Phân loại các dạng hình minh họa
Phân loại các dạng hình minh họa
Phân loại các dạng hình minh họa
Liệu bạn đã từng tìm tòi về định nghĩa của hình minh họa và có bao nhiêu phân loại trong hàng ngàn tác phẩm chúng ta thường thấy mỗi ngày? Bạn đã từng tìm kiếm một video, một bài báo hoặc một số nguồn tin để hiểu rõ hơn về ngành nghệ thuật này, nhưng lại không nhận được đầy đủ thông tin về chúng, hoặc phải tổng hợp nhiều nơi để có thể hệ thống hóa một cách khái quát.
Vì những lý do đó, trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực nghệ thuật quan trọng này, qua các phần chính sau:
– Khái niệm cơ bản về hình minh họa
– Các loại hình minh họa
– Phong cách và kỹ thuật
* Tìm hiểu sự khác biệt giữa một “nhà thiết kế” và một “họa sĩ minh họa”:
– Nhà thiết kế:
Thiết kế bởi Si Trần
Họ thường dựa vào một tập hợp các yếu tố như hình ảnh, kiểu chữ,… để sắp xếp thành các tác phẩm hấp dẫn. Nhiệm vụ chính của nhà thiết kế là tập trung sự chú ý của người xem vào một hình ảnh trực quan nhất định, ý tưởng, chi tiết, thành phần của thiết kế và làm cho ý tưởng trở nên hấp dẫn, đáng nhớ.
– Họa sĩ minh họa:
“What Do Machines Do All Day” của họa sĩ Aleksandar Savíc
Họ thường xuyên tự sản xuất hình ảnh và không nhất thiết phải vẽ toàn bộ trong một sản phẩm thiết kế. Các hình minh họa thường hỗ trợ cho các phương tiện khác – ví dụ, minh họa thường đi kèm với các bài báo, sách, tạp chí và chúng hỗ trợ và trình bày các ý tưởng, văn bản tốt hơn. Các họa sĩ minh họa thường cố gắng cân bằng giữa các yếu tố hình ảnh và văn bản, cố gắng không để người xem quá thu hút vào hình minh họa.
Tuy nhiên, nhiều họa sĩ minh họa và nhà thiết kế đều có khả năng thực hiện cả hai kỹ năng trên. Ngày nay, sự cạnh tranh khốc liệt khiến các nghệ sĩ phải trau dồi nhiều kỹ năng nhằm đáp ứng những đòi hỏi khắc khe trong lĩnh vực sáng tạo.
Vậy định nghĩa của minh họa là gì?
Một trong những định nghĩa đáng chú ý từ VisualArtsCork.com:
Hình minh họa là một tác phẩm nghệ thuật vẽ, phác họa hoặc in để giải thích, làm rõ, trình bày, thể hiện trực quan hoặc chỉ đơn giản là trang trí cho văn bản, chúng có thể mang tính chất văn học hoặc thương mại.
Làm thế nào minh họa có tác động mạnh mẽ đến ngày nay:
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhìn lại lịch sử. Trước khi nhiếp ảnh ra đời, để thể hiện ý tưởng cách duy nhất là nhờ sự trợ giúp của minh họa. Trong thời gian đó, hình minh họa phải sát thực tế, vì nhiếp ảnh chưa xuất hiện để phục vụ mục đích này. Vì vậy, tạp chí, báo và sách là thị trường rộng lớn để minh họa phát triển. Theo thời gian, các họa sĩ minh họa đã sáng tạo tự do hơn và độc đáo, họ được đánh giá cao ở kỹ thuật và khả năng vẽ thực tế. Điều đó cũng là yếu tố chính để các phong cách minh họa xuất hiện.
A 16th-c. Ottoman miniature bởi Matrakci Nasuh
Minh họa: The Hours of Catherine of Cleves
Sainte Catherine bởi họa sĩ Unknown Flemish
Nhưng trước khi chuyển sang các phong cách minh họa phổ biến nhất, hãy tìm hiểu về…
Các loại hình minh họa, dựa trên kỹ thuật được sử dụng:
Về cơ bản chúng ta có thể chia các loại hình minh họa, dựa trên kỹ thuật được sử dụng, thành hai nhóm lớn: Minh họa truyền thống và Phong cách hiện đại.
Kỹ thuật làm minh họa thay đổi theo thời gian, vì chất liệu luôn thay đổi và phát triển. Lúc trước, các họa sĩ thường dùng giấy, sơn, bút chì như những công cụ “bất ly thân” của minh họa, nhưng với sự bùng nổ của kỷ nguyên số, các họa sĩ đã dần làm quen với các phương tiện kỹ thuật số cùng sự trợ giúp của các phần mềm 2D và 3D như Photoshop và 3DMax và Maya. Các công cụ kỹ thuật số mô phỏng các vật liệu và hiệu ứng truyền thống, vì vậy các nhà minh họa dễ dàng để thử nghiệm các dạng vật liệu khác nhau.
* Một số phân loại về kỹ thuật minh họa truyền thống:
Một trong những loại hình minh họa lâu đời nhất là vẽ tay. Trong đó, các kỹ thuật phổ biến bao gồm:
1. Khắc gỗ:
Minh họa khắc gỗ bởi Henry Bugbee Kane
Bản in – thiết kế bởi Andrea Lauren
Khắc gỗ – The Birth of a Monster!
Đây là một kỹ thuật cổ xưa mà bạn có thể thấy trong một số phác họa lâu đời nhất trên thế giới. Nó được phổ biến ở thời trung cổ và trở thành loại hình minh họa được lựa chọn sau khi phát minh ra báo in. Hình minh họa khắc gỗ cho phép các cuốn sách được sản xuất hàng loạt, giúp người đọc có thể chiêm ngưỡng các hình minh họa đẹp được in từ bản chính. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan giải thích rằng tranh minh họa khắc gỗ cũng cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản thời phong kiến.
Điểm đặc biệt ở kỹ thuật này là sự tương phản giữa các vùng tối và sáng trong hình minh họa, cũng như các đường nét tương đối lớn. Nó vẫn là một kỹ thuật ưa thích của nhiều họa sĩ minh họa đương đại, những người yêu thích cảm giác mạnh mẽ và bề mặt có kết cấu.
2. Khắc kim loại:
Minh họa bởi Esa Riippa
Minh họa bởi Norman Ackroyd
Minh họa của Alexander Steshenko
Kỹ thuật khắc kim loại, hay còn gọi là khắc axit (etching), là phương pháp sử dụng những can thiệp bằng hóa chất để tạo những đường rãnh sâu trên bản khắc kim loại, từ đó tạo ra mẫu in. Bản khắc là một tấm kim loại (thường là đồng, kẽm hoặc thép) được phủ một lớp sáp có khả năng chống axit. Sau đó, họa sĩ sẽ dùng một mũi kim nhọn khắc etching chuyên biệt để cạo đi lớp sáp, khiến bề mặt kim loại lộ ra theo những đường nét mà họa sĩ khắc. Sau đó tấm kim loại được nhúng vào dung dịch axit, axit sẽ ăn mòn bề mặt kim loại bị cạo mất lớp sáp bảo vệ, để lại những rãnh chìm trên bề mặt.
Tấm kim loại sau đó được làm sạch. Họa sĩ sẽ dùng mực để phủ lên tấm kim loại vừa được khắc, mực được lau sạch một lần nữa, chỉ còn đọng lại trong những đường rãnh mới được tạo do axit. Cuối cùng, bản khắc được đưa vào một máy in áp suất cao cùng với một tờ giấy, giấy sẽ in phần mực từ những đường khắc trên tấm kim loại và tạo thành một bản in.
Tùy thuộc vào kỹ thuật khắc kim loại được sử dụng, hình minh họa có thể trông giống như màu nước (aquatint) hoặc nó có thể trông giống như vẽ chì – với các đường rất mảnh và hatching. 3 ví dụ trên cho thấy tính linh họat có thể đạt được trong hình minh họa với kỹ thuật này.
3. Minh họa chì:
Có lẽ một trong những loại hình minh họa phổ biến nhất là vẽ chì. Nó là loại chất liệu đa dạng, cho phép bạn tạo khối và chuyển tiếp mềm mại, cũng như tạo ra các đường sắc nét, chính xác.
Minh họa bởi Jennifer Healy
Minh họa bởi Carter Goodrich
Ở trên bạn đã thấy các cách tiếp cận khác nhau khi minh họa chì: dạng đơn sắc, với các đường nét rõ ràng và trau chuốt; một dạng minh họa với đường nét phóng khóang, thô mộc. Cách tiếp cận cuối cùng thường sử dụng phổ biến để phác thảo ý tưởng nhân vật ban đầu.
4. Minh họa than:
Minh họa than thường không tạo ra độ chính xác như minh họa bút và chì nhưng là một lựa chọn ưa thích để minh họa nhanh, ký họa hoặc phác thảo ý tưởng. Khả năng hòa trộn của than cho phép nghệ sĩ tạo ra một loạt các kết cấu, mô tả các loại chất liệu, độ sáng tối, con người, vật thể và thế giới tự nhiên. Các họa sĩ thường sử dụng ngón tay và khăn giấy để hòa trộn, làm nhòe, tạo ra độ bóng mịn và mềm mại cho tác phẩm.
Minh họa bởi Jo Taylor
Chân dung của Stavros Damos
Minh họa bởi Denny Stoekenbroek
Trong các hình minh họa ở trên, bạn có thể thấy than đã giúp họa sĩ ra bản phác thảo thô của một con ngựa. Nhưng cũng có thể thể hiện rất chi tiết khuôn mặt của nhân vật trong một tác phẩm khác. Và đặc điểm quan trọng, than giúp họa sĩ minh họa tạo ra độ loan mềm, hòa trộn và tạo ra kết cấu. Có lẽ, sự khác biệt chính với minh họa chì là chất liệu than sẽ dày hơn, mềm hơn và tối hơn. Sự khác biệt đó là do cách sản xuất than củi: bút chì than gồm bột than nén và chất kết dính cao su, giúp tạo ra đường kẻ sắc nét hơn; trong khi than nho có kết cấu mịn và mềm hơn.
5. In thạch bản:
Lithography bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là đá. Ban đầu, kỹ thuật này sử dụng một hình ảnh được vẽ bằng dầu, mỡ hoặc sáp trên bề mặt của một tấm đá vôi thạch bản phẳng, mịn. Hầu hết các loại sách và tạp chí thường xuất bản số lượng lớn, in thạch bản đã trở thành hình thức công nghệ in phổ biến nhất kể từ những năm 1960.
Chân dung của Nicolai Fechin
Minh họa bởi Takato Yamamoto
Minh họa bởi Sheila Robinson
Bạn có thể nhận thấy rằng các ví dụ minh họa in thạch bản ở trên có chung đặc tính, mặc dù chúng đại diện cho phong cách và hình ảnh khác nhau – nhưng chúng đều có một độ mềm mại nhất định. Tại một số điểm, màu sắc thậm chí trông bị nhạt đi.
6. Minh họa màu nước:
Minh họa bởi Le Thu
Minh họa màu nước là sử dụng các sắc tố màu để tạo ra các sắc thái và độ trong suốt khác nhau bằng cách thêm nước vào màu. Cảm giác chung của minh họa màu nước là mềm mại, thanh thóat, có chiều sâu. Các họa sĩ minh họa thường sử dụng phương pháp này để minh họa sách dạy nấu ăn, các hình minh họa nữ tính và thời trang, sách cho trẻ em, vì nó mang lại cảm giác nhẹ nhàng.
7. Minh họa bột màu:
Minh họa bởi Audra Auclar
Màu bột cũng tương tự như màu nước nhưng được tinh chỉnh để tạo ra độ mờ đục. Nó mang đến nhiều sắc thái hơn cho tác phẩm; về chất liệu, màu bột thường dày và đậm hơn so với màu nước. Các họa sĩ thương mại thường sử dụng màu bột cho các tác phẩm như áp phích, minh họa, truyện tranh và cho các công việc thiết kế khác. Áp phích là sản phẩm thường được sử dụng nhiều nhất, vì sự bốc hơi tương đối nhanh của nước trong bột màu.
8. Minh họa acrylic:
Minh họa bởi Roman Muratkin
Minh họa bởi Judith Bergerson
Minh họa bởi Leonardo Santamaria
Acrylic là một trong những kỹ thuật được ưa thích nhất cho người mới bắt đầu – nó dễ sử dụng hơn so với với màu nước hoặc sơn dầu. Tuy nhiên, loại chất liệu này vẫn giúp họa sĩ cũng có thể đạt được những hiệu ứng tương tự như sơn dầu và màu nước. Người ta có thể sơn với chúng trên hầu hết mọi loại bề mặt và khi khô sẽ bề mặt sơn sẽ chống nước. Những loại sơn này rất linh họat vì chúng cũng có dạng huỳnh quang, kim loại và các hiệu ứng thú vị khác.
9. Minh họa bằng ảnh ghép:
Cắt ghép xuất phát từ coller Pháp , có nghĩa là ‘để dán’. Các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ một tập hợp các hình dáng, chất liệu khác nhau, để tạo thành một tổng thể mới. Loại hình minh họa này rất phổ biến trong những năm gần đây, và thậm chí được coi là nguồn cảm hứng cho xu hướng lớn – thiết kế vật liệu. Thông thường, các họa sĩ minh họa sử dụng nhiều lớp vật liệu khác nhau để tạo ra ảnh ghép có hiệu ứng 3D đẹp mắt.
Cắt dán bởi Morgana Wallace
Cắt dán bởi Taehehe
Cắt dán bởi Ciara Phela
10. Minh họa bằng bút mực:
Minh họa bằng bút mực cho phép nghệ sĩ tạo ra sự tương phản mạnh mẽ trong hình minh họa. Hầu hết các hình minh họa được thực hiện bằng cách sử dụng một màu mực trên bề mặt sáng, điều này giúp các mảnh hình có độ tương phản cao. Mực là vật liệu được sử dụng phổ biến và giá cả phải chăng, dễ vận chuyển và dễ sử dụng. Kỹ thuật minh họa bằng mực có thể mang đến sự linh động và tương phản, thậm chí còn tốt hơn cả kỹ thuật in khắc gỗ.
Minh họa bởi Don Bolognese
Minh họa bởi Natalie Andrewson
Minh họa bởi Cameron Stewart
Đôi khi, việc làm chủ sắc độ trong minh họa là điều rất khó. Sắc độ cũng có thể gia giảm bằng cách sử dụng kỹ thuật chấm hoặc đi đường nét với độ đậm nhạt và khoảng cách khác nhau. Ngoài ra, họa sĩ còn có thể tạo khối đậm nhạt để tuỳ chỉnh sắc độ mà mình mong muốn.
– Biên tập: Thao Lee –
Nguồn: graphicmama
>>> Vẽ tranh minh họa và quảng cáo
>>> Vai trò của minh họa, tạp chí với nghệ thuật đồ họa
>>> Tranh minh họa trên báo