Nhà biên kịch HOÀNG TÍCH CHỈ – Bảo tàng Văn học Việt Nam
- TIỂU SỬ
Nhà biên kịch Hoàng Tich Chỉ sinh ngày 1-9-1931, tại xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện thường trú nhà số 16+, 299/11 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình có nhiều người nổi tiếng như anh cả nhà báo Hoàng Tích Chu, anh hai họa sĩ Hoàng Tích Chù, anh ba nhà viết kịch Hoàng Tích Linh. Mặc dù cha ông làm quan phủ huấn học nhưng vì mẹ mất sớm và là con vợ ba nên ông phải trải qua một tuổi thơ cơ cực. Mãi tới năm 7 tuổi cha ông mới đón về nuôi.
2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Năm 1946 ông đã sớm giác ngộ Cách mạng và làm trinh sát, biệt động Ty Liêm phóng tỉnh Bắc Giang. Năm 1956 , ông làm trưởng phòng Văn nghệ Ty Văn hóa Bắc Giang. Năm 1959, ông học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Năm 1961, ông học lớp biên kịch Trường Điện ảnh Việt Nam (khoá 1). Từ 1964, làm Trưởng phòng biên tập Hãng phim truyện Việt Nam. Giám đốc Hãng phim truyện I – Cục Điện ảnh. Ông là người biên kịch cho nhiều bộ phim kinh điển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Ông về hưu năm 1996.
3. TÁC PHẨM
Bão tuyến dựng thành phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
Biển gọi
Em bé Hà Nội
Thành phố lúc rạng đông
Mối tình đầu
Mắt bão (1972) dựng thành phim Tọa độ chết.
Tiểu thuyết Tướng cướp hoàn lương dựng thành phim truyện SBC
Tiểu thuyết Bóng ma rừng Sác dựng thành phim Bông hoa rừng Sác.
- Giải thưởng:
Bông Sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam năm 1975
Bông Sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam năm 1970, 1973
Giải bạc Liên hoan phim Ý
Giải thưởng lớn – Bồ Câu vàng đặc biệt, Liên hoan phim Lai xích- Cộng hòa dân chủ Đức
Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt 4, năm 2012 cho các tác phẩm: Trên vĩ tuyến 17 (kịch bản phim truyện); Biển gọi (kịch bản phim truyện); Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (biên kịch thứ nhất phim truyện); Em bé Hà Nội (biên kịch thứ nhất phim truyện); Mối tình đầu (biên kịch thứ nhất phim truyện); Thành phố lúc rạng đông (biên kịch thứ nhất phim tài liệu).