Phố Phùng Hưng | Du lịch Hoàn Kiếm | Dulich24
Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt nam
Điểm du lịch được yêu thích tại Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giới thiệu Phố Phùng Hưng
Số nhà 105 phố Phùng Hưng là trụ sở toà soạn báo Tin tức, tiếng nói công khai của Đảng cộng sản Việt Nam thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương(1936 – 1939). Mới vài chục năm về trước phố Phùng Hưng vắng hoe. Chập tối, đèn đường tù mu, đỏ quạnh là nơi tá túc của người bán sức lao động tỉnh ngoài, trú ngụ dưới các vòm trống của đường xe hoả. Họ che vải, bạt, cót “dựng nhà” ở tạm, trông nhếch nhác, bẩn thou. Khoảng nhưng năm 90, thế kỷ trước, phố Phùng Hưng đã có nhiều thay đổi. Nhưng túp lều bị giải toả, đường phố sửa sang, đèn điện sáng trưng. Bộ mặt của phố khác hản, xanh, sạch, đẹp văn minh hơn.
Bên dãy số chẵn, áp với đường tàu, không có sự lấn chiếm nào, được “xây” một hành lang an toàn thông thoáng bảo vệ đường tàu chạy trên cao. Phía dưới do Công ty khai thác bài “giao thông tĩnh” làm nơi gửi xe ôtô, xe máy, xe đạp suốt ngày lẫn đêm. Người trông xe là con em các gia đình trên phố hoặc gia đình chính sách, gia đình nghèo, tham gia quản lý đường phố, có công ăn việc làm, đời sống ổn định.
Trên phố Phùng Hưng có nhà tang lễ thành phố ở số 125, Ban phục vụ lễ tang tận tình, chu đáo hết lòng vì nghĩa tử. Nhiều Công ty đặt trụ sở dọc phố Phùng Hưng. Vì đây cũng là một phố chợ đầu mối thông thương kinh tế, nên nhều nhà kinh doanh đã “bắt mạch” được khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường để leap trụ sở tại đây: Công ty cổ phần văn hoá phẩm bao bì Hà Nội chuyên sản xuất giấy vở học sinh, hộp carton, in ấn phẩm nhãn mác bao bì; Công ty khảo sát xây dựng, Bộ xây dựng; Công ty cổ phần kinh doanh thuỷ hải sản Sài Gòn APT; Công ty cổ phần nước – môi trường Việt Nam; Công ty cổ phần máy xuất khẩu Sông Đà; Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Hà Nội; Công ty TNHH dịch vụ Lâm Hà; Công ty chế tạo sản xuất máy bơm Hải Linh; Tổng Công ty xây dựng đường bộ, Bộ giao thông vận tải.
Ở đâu có buôn bán, ở đó có ngân hàng. Phố Phùng Hưng tập trung khá nhiều trụ sở, chi nhánh ngân hàng lớn, sẵn sàng cung cấp vốn cho bà con làm ăn vay để “xoay vòng” đồng tiền: Ngân hàng Sài Gòn công thương; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agriban; Ngân hàng Á châu. Phố còn là một trung tâm thương mại sầm uất “đa chức năng”. Bản đồ kinh tế được phân thành “từng vùng” theo mặt hàng, giúp khách đến mua không mất thì giờ tìm kiếm. Bà con buôn bán là bạn hàng với nhau, được “chuyên môn hoá, tránh được cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến tranh dành khách, làm mất đi “tình làng nghĩa xóm”. Cuối phố, nhiều “siêu thị” bán đồ gia dụng điện, các loại quạt, đặc biệt quạt “tích điện” được tiêu thụ mạnh nhất vào ngày hè. Cung cách phục vụ “đổi mới”, nhà hàng coi khách hàng là “ân nhân” tuỳ khách đến chọn hàng. Nhà hàng cho chuyển đến tận nhà lắp đặt theo yêu cầu của khách. Nhiều cửa hàng điện máy gia dụng có uy tín như: Huyền Dung, Trung Hằng, Hân Bình, Minh Quang, Tuấn Hằng, Mạnh Cường, An Duyên, Thanh Huyền, Vân Anh, Đức Minh… Cửa hang được trang trí lộng lẫy. Tối đến, cả một góc phố lung linh huyền ảo lấp lanh như sao, chào mời khách.
Giữa phố gần như toàn mặt hàng đồ nhựa. Từ cốc, chén, mắc áo, bàn ghế, chổi quét nhà, xô chậu… nội địa, đến các loại mặt hang ngoại của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc. Mẫu mã phong phú bền, rẻ, phù hợp với túi tiền của bà con lao động. Nhà hang đồ nhựa Tuyết Thành, Minh Thuý, Thảo Sơn, Bích Thuỷ, Đoàn Dung, Phú Hiển, Hồng Hạnh, Trần Long… độc quyền cung cấp hàng cho Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Mặt hàng vải, rèm, phông, ga, gối của Hạnh, Tuấn Tú, Tân Đào, Anh Quân, Trọng Tín… liền một dãy áp sát ngã tư Phùng Hưng – Cửa Đông. Đầu phố là các cửa hiệu cầm đồ cũng chung một khẩu hiệu “kim chỉ nam” để hành động: Nhanh, gọn, rẻ. Các hiệu cầm đồ lấy số nhà làm tên cửa hiệu như:Cầm đồ 43, 45, 69, 73, 83, 101, 107, 109, 115 và 475… “Cầm đồ” có nguồn gốc rõ ràng, giá cả thoả thuận, không lợi dụng “ép giá” nên vẫn tồn tại.
Về ẩm thực ở phố Phùng Hưng cũng đa dạng. Các quán ăn bình dân đóng vai trò chủ đạo. Một vài quán phở bò, mien, bánh đa cua trên phố Lý Quốc Sư “lấn sân” sang phố Phùng Hưng, kéo theo cả khách quen tấp nập từ sáng đến chiều tối. Nhưng đông đảo nhất, sầm uất, đông vui nhất khi tối đến là các cửa hàng lẩu san sát, chiếm lĩnh cả hè đường. Phố Phùng Hưng có tên mới “phố lẩu”: Lẩu gà đen, lẩu hải sản, lẩu bò, lẩu lòng, lẩu cá, lẩu thập cẩm, lẩu Hồng Kông, lẩu Tứ Xuyên. Nào là cửa hang lẩu Anh Tú, lẩu Bền Béo, Cây Si, Minh Hằng, Hưng, lẩu om hấp 165B. Rồi lẩu Anh 165E, lẩu Vũ Thương, Phương Nhi, Tuấn Tháo. Có thể ví “trên trời dưới lẩu”. Ở phố Phùng Hưng có hai cửa hàng do bà con Việt kiều đầu tư vốn là nhà hang Bánh ngọt PhápAnh Hoà và Vương Vương quán ăn nhanh, được đông đảo cánh trẻ đón nhận.
Du khách tới phố Phùng Hưng cũng thấy những “khoảng lặng” cần thiết, tạo một nốt “nhấn” độc đáo dành cho các cháu nhỏ và những chiến sy, thương binh. Ấy là trường mầm non Hoạ My, Câu lạc bộ văn hoá thương binh Hà Nội, Từng dưới của câu lạc bộ là cửa hàng Quê Mình do một chiến sỹ làm chủ chuyên bán Tượng – tranh đậm đà mầu sắc dân tộc. Thị dân ở Phùng Hưng từng chia sẻ khó khăn với bà con tiểu thương chợ Đồng Xuân khi gặp hoả hoạn. Cả phố Phùng Hưng lúc đó là một chợ lớn. Hiện nay, một vài dãy lều cũng đã được dựng lên để đón bà con tiểu thương chợ Hàng Da đến buôn bán chờ xây dựng lại chợ Hàng Da mới. Chia sẻ với bạn hàng là nét đẹp có vănhoá của bà con tiểu thương phố Phùng Hưng.