tại sao người thanh hóa bị ghét | Hỏi gì?
– Quê hương là gốc rễ, nguồn cội và là niềm tự hào của mỗi người. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận người có hành động chê bai, kì thị những vùng quê khác. Thậm chí có những người miệt thị cả quê hương, nơi sinh ra và lớn lên của chính mình.
Chối từ ở ghép
Bạn đang xem: tại sao người thanh hóa bị ghét
Thanh Hiền (quê Nghệ An, SV ĐH Ngoại Thương Hà Nội) chia sẻ, đầu năm học, Hiền và người bạn đi từ sáng sớm tới trưa mới tìm được một phòng trọ khá ưng ý ở khu vực Cầu Giấy. Khi quyết định ký hợp đồng thuê thì cả hai ớ người khi được hỏi quê ở đâu. “Bọn mình thật thà trả lời bọn cháu ở quê Nghệ An thì ngay lập tức nhận được ánh nhìn khó chịu và lời từ chối khéo của nhà chủ khiến hai đứa đành ra về mà trong lòng ấm ức”, Hiền bức xúc.
Thậm chí nhiều người khi đăng những mẩu tin tìm người ở ghép đã thẳng thừng ghi rõ không tiếp nhận dân Thanh Hoá – Nghệ An mà không kèm theo lý do cụ thể nào.
Cũng chung hoàn cảnh, Trung Quân (SV năm 3 Đại học Bách khoa Đà Nẵng) cho biết: “Mình thỉnh thoảng vẫn gặp phải thái độ kỳ thị của một số người khi biết mình là người Nghệ An vì họ nghĩ dân mình hay gây gổ đánh nhau nhưng vẫn chưa có gì quá đáng lắm”.
Khu công nghiệp tẩy chay
Từ năm 2006, có một thực tế là trong các khu công nghiệp ở Bình Dương, tình trạng phân biệt trong việc tuyển dụng lao động đối với những người quê Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh diễn ra khá mạnh mẽ gây rất nhiều khó khăn cho người lao động ba tỉnh này.
Tham khảo: Làm gì khi không vào được Zalo trên máy tính?
Một độc giả có nickname Kevin Le cho biết: “Tôi hiện đang sống ở Dĩ An, Bình Dương, cách không xa các KCN Sóng Thần, Đồng An, Bình Đường, Linh Trung I, II. Cách đây khoảng 2 năm đã nghe 1 anh làm tổ trưởng sản xuất cho một công ty nước ngoài ở KCN Linh Trung nói rằng theo chỉ thị từ các sếp người nước ngoài, anh không được nhận công nhân từ 3 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh vào làm trong công ty. Cũng thời gian ấy, tôi chở đứa em đi nộp hồ sơ xin việc trong KCN Sóng Thần, thấy ít nhất 2 công ty dán giấy trước cổng “Không nhận nam công nhân Thanh-Nghệ-Tĩnh”.
Còn bạn có nickname TuanDang thì cho rằng: “Thật ra thì tình trạng tẩy chay người Thanh-Nghệ-Tĩnh không mới mà đã tồn tại khá lâu rồi. Và cũng không riêng gì ở các khu công nghiệp, khu chế xuất mà còn là trên rất nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nữa”.
“Công nhân nam từ Nghệ An – Hà Tĩnh đã từ lâu khó xin việc ở trong Nam rồi, lý do cũng chỉ vì hay gây gổ đánh nhau, gây mất trật tự, chứ cũng chả có lý do gì khác đâu. Còn đối với nữ thì xin việc vẫn dễ”, bạn đọc luucong chia sẻ.
Điển hình như vụ mới đây nhất (4/11), anh Nguyễn Đức Nghĩa (20 tuổi, ngụ phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) khi câu cá về đi ngang qua cổng Công ty Lilama 45-3 (đóng trên cùng địa bàn) đã bị các công nhân của công ty này vô cớ vây đánh trọng thương. Vụ việc khiến người dân địa phương bức xúc kéo đến bao vây chỗ ở các công nhân này để tìm gặp để hỏi cho ra lẽ, một số người dân không kìm chế đã đập phá đồ đạc trong nhà máy gây nên cảnh hỗn loạn. Người dân ở đây cho biết nhóm thanh niên địa phương và một số công nhân (hầu hết là người Thanh Hóa và Nghệ An) từng mâu thuẫn dẫn đến xích mích và có xảy ra va chạm với nhau.
Dù chưa biết thực hư bên nào đúng – sai, nhưng vụ việc lại một lần nữa khiến những người sẵn có ấn tượng không mấy tốt về thanh niên, công nhân vùng Thanh – Nghệ được đà nói tới.
Và vô vàn chuyện kỳ thị “dở khóc dở cười” khác…
Cách đây không lâu, ba sinh viên theo học tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định đã dùng phầm mềm chỉnh sửa logo về Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường của người dân Nam Định thành một hình ảnh rất phản cảm và vô văn hoá sau đó đăng lên trang facebook cá nhân của mình.
Đang hot: Hướng dẫn cách khắc phục lỗi khi điện thoại không gọi đi được
Những nam sinh này đã chèn thêm dòng chữ: “Nam Định rẻ rách phong cách rẻ lau” lên phía trên của logo và sửa dòng chữ Nam Định trên logo thành Hai Ngón. Chính sự coi thường và có phần kỳ thị này đã khiến cho nhiều bạn trẻ Nam Định tức giận và truy lùng xem những anh chàng này là ai mà lại dám xúc phạm quê hương của họ như vậy. Sự việc chỉ tạm lắng xuống khi một trong ba nam sinh đã quay một clip gửi lời xin lỗi chân thành tới toàn thể nhân dân Nam Định.
Hay như một nam sinh tên H. (quê Tuyên Quang), sinh viên trường ĐH Công Nghệ – ĐHQG Hà Nội đã phải công khai xin lỗi vì đã “ném đá”, miệt thị người dân Thanh Hoá trên trang mạng xã hội. H. đã lập một trang có tên “Hiệp hội những người ghét dân Thanh Hóa” và qua đó đã có những lời lẽ bôi nhọ, đả kích các bạn sinh viên quê Thanh Hoá.
Đỉnh điểm sự việc là nhiều người Thanh Hoá kéo đến ký túc xá ĐHQG Hà Nội và đòi H. phải ra mặt làm rõ trắng đen, vì thấy quá đông người đến nên H. đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của Ban Quản lý Ký túc xá và lực lượng công an phường. H. đã phải xin lỗi trực tiếp tới những người Thanh Hoá có mặt ngày hôm đó đồng thời trang Hội những người ghét dân Thanh Hoá cũng bị xóa bỏ.
Hãy dừng lại hành động xấu xí này!
Thời gian gần đây, trong cộng đồng cư dân mạng nổi lên clip “Quê tôi Thanh Hoá” do nhóm sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh thực hiện thể hiện tình yêu đối với quê hương Thanh Hoá của mình. Chỉ sau 5 ngày được chia sẻ trên youtube, clip đã có hơn 300 nghìn lượt xem. Với ca từ, nội dung khá ấn tượng và ý nghĩa, clip đã khiến những người lâu nay có cái nhìn phiến diện, chủ quan có cái nhìn mới về mảnh đất và con người Thanh Hoá.
Trả lời phỏng vấn một tờ báo mạng về sự kỳ thị, phân biệt vùng miền, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học – Bộ Công an cho rằng: “Về lâu về dài, cần có những biện pháp giải quyết thực trạng này. Tất nhiên, chắc chắn là không thể nào xóa bỏ triệt để sự phân biệt vùng miền, nhưng phải làm sao để điều này không ảnh hưởng tới việc công, tới sự phát triển của đất nước, xã hội. Muốn làm được điều này thì phải khắc phục trước tiên từ cấp lãnh đạo. Đây là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để hạn chế sự phân biệt vùng miền. Chừng nào giới lãnh đạo vẫn còn phân biệt vùng miền thì không thể nào giải quyết được vấn đề này”.
Thiết nghĩ, lối suy nghĩ đánh giá người khác theo kiểu cực đoan “vơ đũa cả nắm” đang dần ăn sâu vào nhận thức một bộ phận người không chỉ gây mất đoàn kết giữa các vùng miền mà còn nảy sinh những hệ lụy lâu dài nếu không được nhận thức lại.
Hương Ngân
Xem thêm: tại sao iphone 6 mất vân tay | Hỏi gì?