Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022 Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022 Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

“Kim cương là người bạn tốt nhất của phụ nữ” – đúng là như vậy. Nhưng những viên đá lấp lánh này lại không hoàn hảo bởi chúng không hề thân thiện với ví tiền. Từ lâu nay kim cương là biểu tượng của sự xa xỉ, chỉ dành cho giới thượng lưu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá những viên kim cương đắt nhất thế giới thuộc về hoàng gia và các doanh nhân thành đạt nổi tiếng.

Kim cương Taylor-Burton

Nằm trong một chiếc vòng cổ diễm lệ. Viên kim cương hình quả lê 68 carat này được Richard Burton và Elizabeth Taylor mua vào năm 1969. Taylor đã đeo nó tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 42 vào năm 1970. Nhưng đã bán nó 9 năm sau với giá 5 triệu USD – tương đương 21,5 triệu USD ngày nay. Hiện nó được cho là thuộc sở hữu của nhà kim hoàn Robert Mouawad.

Chloe Diamond

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Chloe Diamond là viên kim cương tròn không màu, có đường cắt rực rỡ lớn nhất thế giới. Viên đá quyến rũ được mua bởi George Marciano, người đồng sáng lập thương hiệu quần áo Guess, với giá 16,2 triệu đô la vào năm 2007, tức là khoảng 23,1 triệu đô la hiện nay. Marciano đặt tên cho viên kim cương 84,37 carat theo tên cô con gái 12 tuổi của mình.

Viên kim cương The Spirit of the Rose

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Viên đá quý màu tím hồng The Spirit of the Rose Diamond 14,8 carat này nằm trong top 1% kim cương hồng cực phẩm nặng từ 10 carat trở lên. Được khai thác ở Nga. Spirit of the Rose đã được bán với giá gần 26,6 triệu đô la trong cuộc đấu giá ở Thụy Sĩ vào năm 2020, tương đương 29,8 triệu đô la hiện nay.

Viên kim cương Chrysanthemum

Viên kim cương màu nâu cam này được phát hiện vào năm 1963 tại Kimberley Mines ở Nam Phi. Nó thợ kim hoàn Julius Cohen mài giũa thành viên đá quý 104,15 carat. Cohen đã đặt tên cho viên kim cương này là Hoa cúc vĩ đại (Great Chrysanthemum) theo tên của Tổ chức từ thiện Hoa cúc ở Texas. Cohen đã bán nó và viên kim cương hiện được cất giữ trong một bộ sưu tập tư nhân. Giá trị ước tính hiện tại của nó là 30 triệu đô la.

Xem thêm: Truy tìm kho báu dưới nước: top 8 cổ vật giá trị nhất từng được tìm thấy

Kim cương vàng Tiffany

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Là sản phẩm thủ công của hãng kim hoàn Tiffany & Co, New York. Viên kim cương màu vàng tuyệt vời này đã được biểu tượng Hollywood Audrey Hepburn đeo vào năm 1961 trong các bức ảnh công khai cho bộ phim huyền thoại Breakfast At Tiffany’s. Viên kim cương 128,54 carat được cắt vào năm 1888, hiện vẫn thuộc sở hữu của công ty. Ngoài Audrey Hepburn, chỉ có 4 người khác đã đeo viên đá. Beyoncé, Lady Gaga, Gal Gadot và bà Mary Whitehouse, người đã kết hôn với thượng nghị sĩ Mỹ Sheldon Whitehouse.

Viên kim cương De Beers Centenary

Được phát hiện tại mỏ Cullinan của Nam Phi vào năm 1986. Khối đá 273,85 carat này là một trong những viên kim cương trắng lớn nhất trên thế giới. Mặc dù nó vẫn được gọi là kim cương De Beers Centenary. Nhà kim hoàn De Beers cho biết họ đã bán viên đá này cho một nhà sưu tập ẩn danh vài năm trước. Giá trị ước tính của viên đá là 100 triệu đô la.

Viên kim cương Ngôi sao thiên niên kỷ De Beers

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Viên Ngôi sao Thiên niên kỷ nặng 203,04 carat. Được tìm thấy ở Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo) vào năm 1990. Viên đá được cắt gọt tinh xảo bằng tia laser và được trưng bày lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1999. Đây là viên đá biểu tượng trong Bộ sưu tập Kim cương Thiên niên kỷ của De Beers.

Viên kim cương Blue Hope Diamond

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Blue Hope Diamond nổi tiếng vì được cho là mang một lời nguyền. Bất kỳ ai sở hữu hoặc đeo nó đều sẽ gặp bất hạnh. Tuy nhiên, vẻ đẹp của nó đã làm lu mờ tất cả những tai tiếng. Được khai thác ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 17, tảng đá 45,52 carat đã qua tay nhiều chủ nhân trong nhiều năm, bao gồm cả vua Louis XIV của Pháp. Bây giờ nó là tài sản của Viện Smithsonian, một bảo tàng và khu phức hợp nghiên cứu. Ước tính trị giá của Blue Hope Diamond khoảng 250 triệu đô la.

Kim cương Koh-i-Noor

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Một trong những điểm thu hút trên Vương miện của nữ hoàng Anh: Viên kim cương huyền thoại Koh-i-Noor (Ngọn núi ánh sáng). Được phát hiện vào thế kỷ 13. Viên đá quý 105.602 carat vô giá lần đầu tiên thuộc sở hữu của triều đại Kaktiya. Nó đã gây tranh cãi khi được truyền lại cho Nữ hoàng Victoria vào năm 1849. Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu hoàng gia Anh trả lại viên kim cương này kể từ năm 1947.

Cullinan II (Ngôi sao thứ hai của Châu Phi)

Cullinan II (Ngôi sao thứ hai của Châu Phi) được cắt từ Viên kim cương Cullinan 3.106,75 carat. Viên kim cương lộng lẫy được khai thác ở Nam Phi. Vào năm 1905 nó được trao cho Vua Edward VII của Anh. Viên Cullinan II nặng 317,4 carat được coi là vô giá va được đặt ở phía trước của Vương miện Quốc gia của Hoàng gia.

Cullinan I (Ngôi sao vĩ đại của Châu Phi)

Những viên kim cương đắt nhất thế giới 2022

Cullinan I nặng 530,2 carat được tìm thấy vào năm 1905 và được coi là vô giá. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã ước tính rằng nó có thể trị giá hơn 2 tỷ đô la – đứng đầu trong top những viên kim cương đắt nhất thế giới. Viên đá được cắt từ viên Cullinan thô, sau này được gọi là Ngôi sao vĩ đại của châu Phi. Chính phủ Transvaal đã bỏ ra 1,6 triệu Euro để mua lại viên kim cương Cullinan. Và làm quà tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 66 của Vua Edward VII, Vương quốc Anh. Nhằm thể hiện sự trung thành và biết ơn của người dân Nam Phi.

Tương truyền lúc đó, chính quyền thuộc địa Transvaal dùng đến chiến thuật nghi binh, lẫn “Kim thiền thoát xác”. Họ quyết định vận chuyển rầm rộ một viên kim cương giả lên tàu, cùng binh lính áp tải. Trong khi viên kim cương thật được đóng gói và gửi đến cung điện hoàng gia Anh qua đường bưu điện như gói hàng hóa thông thường.

Rate this post