Phân tích hình ảnh thúy kiều qua ba đoạn trích – Tài liệu text

Phân tích hình ảnh thúy kiều qua ba đoạn trích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.84 KB, 9 trang )

Phân tích hình ảnh Thúy Kiều qua ba đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Mã Giám
Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Bài làm
Trong kho tàng văn học Việt Nam, “truyện Kiều” được coi là tác phẩm kiệt
tác nhất. Chuyện đã miêu tả, khắc họa rõ nét ngoại hình, phẩm chất và số phận,
cuộc đời mỗi nhân vật, mà nổi bật nhất chính là Thúy Kiều. Dưới ngòi bút sắc sảo
của đại thi hào Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại
phải chịu một cuộc đời bất hạnh, khổ đau. Trong hoàn cảnh éo le, nàng đã bộc lộ rõ
tâm đức của mình. Điều đó được thể hiện qua ba đoạn trích: “chị em Thúy Kiều”,
“Mã giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, tác giả giới thiệu Kiều là một cô gái tài
sắc vẹn toàn. Nàng mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”. Và những câu thơ miêu tả
Thúy Kiều có thể được coi là tuyệt bút:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Kiều bước ra từ trong tranh với đôi mắt trong xanh như nước hồ mùa thu,
lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Dung nhan đằm thắm đến nỗi hoa phải
“ghen”. Dáng người xinh tươi mơn mởn đến nỗi liễu phải “hờn”. Khi đọc đoạn thơ
lên, ta không khỏi xốn xang, rung động trước vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng
thành” của Kiều.
Sắc là vậy, còn tài thì sao? Ta sẽ không cảm nhận hết vẻ đẹp hình thể cũng
như vẻ đẹp tâm hồn của Kiều nếu không biết đến tài năng của nàng, Tác giả
Nguyễn Du đã ưu ái dành chọn sáu câu thơ để nói về tài năng của Kiều:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngữ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa lên chương
1

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
Thúy Kiều có nhiều tài: tài thơ, tài họa, tài đàn. Tài nào cũng xuất chúng,
thành “nghề”. Nhưng nổi bật nhất vẫn là tài đàn. Nàng đã sáng tác nên một bản
nhạc với tựa đề “Bạc mệnh” rất cuốn hút, chạm tới lòng người.
Tất cả những từ ngữ, hình ảnh Nguyễn Du sử dụng trong câu thơ đều tập
trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp sắc sảo và tài năng tột bậc của Kiều. Và
tác giả cũng ngầm dự báo số phận tương lai sau này của Kiều. Qua những từ ngữ
“hờn”, “ghen” cho thấy cho thấy thiên nhiên cũng phải hờn ghen, đố kị với nàng
nên cuộc đời sau này của Kiều hẳn sẽ rất lênh đênh, lận đận. Và khúc nhạc “Bạc
mệnh” nàng sáng tác ra cũng dường như dự báo những sóng gió sắp xảy đến.
Sau đó đến đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” thì mọi dự báo đã trở thành sự
thật. Khi gia đình gặp tai biến, Kiều đã phải bans mình để chuộc cha và em là
Quan Vương. Đây quả là một sự hi sinh lớn lao mà không phải bất kì cô gái nào
đặt vào vị trí ấy cũng có thể đưa ra sự lựa chọn khó khăn đến vậy. Giữa sự lựa
chọn khó khăn “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”, Kiều đã quyết định chọn
cách hoàn thành chữ hiếu và hi sinh tình yêu, hi sinh hạnh phúc cả đời của bản
thân. Kẻ mua Kiều không ai khác chính là Mã Giám Sinh- một kẻ buôn người sành
sỏi, khôn khéo có tiếng. Cuộc trao đổi được ngụy trang như một cuộc tìm kiếm vợ
của gã công tử phong lưu, hào nhoáng. Kiều từ một cô gái trong trắng, có giáo dục
giờ phải trở thành món hàng người, để mặc cho người ta xem xét, định giá, mặc cả.
Từ đó cho thấy Kiều là hiện thân rõ nét nhất cho vẻ đẹp của người con gái xưa,
mang vẻ đẹp đức hạnh, “tài sắc vẹn toàn”. Dù tài, sắc là vậy nhưng nàng lại không
nhận được sự trân trọng của số phận, bị đẩy đến hoàn cảnh:
Đắn đo cân sắc, cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Tài và sắc đều bị đem ra đong đếm, đặt lên bàn cân để định giá. Cuộc
thương lượng này không hề có sự nhân nhượng, mà chỉ có: “cò kè bớt một thêm
hai”. Để rồi cuối cùng, “giờ lâu ngã giá, vàng ngoài 40”. Từ đó cho thấy một sự
thật rằng giá trị của người con gái thời phong kiến bị chèn ép, coi thường và đồng
tiền lộng hành quá mức, chà đạp lên phẩm giá con người. Sự nghiệt ngã của hoàn

cảnh khiến nàng Kiều đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” giờ bị
2

đưa đẩy, lạc bước vào chốn lầu xanh với biết bao toan tính, lừa gạt, bị người đời
thỏa sức treo giá, định mức.
Nhưng cũng chính trong cảnh ngộ éo le ấy, nàng đã bộc lộ hết tâm đức của
mình. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nhà thơ đã cực tả nỗi lòng nhớ
nhung, thương xót người thân đã bao ngày xa cách mà quên đi hoàn cảnh cùng cực
của mình ở hiện tại. Người đầu tiên mà nàng nhớ đên trong những giờ phút cô
quạnh ấy là Kim Trọng- người tình mà nàng đã nặng lòng thề hẹn và cũng là người
mà nàng đã phụ lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương những luống rày trông mai chờ
Trong tâm trí nàng vẫn nhớ như in ngày hai người cùng uống li rượu thề
nguyện dưới ánh trăng:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Kiều đau xót nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết nàng đã thuộc về người
khác, vẫn trông ngóng một cách uổng công. Dù bị đưa đẩy vào chốn lầu xanh,
Kiều vẫn luôn mang một tấm lòng son sắt không đổi thay:
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Ẩn ý của thi nhân thật sâu xa, “tấm son” có thể được hiểu là tấm lòng son
sắt, thủy chung mà nàng dành cho Kim Trọng, nhưng cũng có thể hiểu là giờ đây
nàng không còn nguyên vẹn nữa, không còn cách nào để gột rửa hết. Nghĩ vậy,
Kiều tự thấy tủi hờn cho số phận trớ trêu của mình.
Nỗi buồn nhớ cứ tiếp diễn, đưa kí ức của người thiếu nữ lưu lạc chốn
“phong trần” trở về với mái ấm gia đình trong nỗi nhớ thương cha mẹ da diết:
…“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
3

Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”…
“Tựa cửa là hình ảnh của sự trông ngóng. Ở nơi xa, người con gái tưởng như
nhìn thấy hình ảnh cha mẹ tựa cửa mong ngóng bóng hình mình. Và tự hỏi lòng:
“ai là người “quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ mỗi đêm?” Đã quá lâu, “cách mấy
nắng mưa” từ khi nàng rời nhà, không biết giờ này cha mẹ nàng ra sao. Có lẽ họ đã
quá già yếu vì thời gian cách xa. “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Dĩ nhiên, mái ấm gia đình Kiều không thể thiếu hai em và nàng cũng rất xót
sa khi nhớ về họ. Song, chàng Kim và bố mẹ vẫn là mối tình tha thiết, gắn bó nhất,
họ đã chiếm trọn tâm trí nàng.
Đọc và cảm nhận “truyện Kiều” ta mới thấy hết tấm lòng nhân đạo mà đại
thi hào dành cho các nhân vật của mình. Đặc biệt là khi ông dành trọn tình cảm,
câu chữ của mình cho nhân vật Thúy Kiều. Ông đã hết lời ca ngợi nàng bằng
những ngôn từ đẹp đẽ và hoàn mĩ nhất, vẽ nên bức chân dung của nàng bằng
những nét vẽ điêu luyện nhất. Và Nguyễn Du cũng đã dung hết tài năng của mình
để tô đậm phẩm hạnh cũng như tài năng của bậc mĩ nhân “tài sắc vẹn toàn” này.
Khi Kiều gặp những khó khăn, sóng gió của cuộc đời, nhà thơ như hóa thân vào
nhân vật của chính mình, xót xa, thương cảm. Và ông cũng thành công khi sử dụng
những ngôn từ căm ghét, sắc bén của mình để khắc học nhân vật phản diện, sở
khanh như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Kiến… Qua đó tố cáo, lên án xã hộ
phong kiến bất công đã vùi dập, chà đạp lên phẩm giá, số phận, quyền sống của
con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời lên án thế lực đen tối của đồng tiền
khi hành hạ những người con gái trong xã hội cũ. Tác giả đã chạm đến những rung
động sâu kín nhất trong tâm cảm mỗi con người, khiến ai đọc “truyện Kiều” cũng
dành những câu chữ, tình cảm tốt đẹp nhất để ca ngợi và xót thương, cảm thông
cho số phận của Kiều.

Qua ba đoạn trích, ba mảng để tài khác nhau, ta cảm nhận sâu sắc Kiều là
một giai nhân “tài sắc vẹn toàn” nhưng phải chịu một cuộc đời râu bể, khổ đau.
Cũng chính những gian truân ấy đã làm nổi bật phẩm hạnh cao đẹp của nàng. Từ
đó có góc nhìn sâu sắc, cảm nhận được tấm lòng lo lắng, quan niệm thẩm mĩ, một
triết lí “vì con người, lo cho con người” của đại thi hào Nguyễn Du.

4

5

6

7

8

9

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhânThúy Kiều có nhiều tài: tài thơ, tài họa, tài đàn. Tài nào cũng xuất chúng,thành “nghề”. Nhưng nổi bật nhất vẫn là tài đàn. Nàng đã sáng tác nên một bảnnhạc với tựa đề “Bạc mệnh” rất cuốn hút, chạm tới lòng người.Tất cả những từ ngữ, hình ảnh Nguyễn Du sử dụng trong câu thơ đều tậptrung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp sắc sảo và tài năng tột bậc của Kiều. Vàtác giả cũng ngầm dự báo số phận tương lai sau này của Kiều. Qua những từ ngữ“hờn”, “ghen” cho thấy cho thấy thiên nhiên cũng phải hờn ghen, đố kị với nàngnên cuộc đời sau này của Kiều hẳn sẽ rất lênh đênh, lận đận. Và khúc nhạc “Bạcmệnh” nàng sáng tác ra cũng dường như dự báo những sóng gió sắp xảy đến.Sau đó đến đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” thì mọi dự báo đã trở thành sựthật. Khi gia đình gặp tai biến, Kiều đã phải bans mình để chuộc cha và em làQuan Vương. Đây quả là một sự hi sinh lớn lao mà không phải bất kì cô gái nàođặt vào vị trí ấy cũng có thể đưa ra sự lựa chọn khó khăn đến vậy. Giữa sự lựachọn khó khăn “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”, Kiều đã quyết định chọncách hoàn thành chữ hiếu và hi sinh tình yêu, hi sinh hạnh phúc cả đời của bảnthân. Kẻ mua Kiều không ai khác chính là Mã Giám Sinh- một kẻ buôn người sànhsỏi, khôn khéo có tiếng. Cuộc trao đổi được ngụy trang như một cuộc tìm kiếm vợcủa gã công tử phong lưu, hào nhoáng. Kiều từ một cô gái trong trắng, có giáo dụcgiờ phải trở thành món hàng người, để mặc cho người ta xem xét, định giá, mặc cả.Từ đó cho thấy Kiều là hiện thân rõ nét nhất cho vẻ đẹp của người con gái xưa,mang vẻ đẹp đức hạnh, “tài sắc vẹn toàn”. Dù tài, sắc là vậy nhưng nàng lại khôngnhận được sự trân trọng của số phận, bị đẩy đến hoàn cảnh:Đắn đo cân sắc, cân tàiÉp cung cầm nguyệt thử bài quạt thơTài và sắc đều bị đem ra đong đếm, đặt lên bàn cân để định giá. Cuộcthương lượng này không hề có sự nhân nhượng, mà chỉ có: “cò kè bớt một thêmhai”. Để rồi cuối cùng, “giờ lâu ngã giá, vàng ngoài 40”. Từ đó cho thấy một sựthật rằng giá trị của người con gái thời phong kiến bị chèn ép, coi thường và đồngtiền lộng hành quá mức, chà đạp lên phẩm giá con người. Sự nghiệt ngã của hoàncảnh khiến nàng Kiều đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” giờ bịđưa đẩy, lạc bước vào chốn lầu xanh với biết bao toan tính, lừa gạt, bị người đờithỏa sức treo giá, định mức.Nhưng cũng chính trong cảnh ngộ éo le ấy, nàng đã bộc lộ hết tâm đức củamình. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nhà thơ đã cực tả nỗi lòng nhớnhung, thương xót người thân đã bao ngày xa cách mà quên đi hoàn cảnh cùng cựccủa mình ở hiện tại. Người đầu tiên mà nàng nhớ đên trong những giờ phút côquạnh ấy là Kim Trọng- người tình mà nàng đã nặng lòng thề hẹn và cũng là ngườimà nàng đã phụ lòng.Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương những luống rày trông mai chờTrong tâm trí nàng vẫn nhớ như in ngày hai người cùng uống li rượu thềnguyện dưới ánh trăng:Vầng trăng vằng vặc giữa trờiĐinh ninh hai miệng một lời song songKiều đau xót nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết nàng đã thuộc về ngườikhác, vẫn trông ngóng một cách uổng công. Dù bị đưa đẩy vào chốn lầu xanh,Kiều vẫn luôn mang một tấm lòng son sắt không đổi thay:Bên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phaiẨn ý của thi nhân thật sâu xa, “tấm son” có thể được hiểu là tấm lòng sonsắt, thủy chung mà nàng dành cho Kim Trọng, nhưng cũng có thể hiểu là giờ đâynàng không còn nguyên vẹn nữa, không còn cách nào để gột rửa hết. Nghĩ vậy,Kiều tự thấy tủi hờn cho số phận trớ trêu của mình.Nỗi buồn nhớ cứ tiếp diễn, đưa kí ức của người thiếu nữ lưu lạc chốn“phong trần” trở về với mái ấm gia đình trong nỗi nhớ thương cha mẹ da diết:…“Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờSân Lai cách mấy nắng mưaCó khi gốc tử đã vừa người ôm”…“Tựa cửa là hình ảnh của sự trông ngóng. Ở nơi xa, người con gái tưởng nhưnhìn thấy hình ảnh cha mẹ tựa cửa mong ngóng bóng hình mình. Và tự hỏi lòng:“ai là người “quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ mỗi đêm?” Đã quá lâu, “cách mấynắng mưa” từ khi nàng rời nhà, không biết giờ này cha mẹ nàng ra sao. Có lẽ họ đãquá già yếu vì thời gian cách xa. “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”Dĩ nhiên, mái ấm gia đình Kiều không thể thiếu hai em và nàng cũng rất xótsa khi nhớ về họ. Song, chàng Kim và bố mẹ vẫn là mối tình tha thiết, gắn bó nhất,họ đã chiếm trọn tâm trí nàng.Đọc và cảm nhận “truyện Kiều” ta mới thấy hết tấm lòng nhân đạo mà đạithi hào dành cho các nhân vật của mình. Đặc biệt là khi ông dành trọn tình cảm,câu chữ của mình cho nhân vật Thúy Kiều. Ông đã hết lời ca ngợi nàng bằngnhững ngôn từ đẹp đẽ và hoàn mĩ nhất, vẽ nên bức chân dung của nàng bằngnhững nét vẽ điêu luyện nhất. Và Nguyễn Du cũng đã dung hết tài năng của mìnhđể tô đậm phẩm hạnh cũng như tài năng của bậc mĩ nhân “tài sắc vẹn toàn” này.Khi Kiều gặp những khó khăn, sóng gió của cuộc đời, nhà thơ như hóa thân vàonhân vật của chính mình, xót xa, thương cảm. Và ông cũng thành công khi sử dụngnhững ngôn từ căm ghét, sắc bén của mình để khắc học nhân vật phản diện, sởkhanh như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Kiến… Qua đó tố cáo, lên án xã hộphong kiến bất công đã vùi dập, chà đạp lên phẩm giá, số phận, quyền sống củacon người, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời lên án thế lực đen tối của đồng tiềnkhi hành hạ những người con gái trong xã hội cũ. Tác giả đã chạm đến những rungđộng sâu kín nhất trong tâm cảm mỗi con người, khiến ai đọc “truyện Kiều” cũngdành những câu chữ, tình cảm tốt đẹp nhất để ca ngợi và xót thương, cảm thôngcho số phận của Kiều.Qua ba đoạn trích, ba mảng để tài khác nhau, ta cảm nhận sâu sắc Kiều làmột giai nhân “tài sắc vẹn toàn” nhưng phải chịu một cuộc đời râu bể, khổ đau.Cũng chính những gian truân ấy đã làm nổi bật phẩm hạnh cao đẹp của nàng. Từđó có góc nhìn sâu sắc, cảm nhận được tấm lòng lo lắng, quan niệm thẩm mĩ, mộttriết lí “vì con người, lo cho con người” của đại thi hào Nguyễn Du.

Rate this post