Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Bảo tàng Văn học Việt Nam
1. TIỂU SỬ
Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958. Quê quán: thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Là đảng viên Đảng CSVN. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1977.
2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Nhà thơ Trần Đăng Khoa tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, Học viện Văn học thế giới mang tên M. Gorky (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên Sỹ quan lục quân, Thượng tá, biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trưởng ban Ban văn học nghệ thuật Đài tiếng nói Việt Nam, Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, khoá VII, Giám đốc kênh truyền hình VOV Đài Tiếng nói Việt Nam. Nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7,8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở Nxb Kim Đồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học và văn xuôi.
3. TÁC PHẨM:
Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)
Góc sân và khoảng trời (thơ, 1973… tái bản lần thứ 99 năm 2009)
Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1, 1970)
Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)
Trừng phạt (trường ca, 1973)
Giông bão (trường ca, 1983)
Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986; tái bản, bổ sung 2009)
Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2, 1983)
Chân dung và đối thoại (1998)
Người thường gặp (2000)
Đảo chìm (in lần thứ 25, 2009)
và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài.
4. GIẢI THƯỞNG:
Ba lần giải nhất thơ báo Thiếu niên Tiền phong (1968, 1969, 1971)
Giải A cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1981-1982)
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 2001.