NGỌC DƯƠNG DÊ ( NGUYÊN BỘ) – Dê Cười

Dê là loài động vật nhai lại, thuộc họ Bovidae (họ trâu bò), guốc chẵn. Từ lâu đời, dê được nuôi để lấy thịt, sữa và da. Dê không chỉ là vật nuôi gần gũi mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong văn hóa phương Tây và phương Ðông. Dê không chỉ là món ăn khoái khẩu, mà trong y học các bộ phận từ con dê đều có thể được chế thành thuốc bổ hoặc thuốc chữa bệnh mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe.

Tinh hoàn dê (ngọc dương)

Ngọc dương có tác dụng bổ thận sinh tinh trị thận hư, liệt dương, lãnh cảm. Người ta thường dùng ngọc dương hấp rượu, ngâm rượu thuốc cùng với các vị khác như đỗ trọng, tục đoạn, kỷ tử, thục địa, đương quy…

Ngọc dương có thể cho xay sinh tố với một số loại hoa quả và mật ong hòa với rượu để uống, dễ uống và tốt cho cả nam lẫn nữ

Lưu ý: Thịt dê và các bộ phận kỵ đồ đồng (đồng khí) nếu nấu bằng nồi đồng gây bại thận.

Người có đàm hỏa, thấp nhiệt thì không dùng thịt dê.

Phụ nữ có thai hạn chế ăn thịt dê (vì thịt dê có tính nhiệt dễ gây động thai).

Sau khi ăn thịt dê không nên uống trà ngay vì trong thịt dê có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axit tannic. Nếu như sau khi ăn thịt dê mà uống ngay trà thì axit tannic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.

Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường)

Rate this post