PHÂN BIỆT KIM CƯƠNG THẬT – GIẢ
Kim cương là một món trang sức sang trọng và quý phái nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một số kim cương nhân tạo được sản xuất với công nghệ hiện đại và tinh vi. Làm cách nào để phân biệt được
kim cương thật
và
kim cương giả
( nhân tạo )
? Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số thông tin về vấn đề này để hiểu thêm về kim cương cũng như một số danh từ chuyên môn thường dùng trong giới
mua bán kim cương lớn
, và đá
kim cương tấm cho thợ kim hoàn
sản xuất trang sức – nữ trang .
Cách chính xác và hiệu quả nhất để chắc rằng viên kim cương của bạn thật sự quý giá là thẩm định nó thông qua chuyên gia tại những trung tâm thẩm định chuyên nghiệp và có uy tín. Trên thế giới, Viện đá quý Mỹ (GIA) và Hiệp hội đá quý Mỹ (AGS) là một số tổ chức kiểm định nổi tiếng và uy tín có khả năng đưa ra các tiêu chuẩn cũng như kết quả kiểm định kim cương đáng tin cậy.
Hiện nay, một số trung tâm kiểm định chất lượng tại Việt Nam đã có dịch vụ thẩm đinh kim cương cùng nhiều loại đá quý khác. Kết quả kiểm định sẽ được kèm theo giấy chứng nhận chất lượng.
Kim Cương là gì ? Diamond = đá cứng
Kim cương 钻石, Kim Cương Thạch, 金剛石 tiếng hán Việt có nghĩa là khoáng chất cứng, viên đá cứng. Thành phần hóa học: chỉ có một nguyên tố duy nhất 100% than (carbon – C)
Hột xoàn danh từ chuyên môn tiếng Việt đặt tên cho viên kim cương đã được mài dũa công phu, chiếu lấp lánh. Vì vậy, cùng cân lượng thì Hột xoàn mắc hơn Kim cương.
Từ Diamond xuất xứ từ diamas “adamas ” tiếng Hy Lạp có nghĩa: không thể chiếm ngự, không thể xâm chiếm, không thể đánh bại, không thể trấn áp, không thể khuất phục.
Kim cương được cho là phát hiện lần đầu tiên tại Ấn độ khoảng thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Kim cương thiên nhiên hình thành khoảng 1 đến 3,3 tỉ năm trước, ở độ sâu 140 đến 190km dưới lòng đất, nơi sức ép và độ nóng rất cao, chúng theo dung nham thạch nhũ của núi lửa trào ra và đến gần mặt đất hơn.
Kim cương ( Hột Xoàn) là khoáng chất cứng nhất, quí hiếm nhất trên thế giới nên chúng tượng trưng cho sự lâu bền, tình yêu bất diệt, sự trong sạch, trừ được các thế lực thù địch, đem lại may mắn vì theo phong thủy, tất cả những vật được hình thành lâu năm trong lòng đất, đã hấp thụ linh khí, ai gần gũi vật linh này cũng sẽ được truyền nhận linh khí từ chúng, kim cương còn được cho là có khả năng chữa được một số bệnh.
Kim cương có độ cứng 10, cứng nhứt trong tất cả các loại khoáng chất.
Chỉ có kim cương mới mài, cắt được kim cương
Đánh giá chất lượng viên Kim cương theo tiêu chuẩn 4 C ..tầm quan trọng từ trên xuống dưới:
1. Cut
2. Color
3. Clarity
4. Carat
1. Cut: ( PHÂN TÍCH VỀ KIỂU CẮT )
kiểu cắt của viên kim cương chuẩn phải hội đủ yếu tố sau – bao nhiêu mặt giác cắt để tạo phản chiếu ánh sáng rực rỡ – sự cân đối – tỷ lệ của bề dầy và đường kính viên đá quí.
Mục đích là làm cho lượng ánh sáng được khúc xạ và phản xạ nhiều nhất, chiếu lấp lánh, tôn lên vẽ đẹp tuyệt vời của viên kim cương. Một viên kim cương “Diamond” khi được cắt theo kiểu hình tròn thì được gọi là hột xoàn “Brilliant”. Marcel Tolkowsky là một nhà toán học người Bỉ sinh tại Antwerp trong gia đình chuyên mài hột xoàn, phát minh ra kiểu cắt đạt được góc độ tối ưu, cân đối này vào năm 1919.
Dạng cắt mũi tên và trái tim Brilliant H&A -Hearts&Arrows do người Nhật Kioyishi Higuchi cắt lần đầu tiên và thịnh hành từ thập niên 80, cũng là kiểu cắt được người Việt Nam ưa thích nhất, 8 mũi tên và 8 trái tim, tượng trưng cho Hạnh phúc và Thành công (8 = Bát tiếng tàu có âm tương tự như Phát, phát lộc, phát tài), các kiểu cắt khác như Flower&Heart, Clear Round, Antique Old European cut, Sunflower cut.
Góc phản xạ ánh sáng của Kim cương / hột xoàn là 65 độ 34 phút. Có nghĩa, tia sáng chiếu lên mặt phẳng của hột xoàn ở góc độ từ 0 đến 65 độ 34 phút sẽ được phản chiếu hoàn toàn 100% (so sánh với Thạch anh, góc phản xạ ánh sáng là 49 độ).
Với kiểu cắt chuẩn Brilliant cho viên kim cương sẽ có tổng cộng
57 cạnh
=> Trong đó
a/ phần trên mặt gồm có :
1 mặt chính (table)
32 cạnh
(khía vương miện – crown facets)
b/ phần dưới gồm có :
phần dưới có
24 cạnh
(khía lều che – pavilion facets) và mủi nhọn (kalette).
Phần trên mặt là để tán xạ ánh sáng thành nhiều màu sắc khác nhau trong khi phần bên dưới có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng. Chóp dưới của viên kim cương phải nhọn, nếu không thì ánh sáng sẽ phản xạ ít.
Tỉ lệ lý tưởng:
đường kính một viên kim cương gấp 6,5 lần trọng lượng tính bằng carat
=> viên kim cương 1 carat sẽ có đường kính là 6.5mm => chiều sâu từ mặt phẳng trên cùng cho tới chóp khoảng 60% đường kính viên kim cương là tốt nhất để có sự phản chiếu rực rỡ.
Danh từ chuyên môn cho các loại giác cắt trên giấy giám định GIA của viên kim cương như sau:
* Excelent cut:
tuyệt đẹp, hoàn hảo, khúc xạ ánh sáng tuyệt đối, chiếu lấp lánh.
* Very good cut:
rất đẹp, khúc xạ ánh sáng gần như tuyệt đối.
*
Good cut:
đẹp, khúc xạ ánh sáng tốt.
* Medium / Fair cut:
vừa vừa, khúc xạ ánh sáng vừa vừa (không chiếu lắm)
* Poor cut:
tệ, nhiều điểm không hoàn hảo, không cân đối, không đẹp, khúc xạ ánh sáng ít, không chiếu.
Qua thông số trên sẽ giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn về loại kim cương cần chọn mua.
Ở Việt Nam thường xử dụng cách mua bán hột xoàn theo ly. Tùy thuộc vào cách giác cắt nên khó có thể chuyển đổi kích thước và trọng lượng của hột xoàn.
ví dụ cho viên
KIM CƯƠNG
Brilliant cắt chính xác theo điều kiện quốc tế: > 1 mm = 1 ly
1 carat = 6.5 mm = 6.5 ly.
0.5 carat = 5.2 mm = 5.2 ly.
Trọng Lượng (carat) – Đường Kính (mm) – Điểm (points)
0.09ct 2.9mm 9
0.18ct 3.7mm 18
0.25ct 4.1mm 25
0.36ct 4.65mm 36
0.45ct 4.9mm 45
0.50ct 5.2mm 50
0.54ct 5.3mm 54
0.63ct 5.5mm 63
0.75ct 5.9mm 75
0.9ct 6.3mm 90
1.00ct 6.5mm 100
1.50ct 7.4mm 155
2.00ct 8.2mm 200
2.25ct 8.6mm 225
4.5ct 10.8mm 450
5.0ct 11.2mm 500
Độ sâu cho một viên đá có cùng trọng lượng
ví như 1 viên kim cương 1ct ( cara ) >> độ sâu 60% so với đường kính là lý tưởng nhất, do phản xạ ánh sáng hoàn hảo nên rất chiếu sáng rực rỡ.
hình trái: độ sâu 50% làm cho viên đá trở nên to như 1.2ct – 6.7mm, nhưng thô kịch và ít chiếu.
hình phải: độ sâu 70% làm cho thị giác thấy viên đá nhỏ như 0.85ct – 6.3mm, ít chiếu.
Các kiểu cắt khác:
Princess square cut :
Heart cut :
Rectangle cut :
Square (step cut) :
Trillion cut :
2. Color: ( PHÂN TÍCH VỀ MÀU SẮC )
màu sắc của viên kim cương hay còn gọi là “nước “.ví như khi mua kim cương người bán hay nói .. anh chị muốn mua Nước D hay E ..F v,v ..
màu sắc của viên kim cương hay còn gọi là “nước “.ví như khi mua kim cương người bán hay nói .. anh chị muốn mua Nước D hay E ..F v,v ..
Cấu trúc tinh thể nguyên chất làm cho viên kim cương không màu, giá trị theo thứ tự cao đến thấp như sau :
-D-E-F
(Colorless)
-G-H-I-J
gần như không màu (Nearly colorless)
-K-L-M
hơi có màu vàng (Faint yellow)
-N-O-P-Q-R
màu vàng lợt (Very light yellow)
-S-T-U-V
(Light yellow).
(ĐỘ CHẤM ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ MÀU SẮC CHO VIÊN KIM CƯƠNG )
RIVER
D
exceptional white +
E
exceptional white
F
rare white +
TOP WESSELTON
G
rare white
TOP WESSELTON
H
white
CRYSTAL
I – J
: slightly tinted white
tinted white
K
: crystal
L
: top cap
tinted colour (có màu)
M – N – O
: cape
P – Q – R
: light yellow
S – Z
: yellow
Màu của 1 viên kim cương được đánh giá theo thang điểm từ
D tới Z
thông qua so sánh với những viên có chất lượng tốt nhất dùng làm vật đối chiếu. Theo tiêu chuẩn của GIA, viên kim cương cấp D sẽ không có màu sắc, trong suốt như 1 giọt nước tinh khiết và dĩ nhiên là có giá trị cao hơn. Ngược lại, cấp Z sẽ bị nhuốm màu vàng hoặc nâu. Giữa khoảng D-Z vẫn còn một số cấp khác dựa trên màu sắc của mẫu kim cương. Đặc biệt, viên kim cương cấp Z có màu vàng nhạt rất hiếm và có giá trị cao.
Với viên kim cương có thuần một màu hồng, xanh, vàng , nâu .. thì giá trị lại cao hơn nước thuần trắng, nguyên nhân là vì nó hiếm.
3. Clarity: ( PHÂN TÍCH VỀ ĐỘ TRONG SẠCH )
độ trong sạch, không có than, vết dơ, khuyết điểm.
Để hiểu rõ mời các bạn tham khảo qua thông số thang điểm quốc tế sau để biết được viên kim cương nào là hoàn hảo .
Thang điểm giá thành viên kim cương sẽ giảm dần theo thứ tự về độ sạch – trong-không tỳ vết :
1. >>
F
(flawless – không có khuyết điểm)
2. >>
IF
(Internally Flawless)
3. >>
VVS1
(Very, Very Small Inclusions 1. grades)
4. >>
VVS2
(…2. grades)
5. >>
VS1
(Very Small 1. grades)
6. >>
VS2
(Very Small 2. grades)
7. >>
S1
(Small Inclusions 1. grades)
8. >>
S2
(Small Inclusions 2. grades)
9. >>
S3
(Small Inclusions 3. grades)
10. >>
I1
(Imperfect 1. grades)
11. >>
I2
(Imperfect 2. grades)
I3
(Imperfect 3. grades).
Hiểu Ý nghĩa của từ vvs1 là gì ?
VVS1
là một tiêu chuẩn để đánh giá về mức độ trong sạch của viên kim cương
VVS1
là viết tắt của
Very very slightly included
có nghĩa là tạp chất cực nhỏ, rất rất không đáng kể – Những sai sót nhỏ nhặt rất khó phát hiện khi phóng to 10 lần kể cả bằng máy phân loại tương đối tốt.
12. >>(Imperfect 3. grades).
4. Carat: ( PHÂN TÍCH VỀ ĐỘ TRỌNG LƯỢNG )
trọng lượng viên đá quí.
Carat là đơn vị dùng để đo trọng lượng của đá quý, một carat tương đương 1/5g hay 0,2g = 200mg, tương tự 5ct = 1g
Một Carat chia thành 100 điểm, thí dụ một viên kim cương 75 điểm tương đương 3/4 carat, hay 0.75ct.
Nguồn gốc chữ Carat từ cây có tên khoa học Ceratonia siliqua, họ Đậu Fabaceae/Leguminosae (tên tiếng Pháp: Caroubier hay Caroube; tên tiếng Anh: Locust bean tree hay Carob tree hay Saint John’s Bread; tên tiếng Ả rập: Karuv) cây Minh Quyết hay cây Thường Xuân. Loại cây luôn luôn xanh, cao đến 15 mét, lá mới ra đọt có màu đỏ và mềm mại, sau trở thành xanh lá cây và cứng dần. Bông có mùi hôi. Trái mọc thành chùm ngay tại nhánh. Hột của cây này to đều như nhau và có cân lượng khoảng 0,2g mỗi hột. Ngày xưa, 1500 năm trước đây, những thương gia người Ả rập bắt đầu dùng trọng lượng của hột cây này để định ra đơn vị khối lượng trong việc buôn bán đá quí. Hiện tại các nước vùng Địa Trung Hải cũng còn trồng nhiều cây Minh Quyết.
Cây có tên tiếng Anh là Saint John’s Bread, tương truyền rằng thánh John đã ăn những hột của cây Locust bean khi ông ta đi qua vùng sa mạc. Những nước nghèo đã dùng hột xay ra thành bột để ăn hoặc làm sệt thức ăn. Trái ép làm si rô. Lá, trái, hột dùng làm trà chữa bịnh ho dai hoặc ngâm rượu. Trái thu hoạch vào mùa thu, nhưng có thể mua quanh năm vì có thể phơi khô mà dược tố vẫn không bị mất. Trái có 6 dược tố có thể ngăn chận bứu ung thư phát triển, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do (free radicals), chống lão hóa, trái có nhiều chất sợi, dược tố tannin, catechine, pectin, lignin giúp tiêu hóa ở đường ruột được thông, đẩy kim loại nặng trong cơ thể ra bằng đường tiêu hóa, ngừa ung thư đường ruột. Tannin có thể hòa nhập vào chất độc và ngăn chận sự phát triển của vi trùng, vì vậy rất công hiệu trong trường hợp bị tiêu chảy do độc tố do vi trùng thải ra (bacterial toxin). Trái có nhiều chất đường (fructose, glucose, saccarose), vì vậy người bị tiểu đường không được dùng trái, chỉ dùng lá và hột.
* Trái = Carob; Hột = Carubin
* Saint John (thánh John) sanh trước Jesu khoảng nửa năm, cũng là người rửa tội cho Jesu ở dòng sông Jordan (thuộc trung đông). 27 tuổi St. John bắt đầu đi khắp nơi để truyền đạo công giáo.
Lúc Jesu bị đóng đinh thì Saint John không còn sống nữa, ông ta bị Herodias, vợ vua Herod Philip của Do thái đổ oan tội hảm hiếp con gái bà ta là Salome vì vậy ông ta bị chặc đầu. Tương truyền Saint John có sức quyến rũ rất mạnh đối với phái nữ, nhưng ông không có vợ và mất lúc khoảng 30 tuổi.
Viên hột xoàn càng nặng thì giá bán càng cao , nhưng tỉ lệ mắc hơn lại không tương ứng với carat, vì hột xoàn to, nặng hiếm hơn nên thí dụ :
viên hột xoàn 0.5 carat hoàn hảo mọi mặt giá US$ 6000 >> thì viên 1 carat hoàn hảo tương tự giá US$ 41 000 >> thay vì US$ 12 000.
Ngoài 4C, giá trị viên kim cương còn theo một số tiêu chuẩn khác như:
Culet (very small face on the bottom)
Depth Percentage
Finish
Measurements
Polish: độ đánh bóng
Proportion/Symmetry: độ cân đối.
* Cấp độ càng thấp => giá trị hột xoàn càng giảm dần theo:
* Ex-Excellent :
tuyệt đẹp
* VG-Very Good :
rất đẹp
* G-Good :
đẹp
* F-Fair :
vừa vừa
* P-Poor :
tệ.
Fluorescence là gì ?
là độ phát huỳnh quang dưới tia cực tím, có trong ánh nắng mặt trời. Theo định nghĩa vật lý học: nếu rọi tia cực tím vào khoáng chất rồi đem ngay vào chỗ tối đen, một số khoáng chất sẽ ít nhiều phát huỳnh quang, tùy theo loại khoáng chất huỳnh quang sẽ có nhiều màu. Sở dĩ hột xoàn phát huỳnh quang là do sự tương tác giữa năng lượng ánh sáng tác động qua lại với các nguyên tử bên trong viên đá.
Viên Kim cương hột xoàn phát huỳnh quang càng nhiều sẽ trở thành trắng và chiếu hơn dưới ánh sáng bình thường, nên đánh giá sai có thể nâng lên vài nước, nhưng đó chỉ là phẩm chất tạm thời, hoàn hảo phải là viên không phát huỳnh quang.
Fluorescence: Cấp độ
> None : không phát quang
> Very Slight/Faint : phát quang yếu
> Slight/Medium: phát quang vừa
> Strong: phát quang rõ
> Very Strong: phát quang rất rõ.
Cấp độ càng thấp thì giá trị viên kim cương giảm dần theo.
** Thí dụ viên kim cương thượng hạng sẽ có thông số sau trên giấy giám định :
Cut:
Excelent
Polish:
Excelent
Symmetry:
Excelent
Fluorescence :
None
Viên hột xoàn thật phải luôn luôn có kèm theo bảng mô tả chi tiết giá trị của viên đá “Diamond Certificate”, tờ chứng nhận phẩm cấp kèm theo suốt từ lúc tìm ra ở mỏ cho tới lúc bán ra.
Người mua không phải trả bất kỳ chi phí gì cho tờ chứng nhận này.
Tín nhiệm uy tính nhất hiện nay là Certificate của: GIA (Gemological Institute of America), EGS/EGL (European Gemological Services/Laboratory), IGI (International Gemological Institute), AGS (American Gem Society), HRD (Hoge Raad voor Diamant/Antwerp) là các cơ quan đánh giá đá quí chuẩn .
Nơi bán kim cương hột xoàn lớn nhất và cắt đẹp nổi tiếng nhất thế giới theo thứ tự:
1. Antwerp (Bỉ)
2. New York
2. Tel Aviv (Do Thái)
3. Bombay (Ấn Độ)
4. London (Anh)
= >> 70% của tất cả hột xoàn bán ra trên thị trường thế giới được cắt tại Antwerp.
– Hột xoàn có thể đánh giá chất lượng lại và chứng nhận bởi GTA (Gemological Testing Center); American Society of Apprisers – Diamond appraiser (www.appraisers.org), chi phí người muốn đánh giá phải tự trả.
– Tranh chấp giữa người bán có trong danh sách tổ chức chuyên môn bán hột xoàn và người mua sẽ được giải quyết bởi Jewelers Vigilance Commitee (www.jvclegal.org) với chi phí khoảng us$ 75
Kim Cương Thiên Nhiên
Có 13 cách để người tiêu dùng phân biệt kim cương thật ( tự nhiên ) hay giả:
Một viên kim cương tốt khi được cắt tốt. Nhìn từ trên xuống phải có màu trắng.
Cắt không tốt, nhìn từ trên xuống ở giữa viên kim cương có màu đen và đôi khi có một cái bóng ở đỉnh viên kim cương.
Cách 1:
bỏ viên kim cương vào một ly nước trong để xem độ sáng của kim cương. Nếu kim cương thiệt thì nó vẫn chiếu sáng, còn nếu ánh sáng mờ đó là nhân tạo.
Thả vào trong nước
nếu viên đá chìm hẳn xuống, đó là kim cương thật. Những viên đá giả sẽ nổi bồng bềnh hoặc lơ lửng ở khoảng giữa.
Một điểm đặc biệt khác là kim cương sẽ không được nhìn thấy trong phim chụp X-quang. Trong khi đó đá CZ hoặc một số tinh thể khác thì có. Mặt khác, khi đặt dưới đèn chiếu tia UV, nhiều viên kim cương sẽ phát ánh huỳnh quang màu xanh dương, một số viên kim cương sẽ không phát ánh huỳnh quang mặc dù nó vẫn là kim cương thật. Tuy nhiên, nếu bạn đặt 1 viên Mossanite dưới tia UV, nó sẽ phát màu xanh lá, màu vàng hoặc màu xám rất nhẹ.
2:
nhúng viên kim cương vào acid, kim cương thật không mờ.
3
: Dùng một miếng giấy trắng, vẽ một đường bằng viết (mực màu gì cũng được hay viết chì), để viên kim cương hay hột xoàn lên đường gạch đó. Nếu thấy đường gạch thì đó không phải là kim cương. Nếu đường gạch mờ không thấy rõ thì sát xuất cao đó là kim cương thiệt.
4:
thử bằng gạch màu.
Dùng một miếng giấy trắng vẽ 3 sọc xanh dương, đỏ, vàng rồi để viên kim cương lên và quan sát. Kim cương thật sẽ không cho thấy rõ các gạch màu, các gạch màu sẽ nhòa đi, còn kim cương nhân tạo sẽ thấy rõ các gạch màu.
5:
lấy đèn pin có tia sáng nhỏ nhưng sáng (beam light hay penlight), để viên kim cương trước đèn pin này, cầm viên kim cương để xa miếng giấy khoảng 5-7 cm. Nếu tia sáng đi xuyên viên đá và chiếu một đường thẳng lên giấy thì đó là giả. Viên kim cương thật sẽ phản xạ ánh sáng nên sẽ không thấy tia sáng của đèn trên miếng giấy.
6:
để viên kim cương lên giấy có chữ, nếu đọc được chữ hoặc thấy vết đen của chữ thì đó là hột xoàn giả hoặc thấy đủ màu thì đó có thể là kim cương nhưng loại không có chất lượng tốt. Hột thật và tốt sẽ phản xạ nhiều tông màu xám.
Kim cương có chỉ số khúc xạ cao và có thể bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua lưới tinh thể. Trong khi đó, do khác biệt về cấu trúc nên khi ánh sáng đi qua viên đá CZ sẽ có nhiều đường nét hình lăng trụ hơn.
Để kiểm chứng điều này, nếu viên đá chưa được đính lên trang sức, các bạn có thể đặt nó lên 1 tờ báo có chữ (đỉnh tròn viên kim cương phải nằm trên tờ báo, không đặt ngang). Nếu bạn có thể đọc được dòng chữ bên dưới, viên đá đó có thể là kim cương giả. Trên thực tế, trong thí nghiệm tương tự, bạn không thể nào đọc được dòng chữ nếu đó 1 viên kim cương thật sự do chỉ số khúc xạ cao sẽ ngăn cản bạn nhìn xuống bên dưới.
Tương tự, bạn đặt viên đá lên trên 1 dấu chấm được vẽ trên 1 tờ giấy trắng và phẳng. Nếu bạn thấy 2 hình ảnh khúc xạ (giống như ảnh ảo của dấu chấm) hoặc bạn thấy 1 hình ảnh phản chiếu bên trong viên đá, đó có thể là Moissanite.
Ngoài ra, ánh sáng phản xạ từ viên kim cương thường biểu hiện sắc thái của màu xám. Nếu bạn thấy quá nhiều ánh sáng có màu sắc như cầu vồng, đó có thể không phải là kim cương thật.
7:
dưới đèn ultra violet, hột xoàn thiệt sẽ chiếu những ánh sáng màu xanh dương lợt đến xanh dương đậm. Nếu viên đá chiếu ra nhiều màu như xám, xanh lá cây, vàng thì đó cũng có thể là kim cương thiệt nhưng chất lượng không tốt.
8:
hột xoàn thật cắt được kính, kính trầy nhưng hột xoàn sẽ không trầy vì kính có độ cứng 6 -7 theo Mohs, kim cương độ cứng 10.
9:
hà hơi thở lên viên kim cương, nếu trên bề mặt viên đá đóng màn hơi nước thì đó là giả. Trên hột xoàn thiệt không bao giờ đóng hơi dù chỉ trong tíc tắc.
Điều này là do kim cương có tính dẫn nhiệt mạnh nên lượng hơi nước sẽ tiêu tan gần như ngay lập tức. Nếu hơi nước bám khá lâu trên viên đá, đó có khả năng là đá CZ.
10:
nhỏ một giọt nước nhỏ lên bề mặt hột xoàn, trên viên hột xoàn thiệt giọt nước giữ nguyên giọt, trên hột xoàn giả giọt nước sẽ tràn trôi đi mất.
11:
hột xoàn lạnh hơn so với các loại hột xoàn giả khác như zirconia (zirconia là pha lê làm từ zirconium dioxide ZrO2).
12:
kim cương, hột xoàn là đá thấu xạ nên chụp hình bằng quan tuyến X thì không thể thấy hình ảnh của kim cương thật khi chụp.
13:
Hàng giả nặng gấp đôi hàng thật
Xét về hình thức, có thể đá CZ trong giống như kim cương, nhưng thật sự nó là vật liệu có trọng lượng riêng lớn hơn. Với trọng lượng riêng từ 5,6 đến 6,0N/m
3
, đá CZ nặng hơn gần 1,7 lần so với 1 viên kim cương có cùng thể tích. Bạn có thể so sánh viên đá với 1 viên kim cương thật cùng kích thước bằng 2 lòng bàn tay, bạn sẽ nhận được sư khác nhau về trọng lượng này. Viên nào nặng hơn sẽ là đá CZ.
Tất cả các cách thử trên đây không áp dụng được cho một loại “hột xoàn nhân tạo”, có tính chất tương tự như hột xoàn, loại hột xoàn giả đó có tên là moissanite hay tên khác là muassanite, thành phần hóa học siliciumcarbid SiC, có độ cứng 9,25 theo Mohs.
* Hột xoàn đã nhận vào nhẫn hoặc hột nhỏ hơn 2mm (2 ly) rất khó nhận ra hột xoàn nào thiên nhiên, hột nào nhân tạo.
* Với kiếng lúp phóng to 10 lần, nhìn từ từ dưới (điểm nhọn lên) những đường cắt (facets) đều nhân đôi, nhòa, không rỏ ràng:
* Dưới đèn, bên trái là moissanite ( kim cương giả ) – bên phải là kim cương thật !
* Tỷ trọng của moissanite 3,21, nhẹ hơn tỷ trọng 3,32 của diiodmethan CH2I2 và tỷ trọng của hột xoàn 3,52, vì vậy, moissanite sẽ nổi lên trong dung dịch CH2I2.
* Cách tốt nhất để mua một viên hột xoàn thiệt, bảo đảm, là nên mua ở những tiệm tính nhiệm có uy tính , hoặc nơi có xưỡng mài hột xoàn.
Có một số máy để kiểm tra chất lượng kim cương: ASET, BrillianceScope, IdealScope, FireScope, GemEx, Heart & Arrow Viewer, …
Viết để thử kim cương có hàng loạt loại (bán tại Thụy sĩ), như: “Mini Diamond – Moissanite Tester Pen”
“Diamond Wizard – Diamond Moissanite Tester”
“Diamant/Mossanite Combo Tester”
“Presidium Diamond Moissanite Tester”
“Diamond Selector with Ultraviolet Light”
giá khoảng us$70 đến us$200. Thử kiểu này nên có 4 viên đá mẫu (2 thiên nhiên / 2 nhân tạo):
http://www.free-form.ch/tools/gemologyd.html
QUAN SÁT KIM CƯƠNG BẰNG MẮT THƯỜNG
Độ lấp lánh:
Nhìn xuyên qua mặt bàn, kim cương thật sẽ có độ lấp lánh hơn các chất giả kim cương. Nhìn vào Kim cương thật sẽ thấy một khối nát vụn lấp lánh ở giữa viên kim cương rõ rệt, kim cương giả gần như không có hoặc có nhưng tụ vào tim đáy.
Tính dẫn nhiệt:
Kim cương có tính dẫn nhiệt cao hơn bất kỳ loại đá nào, nên trong cùng một môi trường nhiệt độ, khi sờ vào ta sẽ có cảm giác kim cương mát lạnh hơn, nên áp viên đá lên môi, má hoặc những phần nào nhạy cảm của mặt để dễ kiểm tra. Khi hà hơi thổi vào kim cương thật, viên đá sẽ sáng lại (bay hơi) rất nhanh, còn kim cương giả sẽ sáng chậm lại.
Ánh sáng:
Kim cương thật có chiết xuất ánh sáng cao vì thế nó có độ sáng rất trong, kim cương giả có ánh sáng chiết xuất ánh sáng thấp , vì vậy sẽ có màu trắng đục như có một lớp khói mỏng trên bề mặt.
Đường cắt:
Khi đặt viên kim cương ngang tầm nhìn và nhìn ngang hai bên hoặc nhìn từ viền ta sẽ thấy rõ rệt. Kim cương giả sẽ có hai hoặc ba đường cắt ngang bên trong rất mờ.
Nước:
Nhỏ một chút nước lên trên bề mặt viên đá, ở kim cương thật quả cầu nước sẽ lan ra rất chậm còn kim cương giả thì quả cầu nước sẽ lan ra rất nhanh.
Ma sát: Mài nhẹ qua giấy nhám, kim cương giả sẽ bị mờ đi, ngược lại kim cương thật thì không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cách này được khuyến cáo là không nên lạm dụng.
QUAN SÁT BẰNG KIM CƯƠNG KÍNH LÚP
Kim cương rất cứng (10 mohs), nhờ đó mà có độ bóng rất cao. Khi kiểm tra giác cắt có vẻ mỏng hơn thực tế, nguyên nhân là do kim cương có độ chiết xuất cao, những chất giả không có cảm quan thu ngắn tới mức độ rõ rệt như thế.
Khi quan sát qua kính lúp, đường tiếp giáp (đường viền) giữa hai giác cắt kim cương thật sắc sảo, sắc cạnh, kim cương giả có các đường tiếp giáp mờ, không sắc cạnh, bị cong hay bo tròn.
Trên đây là vài kinh nghiệm để giúp phân biệt kim cương thật, giả bằng mắt thường hay thiết bị đơn giản. Ngày nay, với khoa học hiện đại , người ta đã chế tạo ra được máy thử kim cương rất tiện ích. Tuy nhiên, việc dùng việc dùng phương pháp đơn giản hay thiết bị hiện đại để kiểm tra kim cương đều phải chú ý đến điều kiện để việc nhận định được tốt nhất.
MÔI TRƯỜNG KHÔNG GIAN ( XUNG QUANH )
Tốt nhất là tiến hành nhận định trong môi trường trắng Tuết như: tường trắng, trần nhà, mặt bàn trắng, đèn trắng…nếu không có được mội trường trắng như trên ta có thể tạo ra bằng cách làm một hộp mica trắng có 5 mặt (1 mặt đáy, 1 mặt trên, 1mặt trước 50×30 và 2 mặt hông 30×30) và một mẫu giấy trắng xếp gấp.
ÁNH SÁNG
Thường dùng đèn neon có ánh sáng trắng mạnh. Nếu dùng ánh sáng ban ngày để nhận định thì thì chỉ nên dùng ánh sáng ở cửa sổ phía bắc hoặc phía nam.
Không nên dùng ánh sáng mặt trời để nhận định lúc quá sớm (trước 9h am) hay quá trễ sau (16h pm). Bởi vì khúc xạ của khí quyển trong các khoảng thời gian đó làm cho ánh sáng dư màu đỏ sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhận định. Nhận định kim cương bằng ánh sáng trời vào lúc 10 am và 14h pm là tốt nhất.
Tất nhiên thời gian nhận định còn tuỳ thuộc vào mùa, vùng, miền, thời tiết của quốc gia và khu vực khác nhau.
Rapaport Diamond Report là báo xuất bản hàng tuần trên mạng, chuyên ghi giá hiện tại của hột xoàn trên thị trường. Muốn vào trang này để đọc giá thì phải trả chi phí mới có code để vào (khoảng 180us$ một năm nếu muốn có bản giá hàng tháng, hoặc 250us$ một năm để xem bản giá hàng tuần). Tuy giá có thể lên xuống hàng tuần, nhưng xê dịch lên xuống tối đa khoảng 5 đến 6%.
Hàng trên cùng: trọng lượng viên kim cương (0.9ct đến 0.99ct; 1.00ct đến 1.49ct; 1.50 – 1.99ct; v.v.); tháng/ngày/năm (viết theo Mỹ); kiểu cắt (tròn, brilliant)
Hàng thứ 2: độ sạch (Clarity) từ IF (Internally Flawless) đến I3 (Imperfect 3 grades/Piqué 3)
Những hàng sau đó là độ màu (Color) từ D đến M.
thí dụ 1: hột xoàn 0.9 carat, màu D; độ sạch IF = 127 .
Giá: 0.9 carat x 127 x 100 = 11 430 US$
thí dụ 2: viên 1.8ct, màu F; độ sạch VS2 = 112 .
Giá: 1.8 x 112 x 100 = 20 160 US$
bảng giá tháng 3 năm 2012
Giá hột xoàn tăng giảm, coi bảng
RapNet Diamond Index” gọi tắt RAPI
thí dụ: theo bảng dưới đây thì hột xoàn 1.00 carat xụt giá trong tháng 10.2012 (1.8%)/ trong 10 tháng (11.9%) và trong vòng 1 năm (13.8%)
So sánh với RAPI 2011
Martin Rapaport là một thương gia người Mỹ là người sáng lập nhà xuất bản và nhà báo phát hành “Rapaport Diamond Report” hay thường được gọi là “RAP list”. Ông bắt đầu sự nghiệp với nghề tách đá quý và kim cương thô tại Antwerp (Bỉ). Năm 1975 ông đến New York và làm việc trong ngành mua bán kim cương. Rapaport là thành viên của Hội đồng mua bán kim cương thế giới và thành viên trong nhiều tổ chức mua bán kim cương khác trên toàn cầu. Ông là một trong những người khởi xướng và ủng hộ Luật thương mại kim cương trong sạch “Clean Diamond Trade Act” kết hợp với giấy chứng nhận “Kimberley Process Certification” một hệ thống chứng nhận quốc tế trong thương mại với kim cương thô, nhằm mục đích ngăn ngừa “kim cương máu” đi vào thương mại của các trung tâm kinh doanh kim cương chính thức. Cũng vì lý do này, ông phải đối mặt với nhiều kẻ thù khi xuất bảng danh sách giá kim cương vào năm 1978 và năm 1982 thì thiết lập RapNet đăng bảng giá cũng như tin tức về kim cương trên mạng. Rapaport tiếp tục tham vọng của mình và đi khắp thế giới để tuyên truyền trước các nhóm chính trị gia, nhà bán lẻ và khách hàng để đạt mục đích là giúp các thợ mỏ ở Phi châu có được mức lương công bằng. Martin Rapaport nổi tiếng là công bằng, nên không thể hối lộ để ông tăng giá của kim cương này nọ trên bảng giá.
tin tức ngày 22.09.2008
Viên kim cương, trong, sạch, chưa cắt 478 carats, được tìm thấy ở Lesotho, Nam Phi
Một viên nữa to hơn 507 carats cũng tìm thấy ở Nam Phi, tháng 3 năm 2010 được bán đấu giá. Một hảng bán hột xoàn tại Hồng kông (Chow Tai Fook) mua với giá 23 triệu Anh kim ~ 35 triệu US$.
Viên kim cương 3106 carats (621g) được tìm thấy tại Cullinan (đây cũng là tên chủ mỏ kim cương Sir Thomas Cullinan) Nam Phi 25 tháng 1.1905. “Cullinan” được cắt tại Amsterdam, Hòa lan, chia ra làm 9 viên
Viên “Kim cương đen” (black diamond) Carnonados to hơn nữa 3600 carats (720g) tìm được ở Cinta Larga, Ba tây (Brazil) vào năm 1800, nhưng chất lượng không tốt “no gemstone quality”. Viên kim cương đen to nhứt 3168 carats có tên “Sergio” cũng tìm được ở Brazil. Có giả thuyết cho rằng những viên kim cương đen này được sanh ra từ không gian vũ trụ (outerspace) vì kim cương đen thường chỉ có ở độ sâu từ 100 đến 300 miles (160 đến 490 km) dưới lòng đất, chỉ sức nóng ở đó mới có thể ép than (carbon) thành kim cương đen.
( Nguồn Tổng hợp GOOGLE )
[/tintuc]