Sai, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhưng sinh trưởng ở đất Bắc. Năm sinh và năm mất cũng như tiểu sử về bà không được các tài liệu ghi chép rõ ràng. Bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc của học giả Nguyễn Hữu Tiến, xuất bản năm 1916.

Theo sách này, bà Hồ Xuân Hương là con của ông Hồ Phi Diễn và vợ lẽ họ Hà. Nhà bà “trông xuống hồ Tây”, sau lại ra ở “thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (bây giờ là phố Nhà Thờ). Khi trưởng thành, bà làm một ngôi nhà nhỏ ở hồ Tây, lấy tên Cổ Nguyệt Đường, là nơi tiếp các bậc tao nhân mặc khách, cùng họ xướng họa, bình thơ.

Hồ Xuân Hương vốn thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh lại rất mực tài hoa, song cuộc đời gặp nhiều éo le. Bao nhiêu nỗi niềm bà gửi hết vào thơ. Nói như Xuân Diệu thì “thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó. Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương”.

Hồ Xuân Hương được nhiều người mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn vì nghệ thuật điêu luyện với ý tưởng sâu sắc. Các tác phẩm thơ Nôm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng.

Trong cuốn Hồ Xuân Hương: Con người – Tư tưởng – Tác phẩm, tác giả Hoàng Bích Ngọc khẳng định dòng thơ Nôm đã làm nên tên tuổi Hồ Xuân Hương. “Hồ Xuân Hương yêu ngôn ngữ mẹ đẻ. Và chỉ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thì nhà thơ mới có thể dùng để truyền bá tư tưởng của mình trong quảng đại quần chúng”, tác giả này viết.

Câu 2: Bài thơ Nôm nào của Hồ Xuân Hương dưới đây được đưa vào sách giáo khoa và chương trình học THCS?

a. Chơi Hồ Tây nhớ bạn

b. Bánh trôi nước

c. Mời trầu

Dương Tâm

Rate this post