Nguyễn Gia Trí – Danh Họa Tạo Ra Những Kiệt Tác Nghệ Thuật
Sở hữu những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc và là người tiên phong trong lĩnh vực tranh sơn mài. Nguyễn Gia Trí là một trong số những danh họa tiêu biểu của nền mỹ thuật đời đầu của nước ta. Những tác phẩm của ông luôn có sự độc đáo, mang đậm nét dân tộc với những đường nét thanh lịch. Người nghệ sĩ ấy là ai và ông đã làm thế nào để mang đến khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam?
Danh họa có nhiều cống hiến cho nghệ thuật của Việt Nam
Tiểu sử cuộc đời của Nguyễn Gia Trí
Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) và được biết đến với vai trò là một họa sĩ, nhà biếm họa, đồ họa nổi tiếng của Việt Nam. Ông cùng với 3 họa sĩ lừng danh là Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cấn đã tạo thành bộ tứ họa sĩ đời đầu của nền mỹ thuật Việt Nam.
Quê của Nguyễn Gia Trí ở xã Trường Yên, huyện chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề thêu trang phục cho triều đình lúc bấy giờ. Tuy nhiên, gia đình cũng không giàu có, bao đời gắn với làng quê nghèo bên ven sông Hồng.
Sau đó, ông theo học tại cao đẳng mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp vào năm 1936, sau đó đến năm 1954 thì ông di cư vào Nam sinh sống. Trong quá trình học tập của mình, ông đã khám phá ra được những nét tinh hoa trong nghệ thuật vẽ tranh sơn mài và bị thu hút bởi những điều kỳ diệu trong phong cách vẽ tranh này.
Khi theo học tại trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Gia Trí đã bỏ ngang khóa học để nghiên cứu thêm về nghệ thuật này. Sau đó hiệu trưởng Victor Tardieu đã khuyên ông đi học lại vì nhận thấy tài năng trong con người ông.
Chính nhờ điều này, Nguyễn Gia Trí đã có kiến thức nền vững chắc để phát triển tài năng của mình trong nghệ thuật. Đây cũng là cơ sở để ông trở nên nổi tiếng và thành công hơn so với những những nghệ sĩ cùng thời.
Phong cách vẽ tranh của ông có sự thay đổi như thế nào qua các thời kỳ?
Con đường sự nghiệp của danh họa Nguyễn Gia Trí
Nguyễn Gia Trí được mệnh danh như “cha đẻ” của nghệ thuật sơn mài tân thời khi biến đổi thành công những bức sơn mài trang trí thành tuyệt phẩm nghệ thuật.
Cuối những năm 1930, Nguyễn Gia Trí bị đày lên Sơn La sau khi thành lập Đại Việt Dân Chính Đảng để hoạt động chính trị. Đến những năm 1940,ông đã tạo nên phong cách vẽ tranh riêng cho mình khi chỉ sử dụng chất liệu sơn mài trong các tác phẩm của mình.
Phong cách vẽ tranh của Nguyễn Gia Trí độc đáo, sáng tạo
Phong cách vẽ tranh của danh họa lừng danh này có sự thay đổi qua những thời kỳ khác nhau trong cuộc đời của mình. Ở mỗi một phong cách vẽ tranh, ông đều tạo được cho mình những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo độc đáo, trở thành kiệt tác của mỹ thuật Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Phong cách vẽ tranh trong giai đoạn những năm 1940
Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến trong phong cách vẽ tranh của người họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Ông đã tạo được những nét riêng trong những bức tranh của mình từ nền tảng cơ sở kiến thức đã được học trước đó.
Những nét vẽ trong tranh của ông thiên hướng thanh lịch, tinh tế và mang đậm nét dân tộc dù ông thông tạo hội họa Tây phương. Phối hợp hài hòa những gam màu nóng tạo nên những bức tranh đầy ấn tượng và hài hòa khi nhìn vào.
Chủ đề quen thuộc trong giai đoạn này của ông là cảnh đồng quê và những cô gái duyên dáng trong khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng. Từ những nguyên liệu đơn giản như thếp vàng, bạc, sơn than, vỏ trứng, son môi, sơn cánh gián mà ông đã tạo nên được vẻ đẹp đầy huyền bí và lộng lẫy cho những bức tranh của mình.
Những nét vẽ tài ba và kết hợp hoàn hảo giữa màu sắc của bức tranh
Ông đã kết hợp hoàn hảo giữa chạm khắc và in ấn với nhau, sử dụng nguyên tắc chiều sâu trong hội họa của phương Tây để tạo ra những bức tranh mang đậm phong cách dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, ông còn xây dựng bố cục bình phong cho những tác phẩm nghệ thuật của mình. Bởi vậy, những bức tranh của ông rất được ưa chuộng trong thời kỳ này.
Phong cách vẽ tranh giai đoạn 1960 đến năm 1970
Trong những năm này, phong cách vẽ tranh của Nguyễn Gia Trí bị ảnh hưởng sâu sắc bởi trường phái trừu tượng có nguồn gốc tại châu Âu. Theo đó, những bức tranh này cũng mang theo một chút mềm mại nhưng mông lung huyền ảo khiến người ta phải tò mò.
Giai đoạn cuối đời của Nguyễn Gia Trí
Tuy bị ảnh hưởng bởi những xu hướng nghệ thuật trên thế giới, nhưng vào những năm cuối đời ông lại trở lại với phong cách nghệ thuật với sự thanh lịch, lãng mạn và mộng mơ thuở ban đầu của mình.
Suốt cả cuộc đời của mình, người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Gia Trí đã không ngừng sáng tạo những điểm mới, mang đến phong cách mới mẻ cho nền nghệ thuật Việt Nam. Với tâm hồn tự do, bay bổng của mình, ông đã để lại cho đời những cống hiến nghệ thuật đầy giá trị cùng những kiệt tác mà cho đến tận bây giờ người ta vẫn phải ngưỡng mộ về tài hoa của ông.
Tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp của họa sĩ lừng danh Nguyễn Gia Trí
Trong sự nghiệp của mình, ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có ý nghĩa to lớn với nền mỹ thuật Việt Nam lúc bấy giờ và hiện tại. Trong đó, những tác phẩm nổi tiếng sau đây được nhiều người biết đến với vẻ đẹp ấn tượng:
Tác phẩm khổ lớn “Thiếu nữ bên hồ sen”
Một trong những tác phẩm tiêu biểu không thể không nhắc đến chính là bức tranh khổ lớn với diện tích 12 mét vuông gồm 6 tấm khác nhau này. Giá trị của chúng nằm ở việc chuyển động theo hình dạng trong từng bức tranh khi ghép lại với nhau.
Sự đặc biệt trong từng bức tranh của Nguyễn Gia Trí – Họa sĩ lừng danh
>
Bức tranh này miêu tả các cô gái đang chơi, chạy và nhảy múa trong một khu vườn mộng mơ đầy màu sắc. Khung trời dát vàng cùng những chiếc váy màu sắc ấn tượng làm nổi bật lên vẻ đẹp tươi trẻ, kiêu sa của những thiếu nữ.
Bình phong hai mặt ấn tượng gồm “Dọc mùng” và “Thiếu nữ trong vườn”
Đây cũng là một tác phẩm để đời của Nguyễn Gia Trí gồm 8 bức tranh ghép lại với nhau tạo thành bức bình phong với hai mặt phong cảnh khác nhau. Sự sắp xếp bố cục tài tình của ông đã tạo nên nét độc đáo cho bức tranh này.
“Thiếu nữ trong vườn” là mặt trước của bức bình phong, miêu tả những hoạt động giải trí của các thiếu nữ thời xưa một cách chân thực trên nền trời lộng lẫy. Trong đó, những thiếu nữ với tà áo dài thướt tha đang khoác tay nhau dạo bước, hóng gió và rượt đuổi nhau được thể hiện một cách sinh động làm nổi bật lên sự kiêu sa, đài các của các cô gái thời bấy giờ.
Những chi tiết của bức vẽ không quá ấn tượng nhưng nét vẽ mềm mại và bay bổng cùng khả năng phối màu hoàn hảo của danh họa đã khiến cho bức tranh trở nên cuốn hút hơn.
“Dọc mùng” là mặt sau của bức bình phong với vẻ đẹp thiên nhiên đầy bí ẩn và nổi bật nhờ nét vẽ rõ ràng và mạnh mẽ cũng như phối hợp màu sắc hoàn hảo giữa vỏ trứng và phớt cam. Tất cả tạo nên vẻ đẹp lung linh cho cây mùng trong khung cảnh bình dị nơi thôn quê.
Những bức họa sơn mài khổ lớn gồm “Hoài niệm xứ Bắc”, “Múa dưới trăng” và “Trừu tượng” cũng là những kiệt tác nghệ thuật trong thời kỳ đỉnh cao của ông. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp của mình như: lễ hội đầu năm, Thiếu nữ bên hoa phù dung, Cảnh nông thôn, Vườn xuân Bắc Trung Nam,…
Đến năm 2012, Nguyễn Gia Trí đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho những tác phẩm xuất sắc của công cũng như những cống hiến mà ông đã dành cho đất nước.
Dọc mùng – Kiệt tác nghệ thuật trong cuộc đời của danh họa
>
Nguyễn Gia Trí là danh họa đã để lại cho nền mỹ thuật của Việt Nam rất nhiều những đóng góp to lớn. Những tác phẩm của ông sẽ luôn là cảm hứng để những thế hệ sau này phát huy tốt hơn giá trị nghệ thuật dân tộc trong sáng tác.
5/5 – (1 bình chọn)