NOTE NGAY 10 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam cho bạn Selfie FREE
Bạn muốn có những bức ảnh mang đậm phong cách trời tây mà chi phí hạn hẹp . Vậy sao không đến ngay 10 nhà thờ đẹp tại Việt Nam dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ có bức ảnh triệu like mang phong cách tây mà ngay tại Việt Nam mà thôi.
1. Nhà thờ Tân Định
Địa chỉ: 289 Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh.
Nhà thờ Tân Định còn có tên là nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu là một địa điểm mà gần đây đây nhanh chóng thu hút du khách trong nước và quốc tế đến đây thăm quan. Điều mà hấp dẫn du khách khi đến đây chính là Nhà Thờ mang màu sắc hồng trông thật xinh xắn dễ thương, nổi bật ngay giữa lòng Sài Gòn.
Nhà thờ Tân Định nằm ở đâu?
Tọa lạc ở số 289, Hai Bà Trưng, Phường 8, Quận 3 nằm trên đường phố nhộn nhịp dòng người xe qua lại nên du khách dễ dàng di chuyển mọi phương tiện tới đây. Có thể là đi xe máy, ô tô, taxi hoặc là xe buýt. Từ các quận 2, quận 4 hay quận 1, quận 7, du khách đều có thể dễ dàng đi tới đây mất chừng 20 phút – 30 phút. Nếu du khách chọn đi xe buýt cũng rất tiện lợi, chỉ việc bắt xe số 63 là đến nơi.
Kiến trúc của nhà thờ Tân Định
Nhà thờ Tân Định được xây dựng năm 1870, đây gần như là nhà thờ cổ nhất thành phố. Cho đến năm 1929, nhà thờ được mở rộng và xây thêm một tòa tháp cao 52.60m sơn sửa lại tháp chuông. Mang phong cách Roma cổ điển với kiến trúc độc đáo được khoác trên mình màu áo hồng tươi mới tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy trong ánh nắng Sài Gòn.
Nhà thờ Tân Định được làm bằng cẩm thạch Ý. Đứng từ phía ngoài nhìn vào, du khách sẽ thấy tòa tháp chính và hai tòa tháp phụ với hai bên là dãy những hành lang có mái vòm được lợp ngói hình vẩy cá được xen kẽ trang trí tinh tế hoa lá, tượng thiên thần vào những ô cửa tròn. Điểm nhấn chính là ở đỉnh tháp là cây thánh giá được làm bằng đồng cao tầm 3m, biểu tượng cho những người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Hai bên tòa tháp phụ có nhiều tháp đèn với nhiều lỗ thông gió được trang trí hoa văn trông rất duyên dáng.
Đi vào sâu bên trong Thánh đường, du khách sẽ choáng ngợp trước kiến trúc cổ kính với hai hàng cột Gô-Tích dẫn tới bàn thờ chính. Đa số các bàn thờ trong Thánh đường được làm từ các loại đá quý gửi từ Italia sang. Nếu để ý kỹ du khách sẽ nhận ra ngay hàng cột bên trái là tượng các Thánh nữ, hàng cột bên phải là tượng các Thánh Nam. Bên trong tòa tháp có 5 quả chuông nặng khoảng 5.5 tấn tạo nên một bức tranh kiến trúc độc đáo được chạm khắc rất tinh xảo, du khách như đi lạc vào thành phố Ý thơ mộng, cổ điển cảm giác thú vị mà ai cũng muốn được một lần đặt chân đến.
Là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nhưng đây còn là nơi tổ chức các hoạt động từ thiện cũng như là điểm đến của bà con theo đạo tới đây thờ phụng, cầu nguyện mọi điều tốt lành, bình an hay lắng nghe những buổi giảng tại Thánh đường. Tưởng chừng như du khách đang ngồi trong một ngôi nhà thờ ở Châu Âu với không gian rộng lớn, đậm nét cổ điển.
Vẻ đẹp của nhà thờ Tân Định
Thăm quan hết một vòng, ngắm nhìn kiến trúc nhà thờ Tân Định. Lắng nghe tiếng chuông Thánh đường ngân nga từng hồi, ngắm nhìn hoàng hôn chiều xa dần với những áng mây lững lỡ trôi. Du khách dễ dàng tận hưởng những giây phút yên bình , nhẹ nhàng hiếm có giữa lòng thành phố ồn ào, náo nhiệt.
Tuyệt vời hơn khi đây trở thành địa điểm không chỉ thu hút du khách trong nước và quốc tế mà còn là điểm đến check-in chụp ảnh của nhiều các bạn trẻ, các cặp đôi lui tới đây tham quan và khám phá Nhà Thờ Tân Định.
Từ màu sắc tới kiến trúc nhà thờ Tân Định đã làm say đắm khách du lịch cũng như giới trẻ khi tới đây. Còn gì băn khoăn mà không đặt chân đến đây ngay và luôn. Nếu đã chọn nhà thờ Tân Định là một điểm đến, du khách hãy tới ngay thành phố Sài Gòn
2. Nhà thờ Đức Bà
Địa chỉ: 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Lịch sử xây dựng nhà thờ ĐỨc Bà
Để nói về Nhà thờ Đức Bà, đây chắc chắn là một trong những kì quan kiến trúc bậc nhất tại Việt Nam. Công trình nguy nga này được hoàn thành năm 1880 (chính xác vào ngày lễ phục sinh 11 tháng 4, cố đạo Colombert tổ chức trọng thể nghi thức cung hiến và khánh thành Nhà thờ Đức Bà). Vằ đằng sau cái vẻ đẹp tráng lệ ấy là vô vàn câu chuyện thú vị.
Người Pháp mang theo đạo Công giáo du nhập vào đất Việt trong thời kì chiến tranh; và họ – cũng như bất kì con người nào, cũng có một niềm tin tuyệt đối vào chúa trời của mình. Nhà thờ Công giáo đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Sài Gòn từ một ngôi miếu nhỏ bị bỏ hoang (nằm trên đường Ngô Đức Kế ngày nay).
Qua một vài lần tu sửa, người Pháp nhận thấy rằng nhu cầu tín ngưỡng ở lục tỉnh Nam Bộ ngày càng tăng. Năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ thiết kế nhà thờ lớn. Và bản vẽ của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc hậu Roman, pha trộn cùng các chi tiết từ phong cách Gothic đã được chọn. Đặc biệt hơn nữa, hiểu rõ tầm quan trọng của công trình này, ông Duperré cho nhập toàn bộ các vật liệu xây dựng trực tiếp từ Pháp. Các bạn có thể thấy màu gạch đỏ đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà không bám bụi bẩn hay rêu phong qua hơn 130 năm na
Kiến trúc nổi bật của Nhà Thờ Đức Bà
Tượng đồng Pigneau de Béhaine:
Được người Pháp đúc năm 1903, nhân vật trong tượng chính là giám mục Pigneau de Béhaine (ông còn được biết đến như giám mục Bá Đa). Ông dẫn theo một cậu bé trạc tuổi đôi mươi, người này chính là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai vua Gia Long) – đây được xem như biểu tượng hòa hợp giữa Công Giáo và triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Cho đến năm 1945, tượng bị phá bỏ chỉ còn trơ lại bệ đá hoa cương vững chãi…
Tượng Đức Mẹ hòa bình:
Sau một thời gian dài bỏ trống bệ đá cẩm thạch trước cổng chính Nhà thờ Đức bà, mãi đến năm 1958, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đặt tạc tượng Đức Mẹ hòa bình bằng đá Carrara tại Ý. Sau khi hoàn thành, tượng được đưa đến Sài Gòn bằng đường hàng hải và tận 1 năm sau đó, tượng Đức Mẹ mới chạm mốc cuối cùng là bệ đá hoa cương xưa kia. Sau lễ khánh thành trang nghiêm, người ta cũng khoét một lỗ dưới bệ đá hoa cương này để chứa chiếc hộp bạc bảo quản những lời cầu nguyện hòa bình khi làm lễ. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
Nét đặc trưng kiến trúc của Nhà Thờ Đức Bà :
Như đã nói, Nhà thờ Đức Bà là kết quả của sự kết tinh giữa kiến trúc hậu Roman (Romanesque) và kiến trúc Gothic. Cách bài trí tổng thể của thánh đường, cung thánh và các gian của nhà thờ này toát lên vẻ đẹp cổ kính đặc trưng vào gian đoạn cuối cùng của trường phái hậu Roman. Kết hợp với cấu trúc tổng quan ấy lại là lối trang trí cửa sổ, cửa chính, vòm và chóp mái dày đặc theo đường lối Gothic chính thống.
Hai chóp mái trắng và bộ chuông 28 tấn:
Vốn không tồn tại trong bản thiết kế ban đầu, nhưng việc Nhà thờ Đức Bà cho xây dựng thêm hai chóp mái này lại tình cờ định hình phong cách kiến trúc Gothic vốn dễ bị lầm lẫn trước đây. Việc làm này cũng tăng lên nhiều lần tổng chiều cao của hai tháp chuông. Riêng về 6 chiếc chuông đặc biệt ở bên trong, chúng cũng được đặc chế riêng tại Pháp, 6 chiếc chuông tương đồng với 6 nốt nhạc sol/đô/rê/mi/la/si. Tháp bên phải canh giữ 4 nốt sol/đô/rê/mi và tháp bên trái là hai nốt la/si.
Tọa lạc ngay trung tâm quận 1, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những địa điểm dễ dàng tập trung nhất dành cho những du khách phương xa. Từ đây, bạn có thể tìm đến các công ty du lịch, khách sạn, địa điểm nổi tiếng, bảo tàng hay các nhà hàng, quán cafe riêng lẻ. Và ngược lại, du khách cũng có thể tìm đến Nhà thờ Đức Bà bằng các phương tiện công cộng như xe bus, taxi hay thậm chí xe ôm hoặc xích lô.
Với không gian rộng và mật độ xe lưu thông ít, đây cũng là nơi lý tưởng để các du khách dạo bộ hoặc ngồi nhâm nhi một tách cafe nhỏ. Ngay gần Nhà thờ Đức Bà là các di tích nổi tiếng thành phố Hồ Chí Minh như: Dinh Thống Nhất, Hồ Con Rùa, Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam,…
3. Nhà thờ Chánh Toà Thái Bình
Địa chỉ: 8 đường Trần Hưng Đạo, phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Nhà thờ Thái Bình nằm ở đâu ?
Tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 1.500m2, Nhà thờ Chính Tòa Thái Bình được thiết kế theo lối kiến trúc Gothique kết hợp với phong cách kiến trúc Phương Đông pha chút hiện đại, tạo thành một tổng thể hài hòa. Vì thế, ngôi thánh đường mới vẫn giữ được nét truyền thống của một ngôi nhà thờ Phương Tây, với hai tháp đối xứng, đồng thời, cũng mang phong cách Phương Đông với mái cong, cột tròn, con sơn được cách điệu thành dạng khối…
Vẻ đẹp của nhà thờ Thái Bình
Ngôi thánh đường được thiết kế hai tầng, có tổng chiều dài là 69 mét; rộng 18 mét lòng sử dụng và hai hành lang chạy dài với chiều rộng 3 mét. Tầng trên của nhà thờ được dùng để cử hành Thánh Lễ và các nghi thức phụng vụ.
Ngôi thánh đường khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, thiên về màu phù sa, gợi nhắc một miền quê lúa đã một thời đi vào lịch sử. Nằm ở lưu vực của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, quê hương Thái Bình đã được bồi đắp và nuôi sống bởi lớp phù sa màu mỡ, giúp cho Thái Bình một thời là vựa lúa của cả miền Bắc Việt. Chính mảnh đất đầy tiềm năng ấy đã tạo ra những con người Thái Bình hiền lành, chất phác, chịu thương chịu khó trong đời thường nhưng can trường trong những thử thách đức tin.
Thánh đường nhà thờ Chính Tòa mới được xây dựng trên nền đất và hướng trục tâm của ngôi nhà thờ trước. Tuy nhiên, nó đã được dịch chuyển lên phía đầu nhà thờ khoảng 30 mét, để tạo một khoảng không gian rộng lớn phía cuối nhà thờ trở thành quảng trường trong những dịp lễ đại triều.
Về tổng thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, không gian kiến trúc thiên về thiên nhiên đã được đưa vào nhiều hơn. Đặt chân tới khuôn viên nhà thờ, người ta như bước vào một thế giới hoàn toàn khác lạ. Bởi nơi đây, họ đã tìm lại được sự bình yên, và những phút thanh tịnh hiếm hoi sau những ngày làm việc vất vả.
4. Nhà thờ Phủ Cam
Địa chỉ: 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Nhà thờ Phủ Cam nằm ở đâu ?
Nhà thờ Phủ Cam ngự trên một ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; nằm ở bờ nam sông Hương. Công trình có một vị trí đẹp, chế ngự một không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Nhà thờ Phủ Cam là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.
Nguồn gỗ tên gọi “Phủ Cam”
Nhà thờ Phú Cam hay nhà thờ Phủ Cam? Phủ Cam là gồm từ Phủ trong phủ đệ của quan lớn hay vương thân, Cam là vườn trồng cây Cam. Trước đây trên địa phận này là vị trí của phủ đệ trồng cam. Còn tên Phú Cam là chứ Phú được đọc chệch đi từ chữ Phủ.
Lịch sử xây dựng nhà thờ Phủ Cam
Sơ khởi của nhà thờ Phủ Cam là nhà nguyện Phủ Cam được xây dựng bằng tranh tre tại Xóm Đá, sát bờ sông An Cựu năm 1682. Nhưng sau đó, chỉ 2 năm, nhà thờ Phủ Cam được di chuyển và xây mới trên đồi Phước Quả (vị trí nhà thờ bây giờ). Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), ngôi nhà thờ ấy đã bị triệt giải hoàn toàn vào năm 1698.
Sau đó đúng hai thế kỷ, vào năm 1898, Nhà thờ Phủ Cam lại được tái thiết. Công trình hoàn thành xây dựng vào năm 1902, theo phong cách kiến trúc Gothique. Dù vậy công trình nhà thờ này lại bị thay thế vào thập niên 60 của thế kỷ 20, bởi nhiều lý do. Trong đó có nguyên nhân công trình hết niên hạn sử dụng và trở nên chật hẹp so với số lượng giáo dân ở Phủ Cam ngày càng tăng cao.
Năm 1960, sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận; nhà thờ cũ bị triệt giải và một ngôi nhà thờ mới lớn hơn được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đó chính là công trình Nhà thờ Phủ Cam hiện tại.
Nhà thờ chính toà Phủ Cam hiện tại thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Ðây là một thánh đường xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Ðầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Tới năm 1967 mới lên được phần cung thánh. Tiếp đến 1995 phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành.
Kiến trúc và vẻ đẹp của Nhà Thờ Phủ Cam
Thánh đường Phủ Cam được xây theo quan niệm vật lý kết cấu mới. Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín cung thánh và bàn thờ.
Lòng nhà thờ được xây theo truyền thống cổ điển có hình thánh giá Latin cộng với lòng căn hai cánh mở rộng. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ, phía giữa có hình thánh giá bằng xi măng cốt sắt.
- Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cung là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối.
- Nhà tạm, được xây sát vào phần hậu thân nhà thờ, nằm gọn vào phần lõm phía sau và được đặt trên một bệ cao ngay chính giữa.
- Hai bên cánh hình thánh giá nhà thờ, cánh trái là phần mộ Ðức cố Tổng giám mục Philipphê Nguyễn Kim Ðiền (1921 – 1988), cánh phải đối diện là bàn thờ kinh thánh.
- Phía trước nhà thờ Chính toà Phủ Cam có hai tượng đúc: bên phải là thánh Phêrô, bên trái thánh Phaolô cũng là những bổn mạng của giáo xứ Phủ Cam.
- Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng nhìn tổng thể, nhà thờ Phủ Cam với đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời trông vẫn hết sức thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo.
5. Nhà thờ Chánh Toà Nha Trang
Địa chỉ: số 1 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Nhà thờ Núi Nha Trang nằm ở đâu?
Nhà Thờ Núi Nha Trang hay còn gọi là nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kito Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với các tên gọi giản dị và quen thuộc như: Nhà thờ đá, nhà thờ Núi. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 3-9-1928. Xưa kia, đây là vùng đất hoang sơ, khi người Pháp đến Nha Trang đã cho xẻ đôi núi Hòn Một. Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng bởi 500 quả mìn để có diện tích 4.500m2 xây nhà thờ. Tháng 12-1941, công trình được hoàn tất và cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có.
Vẻ đẹp của nhà thờ Núi Nha Trang
Đứng từ xa nhìn, nhiều người vẫn lầm tưởng công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng bằng đá chẻ, nhưng thực tế đá chẻ chỉ được dùng lát đường và sân. Còn toàn bộ các bức tường của nhà thờ được xây bằng táp lô xi măng. Chính linh mục Louis Vallet cùng các cộng sự đã trực tiếp đúc nên các khối táp lô này. Đặc biệt, chỉ phần mái bằng của hành lang chạy dọc hai bên được đổ bê tông cốt thép, còn toàn bộ mái vòm của nhà nguyện đều được dùng cốt tre cật và lưới thép mắt cáo.
Nhà thờ Núi mang đậm kiểu kiến trúc nhà thờ Gotic với 3 phần rõ rệt, phần dưới cùng là cửa, phần giữa là ô cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông. Nét độc đáo của nhà thờ chính là bộ chuông đồng được treo trên tháp chuông. Đây là những quả chuông do hãng chuông nổi tiếng Bourdon Carillond của Pháp chế tạo và cung cấp. Trong một chuyến kinh lý vào tháng 2-1933, vua Bảo Đại đã đến thăm khi công trình đang được hoàn thiện. Lúc ấy, bộ chuông đồng đúc ở Pháp chở sang được treo tạm trên tháp gỗ. Quả chuông đầu tiên có âm mi giáng được nhà thờ hành pháp làm phép vào ngày 29-7-1934, hai quả còn lại có âm đô và âm la được hành lễ làm phép năm 1939. Trên tháp chuông còn có gắn 1 chiếc đồng hồ lớn, có 4 mặt quay ra 4 hướng.
Thánh đường nhà thờ núi Nha Trang
Nổi bật nhất của nhà thờ Núi chính là khu Thánh đường. Bước qua cửa Tiền Đàn, ta sẽ bắt gặp một không gian mênh mông, khoáng đạt và tràn ngập ánh sáng. Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc Gotic tại nơi đây chính là các vòm cuốn hình múi uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Hoa văn trang trí sử dụng những đoạn thẳng, được bố trí hài hòa, tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần trang nghiêm. 14 tràng đàn (cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su) được mô phỏng bằng các bức họa treo trên tường. Bên cạnh đó, để khai thác hiệu quả ánh nắng mặt trời của hai hướng Đông và Tây, các nhà thiết kế đã cho lắp nhiều loại kính màu xanh, đỏ vào các cửa vòm, cửa hoa hồng. Tất cả đã tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp và nhẹ nhàng, làm dịu đi bầu không khí trang nghiêm vốn có thường thấy ở những nơi thờ phụng. Khu cung thánh là một không gian mở, những bức tranh Thánh bằng kính màu ở đây tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và sang trọng. “Tôi cảm thấy vô cùng khâm phục bàn tay tài hoa của những người thợ đã xây dựng nên công trình này”, anh Nguyễn Thế Trọng – du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
Nhà thờ Núi đã có mặt ở Nha Trang hơn 80 năm. Từ xa nhìn lại, nơi đây giống như một lâu đài cổ đại La Mã. Đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương. Đối với bà con giáo dân ở TP. Nha Trang, Nhà thờ Núi có một vị trí vô cùng quan trọng, họ đến đây để cầu nguyện chúa ban hồng ân. Bên cạnh đó, nhiều cặp uyên ương cũng chọn nơi đây để tổ chức đám cưới, chứng nhận cho sự thăng hoa, kết trái của tình yêu. Đây còn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang – Khánh Hòa. Ngoài tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo, du khách sẽ có những phút giây thật thoải mái, yên bình khi ngắm nhìn sự thơ mộng của phố biển…
6. Nhà thờ Lớn
Địa chỉ: ở số 40, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm
Vẻ đẹp của nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu Âu.
Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với nhà thờ Đức Bà Paris, là nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bổi.
Về tổng thể, nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m. Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này. Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ.
Nhìn bên ngoài trông nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi đã chuyển màu, mái ngói phủ đầy rêu phong. Thế nhưng, khi bước vào cánh cửa lớn bên trong nhà thờ, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được mục sở thị những nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ không bị biến đổi theo thời gian.
Theo kinh nghiệm đi du lịch Hà Nội của một số du khách thì phải vào nhà thờ, du khách mới cảm nhận được sự hoành tráng của công trình này.
Tham quan nhà thờ Lớn
Bước vào nhà thờ, điều thu hút du khách đầu tiên có lẽ là Cung thánh. Cung thánh trong nhà thờ được trang trí theo lối nghệ thuật dân gian truyền thống, đơn giản mà bắt mắt. Ở giữa Cung thánh có tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu, hai bên và xung quanh Cung thánh có bàn thờ Đức Mẹ và nhiều tượng thánh khác.
Phía dưới thánh đường là những băng ghế dài, có bàn quỳ để phục vụ các giáo dân trong thánh lễ. Với không gian rộng rãi, Nhà thờ Lớn có sức chứa lên đến hàng nghìn người. Vào các dịp lễ lớn như lễ Noel (Giáng sinh), Nhà thờ Lớn thu hút đông đảo giáo dân và du khách.
Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai bên tháp có hai cửa nhỏ để thuận tiện cho giáo dân và du khách tham quan. Các cửa đi và toàn bộ cửa sổ trong nhà thờ đều được cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique. Bên trong các cửa cuốn có những bức tranh của các Thánh bằng kính màu rất đẹp.
Tháp chuông nổi bật
Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây có giá trị (khoảng 20.000 franc Pháp thời đó), gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn. Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Chiếc đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp.Tiếng chuông nhà thờ nhằm mục đích thông báo những hoạt động cho người theo đạo Thiên Chúa biết giờ kinh lễ bắt đầu, ban phép rửa tội, hôn phối hoặc có người vừa mất v.v.. Không giống với âm thanh và cách đánh chuông của nhà chùa, chuông nhà thờ có nhịp đánh nhanh, chậm tùy vào mục đích thông báo khác nhau.
Bên ngoài nhà thờ có một quảng trường nhỏ, là nơi đặt tượng đài Đức Mẹ bằng kim loại. Bên dưới tượng Đức Mẹ có một lư hương để người dân thắp nhang cầu nguyện, xung quanh là nhiều chậu cảnh xanh tươi. Hàng rào xung quanh tượng đài mang đậm chất công giáo với các họa tiết được tạo từ hình dáng cây thánh giá.
Quảng trường Nhà thờ Lớn
Nhà thờ Lớn Hà Nội là một điểm đến đặc biệt, thu hút người dân địa phương và du khách gần xa. Khu phố quanh nhà thờ từ lâu đã trở thành điểm tụ họp quen thuộc của giới trẻ và du khách. Chỉ cần một cho mình chỗ ngồi lý tưởng, vừa thưởng thức nước uống vừa ngắm nhà thờ cổ kính là du khách cũng đủ thấy tâm hồn thoải mái lạ thường.
Các em học sinh ở các trường gần đó cũng thường tụ tập đá bóng, vui chơi trước cổng nhà thờ. Những đôi tình nhân, cặp vợ chồng sắp cưới thường chọn địa điểm xung quanh nhà thờ làm nơi hẹn hò, chụp ảnh cưới.
7. Nhà thờ gỗ Kon Tum.
Địa chỉ: số 13 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kom Tum nằm ở đâu ?
Nhà thờ Chánh Tòa hay người dân nơi đây thường gọi với với cái tên dân dã là Nhà thờ gỗ Kon Tum, được một mục sư người Pháp xây dựng vào năm 1913. Phần trần và tường làm bằng đất trộn với rơm. Trên những bức tường cổ, là các khung kính màu khắc họa hình ảnh của Chúa Giê-su và Đức Mẹ.Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, Tp. Kon Tum. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít (sến đỏ) hoàn thành năm 1918.
Vẻ đẹp của nhà thờ gỗ Kom Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum là một kiệt tác bởi được thiết kế theo kiến trúc Romantic, phối hợp hài hoà kiểu nhà sàn của người Ba Na nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng người dân cao nguyên từ những đường nét họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu. Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông
Khu hoa viên của nhà thờ có bức tượng Đức Mẹ hai tay nâng bế Chúa Hài Đồng được làm từ một thân gỗ nguyên sơ, tạc theo phong cách mộc mạc của các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, thánh giá và các tượng trang trí bên ngoài lẫn bên trong nhà thờ như các con chiên, tượng thánh được làm bằng gốc rễ cây rừng càng làm không gian mang đậm màu sắc Tây Nguyên
Bên trong nhà thờ là không khí liêng thiêng, trang nghiêm, còn bên ngoài là cả một khuôn viên rộng lớn được trồng nhiều cây và hoa che bóng mát, đặc biệt là hoa sứ trắng, thích lắm! Vào những ngày cuối tuần, người dân đi nhà thờ đọc kinh, cầu nguyện rất đông đúc. Nghe tiếng kinh Thánh vang lên từ nhà thờ, tớ cảm thấy vô vàn xúc động.
Một vị linh mục cho biết, nhà thờ Gỗ được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Kinh từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền Bắc vào đã làm nên điều kỳ diệu đó.
Nhà thờ còn là 1 bảo tàng Tây Nguyên thu nhỏ
Đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh này. Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Điều đáng trân trọng là ở đây không bán vé tham quan, cũng không phải đóng góp tiền của gì và dù chỉ có một du khách, cô thuyết minh trẻ của chủng viện vẫn say mê kể chuyện với sự am hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng…
Nếu các bạn đến Kon Tum, mà chưa thăm nhà thờ Gỗ là một thiếu xót lớn lắm đấy! Team sống ảo thì càng không thể bỏ qua địa điểm này nha
8. Nhà thờ Phát Diệm
Địa chỉ: TT. Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình 430000
Nhà thờ Phát Diệm nằm ở đâu ?
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam.Nhà thờ Phát Diệm cách Hà Nội 120km về phía nam, được xây dựng vào những năm 1875 – 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt.
Vẻ đẹp của nhà thờ Phát Diệm
Nhà thờ được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công.
Du khách có thể đến Nhà thờ Phát Diệm vào bất cứ thời điểm nào trong năm, kết hợp cùng lịch trình đi du lịch Ninh Bình. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất đi du lịch Nhà thờ Phát Diệm có lẽ là vào dịp Giáng Sinh, dịp sinh hoạt cộng đồng lớn nhất của giáo dân nơi đây. Tại Đêm Giáng sinh sẽ diễn ra nhiều các hoạt động ý nghĩa, được trang trí và chuẩn bị công phu sẽ khiến du khách không khỏi bàng hoàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của Nhà thờ Phát Diệm buổi đêm.
Hướng dẫn thăm quan nhà thờ Phát Diệm
Hướng dẫn đi Nhà thờ đá Phát Điệm Ninh Bình như sau: Theo Quốc lộ 1 từ Hà Nội vào đến thành phố Ninh Bình đi theo đường số 10 được 28km là tới thi trấn Phát Diệm. Ở đường số 10 sẽ thấy cây Cầu Ngói cổ mới phục chế, đi thêm chừng 100m theo một con đường trải nhựa dài khoảng 250m (Đường Giữa) thì đến khu Nhà Thờ Phát Diệm.
Kinh nghiệm đi Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình gợi ý tới bạn lịch trình đi tham quan Nhà thờ Phát Diệm có thể tham khảo như sau:
- Đến Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình tham quan ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo… mua sắm hàng lưu niệm, quà đặc sản Kim Sơn.
-
Tiếp tục đi tham quan và chụp ảnh tại Cây cầu ngói Phát Diệm – cây cầu từng được in trên bộ tem bưu chính Việt Nam.
9. Nhà thờ Domaine de Marie
Địa chỉ: 1 Ngô Quyền, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng 670000
Nhà Thờ Domaine De Marie nằm ở đâu ?
Nhà Thờ Domaine De Marie (Giáo Xứ Mai Anh) Địa chỉ: số 1 đường Ngô Quyền, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là Nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), Nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào)[1]. Đây là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.
Nhà thờ được khởi công xây dựng vào những năm 1940 đến năm 1944 thì hoàn thành. Toàn bộ số tiền xây dựng nhà thờ được bà phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux đứng ra quyên góp từ giáo dân.Với tổng diện tích của nhà thờ là 12ha, nơi đây được thiết kế với cụm kiến trúc liên hoàn. Bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện của nữ tử Bác Ái Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule).
Nét đẹp của nhà thờ Domain De Marie
Nhà thờ Domain de Marie được xây dựng theo kiến trúc cổ điển và mang đậm phong cách châu Âu thế kỉ 17. Những bức tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng miền Bắc nước Pháp.Với chiều rộng 11m và chiều dài là 33m. Hệ thống mái che của nhà thờ, nhìn tổng thể tựa như mái nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, và được lợp ngói màu đỏ của người Việt.
Điều đặc biệt trong thiết kế xây dựng nhà thờ là nhà thờ Domain de Marie không có tháp chuông như những nhà thờ khác. Các khung cửa sổ được trang trí các khung kính đầy màu sắc toát lên một vẻ đẹp. Mà bất cứ du khách nào khi đến tham quan cũng trầm trồ khen ngợi và xao xuyến.
Nhà thờ là 1 cơ sở công ích
Ban đầu nhà thờ chính là tu viện chính của hơn 50 nữ tu sĩ. Họ đã tham gia làm các công tác xã hội như: Mở cô nhi viện, nhà trẻ,…Cho đến tận bây giờ tuy dòng tu chính đã chuyển về thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn luôn thực hiện tôn chí của dòng. Là phục vụ người nghèo khó, họ đã mở các cơ sở như: chăm sóc những người chậm phát triển, cô nhi, chữa bệnh cho người nghèo, mở các trung tâm dạy nghề miễn phí,…
Hiện nay ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho công ích.
Nhà thờ sử dụng vôi hồng để quét tường. Điều đó làm nổi bật cả nhà thờ khi có ánh nắng chiếu vào.Khi vào tham quan nhà thờ du khách còn thấy được một bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu cao 3m, nặng 1 tấn. Do kiến trúc sư Jonchere người Pháp thiết kế tặng cho bà phu nhân toàn quyền Đông Dương. Chính những nét đặc chưng đó của nhà thờ góp phần thù hút khách du lịch Đà Lạt.
10 . Nhà Thờ Tân Hòa
Địa chỉ: 525/92 Hẻm 525 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.
Nhà Thờ Tân Hoà
nằm ở đâu ?
Nhà Thờ Tân Hoà xưa kia còn gọi là Nhà Thờ Kiến Thiết (1960), vì Nhà Thờ toạ lạc trong khu vực cư xá Kiến Thiết, cư xá này được xây dựng từ năm 1960, gồm hai khu: Khu Ngói Đỏ, và Khu Ngói Trắng. Khu Ngói Trắng được xây dựng vào năm 1957, Khu ngói Đỏ xây dựng năm 1960. Hai khu này do Ông Chánh Trương của Giáo Xứ Tân Hoà, đảm nhận xây cất: Ông Micae Vũ văn Hoạt, lúc bấy giờ ông Hoạt làm trong sở địa chính Sài gòn. Nhà Thờ Kiến Thiết nằm ngay phía cuối của Khu Ngói Trắng, lúc bấy giờ còn là sình lầy, cỏ mọc xanh um tùm. Số giáo dân khi mới thành lập vài chục nóc gia, chưa đầy 100 người. Sau này, nhờ hình thành cư xá Khu Ngói Đỏ nên số giáo dân có gia tăng khoảng 400 người. Điện Thánh Mẫu Tân Hoà.
Vẻ đẹp của nhà thờ Tân Hòa
Ngôi Thánh đường đầu tiên được xây dựng năm 1966, từ ngôi nhà nguyện nhỏ nguyên thuỷ. Thánh đường xây dựng lần nhất lợp tôn mái khung sắt, nền thấp, thường ngập lụt sau mỗi trận mưa. Chung quanh nhà thờ có 3 diện tích ao hồ, mỗi ao hồ khoảng 150 m2. Có các lớp mẫu giáo xây dựng trên mặt ao hồ, sau năm 1975 những lớp học này được tháo dỡ, hoặc không còn sử dụng được. Trong khi xây dựng lần 2, lấp 2 ao hồ để một dựng núi Đức Mẹ, một biến thành vườn cây thiên nhiên cho hợp với kiến trúc mới.
Tháng 11 năm 1995, xây dựng Thánh Mẫu Điện dâng kính Mẹ Maria, trong đó có giữ lại những nguyên tích có giá trị của Ngôi Thánh Đường cũ, sẽ nói sau những di tích này.Nếu có dịp ghé thăm Tân Hoà, trên bục giảng bằng đá đặt trên gian Cung Thánh Nhà Thờ, có khắc lại những dòng chữ này trên mặt bục giảng và bên hông phía trong.
Trên đây là 10 nhà thờ đẹp nhất việt nam mà chúng tôi sưu tầm được . Bạn có biết nhà thờ đẹp nào trên đất nước việt nam nữa không , Hãy chia sẻ cho chúng tôi ở bên dưới nhé.