Nhà Thơ Viễn Phương Cùng Những Bài Thơ Nổi Tiếng – phongnguyet.info
Nhà thơ Viễn Phương là một nhà thơ được nhiều người biết đến cùng những bài thơ đặc sắc. Nổi bật nhất trong những tác phẩm của ông chính là bài thơ Viếng Lăng Bác đã được đưa vào chương trình dạy học. Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược. Những bài thơ của ông bộc lộ tình cảm yêu quê hương đất nước được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích
– Viễn Phương (1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh ngày 1-5-1928, tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (thời đó thuộc tỉnh Long Xuyên), quê gốc ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên rồi tham gia Vệ quốc quân chống Pháp ở đồng bằng Nam Bộ.
– Trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ đăng báo Tiếng súng kháng địch của Khu 9 Nam Bộ. Trường ca Chiến thắng Hoà Bình của ông được xếp giải nhì về thơ Nam Bộ và sau đó Viễn Phương được bầu vào Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ Nam Bộ.
– Năm 1954, ông được phân công ở lại hoạt động tại Sài Gòn. Ở Sài Gòn, ông dạy học, làm thuê để kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ với bút danh Viễn Phương đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý. Năm 1960, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam.
– Sau khi ra tù năm 1962, Viễn Phương chiến đấu ở Củ Chi. Sau khi đất nước thống nhất, ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, phó chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
– Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn và cũng sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác (Hoàng Hiệp phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.
+ Tác phẩm:
– Chiến thắng Hoà Bình (trường ca, 1952)
– Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
– Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
– Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
– Phù sa quê mẹ (thơ, 1991)
– Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002)
– Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005)
– Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968)
– Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981)
– Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988)
– Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998)
– Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982)
– Miền sông nước (truyện và ký, 1999)
– Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, 1999, đã dịch sang tiếng Anh)
– Đá hoa cương (truyện và ký, 2000)
– Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, 2003)
– Hình bóng thương yêu (ký, 2005)
Viễn Phương là một nhà thơ tuy không nhiều bài thơ nhưng những tác phẩm ấy đều được nhiều người yêu thích và được đưa vào chương trình giảng dạy. Với lời lẽ ngọt ngào , trong sáng mà nhiều bài đã được phổ nhạc được nhiều thế hệ bạn trẻ yêu thích. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng điểm danh và cảm nhận những bài thơ tuyệt vời này nhé!
Lá thư tình của anh chiến sĩ giải phóng quân
Đêm liên hoan xóm làng vang tiếng hát
Tối giao thừa dào dạt nhớ thương em.
Có cả vầng trăng vẫn nhớ ngọn đèn,
Đi khắp núi sông vẫn thương về xóm nhỏ
Có nửa quả tim mình… có người yêu ở đó
Nhớ lắm em ơi! Nhớ lắm những ngày
Sống ở hầm, ăn cơm vắt, uống nước chai,
Nét căm thù trong lòng đất lạnh
Mỗi tối đem cơm, mắt em lóng lánh
Từ yêu nhau chỉ gặp mặt dưới sao trời.
Có những đêm mơ Chúc Anh Đài,
Em thấy anh thành Lương Sơn Bá,
Một tối nổ tung ngôi một đá,
Hóa thành đôi bướm trắng vượt trời xanh,
Thoắt bất công đi xây đắp duyên lành.
Nhưng…
Hai đứa chúng mình đã hóa thành chiến sĩ,
Ta không trốn bất công, ta đi làm công lý,
Anh vác súng công đồn ngày đồng khởi quê hương,
Ta trở lại tìm em… em đã lên đường.
Đã bốn năm rồi, thời gian mau quá!
Ta lớn mạnh như rừng cây núi đá,
Quân ta đi rung chuyển Ngũ giác đài
Ta có ba phần đất nước trong tay
Bát ngát mênh mông quê hương giải phóng
… Chưa gặp người yêu giữa trời đất rộng
Đêm giao thừa, thương nhớ làm sao!
Đã bốn năm rồi mình chẳng gặp nhau,
Chỉ có lá thư trên trang giấy nhỏ
Đã đến tay anh một ngày nắng gió…
(Lá thư còn thấm máu chị giao liên
Trên bước đường công tác đã hy sinh)
Chị đã chết nhưng thư mình vẫn tới,
Thư mẹ chuyền tay theo lời trăn trối:
“ở đô thành chị ấy thương nhớ anh,
Chị vẫn đi đầu trong những cuộc đấu tranh”.
Từ ấy, Sài Gòn thêm thương, thêm nhớ,
Có bóng của em đi trên đường phố,
Có tiếng của em giữa tiếng vạn người.
Những cuộc đấu tranh chuyển đất long trời.
Đêm nay giao thừa
Đường Sài Gòn chưa khô vết máu
Chẳng có mùa xuân dưới ách quân cường bạo
Nhưng niềm vui vẫn rộn rã đô thành
(Chiến thắng gần rồi! Mặc áo mới để đấu tranh!)
Khi thành phố đấu tranh, anh vững vàng tay súng
Quyết đến giữa Sài Gòn hát bài ca giải phóng
Căm ngọn cờ trên đô thị vinh quang
Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ ánh sao vàng
Anh đến tìm em… (Nhớ may áo mới)
Tiếng súng vừa im, cử hành lễ cưới
Giữa mùa xuân chiến thắng của quê mình
Có đôi bồ câu trắng vượt trời xanh…
Xanh xanh, xanh xanh, xanh xanh…
Một chòm lá biếc mong manh chân trời
Mà sao nhớ quá em ơi!
Mười năm vẫn thấy bóng người thương yêu
… Em vui… sáng cả mây chiều
… Em buồn… là đỏ rụng nhiều đường xa.
Người qua, người qua, người qua…
Mười năm vẫn nhớ mái nhà quân y.
Phải em có phép diệu kỳ
Đứng trong tọa độ mà đi nghìn trùng
Ngồi canh vệt khói vòng cung
Em dang cánh mỏng che từng chiến thương
Rừng xanh đã hóa chiến trường
Hố bom lấp những nẻo đường quen xưa
Đỏ ngầu nước cuộn chiều mưa
Em trên đất trắng chờ mùa cây xanh
Mây thương… mây đổ mưa nhanh
Cây thương… cây lại đâm cành trổ hoa
Ngày qua, ngày qua, ngày qua…
Trạm quân y, vẫn mái nhà xanh xanh,
Một chòm lá biếc mong manh
Đã thành đất nước, đã thành quê hương
Mười phen đổi xác cây rừng,
Em trong khói pháo dựng từng chồi xanh
Mười năm đời nát chiến tranh,
Em thay băng trắng cho lành nhớ thương.
Mười năm che bóng cho rừng,
Em, hoa trắng nở, thơm lừng trời ven.
Chiều lạ ngút ngàn lau trắng
Bến sông đếm sóng bạc đầu
Mờ mịt sương giăng dặm khuyết
Bên trời mỏi cánh chim âu
Ta đi từ đâu đến đâu?
Bước chân lún dần trong cát.
Tiếng hát…nụ cười…nước mắt
Cho đời…cho ta…cho ai?
Xuân đến… rồi xuân lại đi…
Ta đi…biết bao giờ đến?…
Như sao trời khuya lạc bến
Một cánh buồm nâu chập chờn.
Xuân về…xuân lạ hay quen?
Ta viết bài thơ đón em?
Nghe cánh giao thừa rung gió
Ôi xuân đã đậu bên rèm!
Tối ấy anh về, Sài Gòn sương toả ấm,
Muôn ngọn đèn khuya nóng bỏng đợi chờ
Em vẫn thức, lửa tim chờ lửa súng,
Bao năm rồi… em thức cả trong mơ.
Mắt lóng lánh, em thẹn thùng xin bắn súng,
Rồi tiếp anh đào công sự bên đường.
Chiếc bàn nhỏ cho anh là chướng ngại,
Bàn học trò vết mực tím cũng thương thương.
Chiếc áo trắng em đưa anh lau súng,
Tà áo này anh để vắt cơm.
Vắt cơm nguội chiều mưa sao vẫn ấm?
Phải chăng em, từng sợi chỉ có linh hồn?
Hàng phượng hồng rùng mình trong trận pháo
Muôn cánh hồng bay đỏ ánh bình minh,
Công sự chúng mình nở hoa chiến thắng,
Giặc đến rồi… em đứng thẳng bên anh…
Thiết giáp lấp đường, đường này là Tổ quốc,
Em đục tường cho anh đi diệt chiến xa
Mắt em đã ngời lên, anh thấy màu xanh của lửa.
Sắt thép này phải chảy để người qua.
Tiếng em gọi phá tường vang thăm thẳm,
Có trăm ngàn đôi mắt sáng đón lời em
Rồi búa bổ, chày khua, như trống trận,
Tiếng đục tường hay tiếng đáp những con tim?
Nghe hơi thở dập dồn trên gạch vỡ,
Buổi quân về, hột cát cũng hồi sinh
Giờ lịch sử những con yêu thành phố
Mở tiếp con đường vạn dặm Hồ Chí Minh
Giặc muốn chặn mùa xuân bằng thiết giáp
Nhưng muôn tim mở lối đón quân về
Đường xuất kích xuyên tường sao ấm áp
Nhớ năm nào bên mẹ nẻo đường quê
Mình lại xa rồi… đời đang chiến đấu
Anh bận xung phong, em bận phá tường
Không nỡ hẹn vì em ơi, xương máu
Còn giữ đô thành cho ba triệu người thương
Đỉnh núi cao cao, nơi nào trông chẳng thấy?
Và phương nào không thấy những vì sao?
Ta sẽ gặp nhau giữa Sài Gòn đâu đấy,
Nếu biết vươn hồn nâng mãi đến chiều cao.
Súng đã nổ, anh hát chào em đó!
Thiết giáp ùn lên thành những nấm mồ
Em! Chớ tưởng chỉ sức Quân giải phóng
Có cả lòng tin và… mắt sáng học trò.
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành bên em
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha
Ngày đầu như thế đó,
Cô giáo như mẹ hiền
Em bây giờ cứ ngỡ
Cô giáo là cô Tiên
Em bây giờ khôn lớn,
Bỗng nhớ về ngày xưa
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ cùng cô vỗ về.
Mẩu nến xanh nhỏ lệ đốt thân mình
Hiến em bé một vầng lửa ấm,
Ngôi sao xanh cuối trời thăm thẳm
Chiều lạnh lùng ngàn năm cô đơn.
Đêm mịt mù… em bán tình yêu
Sương… Cỏ ướt hay lệ em tràn ướt cỏ
Tiếng ân ái lả lơi chìm trong gió
Nhưng tình yêu… em có biết bao giờ!
Anh suốt đời mê mải việc làm thơ
Thơ anh viết, chữ ngọt ngào trong sáng
Anh những tưởng nhởn nhơ con bướm trắng
Giương cánh xinh là hương sắc đến cho đời
Nhưng bão gầm, vũ trụ cũng đầy vơi!
Cánh bướm mỏng bài thơ sao mỏng quá?!
Như chiếc lá qua bến bờ xa lạ
Muốn chở che nhưng gió dập sóng dồị
Anh thương em bán hương sắc cho đời
Đời trả lại đắng cay và tủi nhục.
Thơ anh viết những dòng xanh bất lực
Gởi cho em và để khóc cho mình.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…
Chúng tôi đã dành tặng cho bạn những bài thơ ngọt ngào , thắm đượm tình cảm của nhà thơ Viễn Phương. Những bài thơ của ông với lời thơ thiết tha nhẹ nhàng khiến cho không ít bạn độc giả phải bồi hồi xúc động. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ yêu thích những bài thơ đặc sắc này. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng phongnguyet.info !