Nhà thơ HOÀNG TRUNG THÔNG (1925-1993) – Bảo tàng Văn học Việt Nam
1. TIỂU SỬ
Nhà thơ Hoàng Trung Thông, bút danh Đặc Công, Bút Chầm, Hồng Vân. Sinh ngày 05 tháng 05 năm 1925 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Ông mất ngày 04 tháng 01 năm 1993 tại Hà Nội.
2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Thuở nhỏ nhà thơ Hoàng Trung Thông theo học chữ Hán tại quê nhà và ông được coi như một thần đồng, nổi tiếng khắp vùng. Năm 12 tuổi, ông theo học trường Quốc Học Vinh. Ông sớm thoát ly tham gia cách mạng trong phong trào Việt Minh từ khi còn là học sinh tại Nghệ An.
Từ 1945 cho đến cuối đời, bên cạnh sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, ông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương, Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Đảng Đoàn Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam (khoá II), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá III), Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập tạp chí Văn học.
3. TÁC PHẨM
Tiểu luận phê bình:
Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961)
Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)
Những người thân những người bạn (2008)
Thơ ca:
Quê hương chiến đấu (1955)
Đường chúng ta đi (1960), 15 bài thơ
Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ
Đầu sóng (1968)
Trong gió lửa (1971)
Ô kê cuốn gói (thơ đả kích, 1973)
Như đi trong mơ (1977)
Chiến công tuổi thơ (1983)
Hương mùa thơ (1984)
Tiếng thơ không dứt (1989)
Mời trăng (1992).
Văn xuôi:
Những ngày thu ở Liên Xô (ký, 1983)
Dịch, giới thiệu văn học nước ngoài, đặc biệt về thơ: Đỗ Phủ, Lục Du, Ađam Míckiêvích, Henrích Hainơ, Pêtôphi, Pútxkin, Maiacốpxki, Thơ Liên Xô…
4. GIẢI THƯỞNG
Giải ba dịch văn học dịch tác phẩm Vương Quý và Lý Hương Hương của Lý Quý, Trung Quốc (1954).
Giải thưởng thơ Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955.
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001