do da bà quá nhạy cảm nên mỗi ngày đều phải thay vài cái khăn trải giường. Những người phục vụ trong Nhà Trắng không biết chuyện nên đã than phiền vì thói quen này của bà.Trong những ngày tháng sống ở tuổi 100, ngày nào Tống Mỹ Linh cũng đều trang điểm, nếu như người giúp việc trang điểm không kỹ hay chải đầu chưa gọn gàng thì nhất định bà sẽ không xuống lầu hoặc không bước ra cửa gặp ai. Tuy nhiên, lý do chủ yếu là Tống Mỹ Linh không muốn người khác nhìn thấy bộ mặt mộc của mình, thậm chí Tưởng Giới Thạch cũng hiếm khi được thấy Tống Mỹ Linh không trang điểm.Để giữ gìn vóc dáng, ngày nào Tống Mỹ Linh cũng cân, chỉ cần phát hiện hơi lên cân một chút là bà lập tức thay đổi thực đơn và ăn nhiều rau xanh, không ăn thịt. Không những chú ý trong chuyện ăn uống, Tống Mỹ Linh còn rất chú trọng trong việc chọn trang phục, bà đặc biệt thích mặc sườn xám. Những người giúp việc của bà cho biết có lẽ Tống Mỹ Linh là người có nhiều áo sườn xám nhất thế giới. Bà còn có hẳn thợ may riêng tên là Trương Thuỵ Hương, người này theo Tống Mỹ Linh đi khắp nơi và ngày nào cũng may cho bà áo sườn xám trừ ngày mùng 1 Tết.Trong những năm tháng cuối đời, Tống Mỹ Linh sống tại căn hộ ở hạt Manhattan, New York hoặc dinh thự của gia đình tại Lattingtown, khu ngoại ô Long Island dành riêng cho giới nhà giàu, cách New York 56 km về phía Đông New York và sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Tống Mỹ Linh từ chối viết nhật ký hay lưu giữ lại quá khứ của mình vì thế cuộc đời của bà tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn.(Theo Xinhuanet)