“Mưu thánh” Trương Lương, tài thao lược “ăn đứt” Khổng Minh

Lật mở từng trang sử hào hùng thời cổ đại, không khó để chúng ta bắt gặp các bậc mưu thần đại chí đại huệ lập nên đại nghiệp. Họ không chỉ là những người có tài năng chính trị kiệt xuất mà còn khiến hậu thế phải cảm phục bởi nhân cách cao khiết, không màng danh lợi, một lòng tận trung với sự nghiệp quốc gia. Trương Lương – một trong tam kiệt khai quốc thời Hán là bậc trí giả như vậy. Trong bài viết dưới đây của timviec365.vn, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá kỹ càng về thân thế và binh nghiệp của mưu thần tài giỏi của Hán Cao Tổ – Trương Lương các bạn nhé.

1. Xuất thân của Trương Lương, mưu thần sở hữu tài năng vượt xa Gia Cát Lượng

Trương Lương hay Tử Phòng sinh năm 250 TCN mất năm 186 TCN, được người đời sau biết đến với tư cách là một trong những mưu thần xuất chúng của Lưu Bang, Hán Cao Tổ. Cùng với Tiêu Hà, Hàn Tín, Trương Lương được người đời ca tụng là một trong Tam Kiệt có công trạng rất lớn trong việc đánh đổ nhà Tần, đả bại Hạng Vũ trong chiến tranh Hán – Sở. Ông là một trong những khai quốc công thần cùng Lưu Bang  lập ra nhà Hán. Theo tờ Sohu – trang tin lớn nhất nhì xứ Trung từng xếp Trương Lương vào danh sách những bậc mưu sĩ xuất chúng nhất trong lịch sử Trung Quốc. 

Xuất thân của Trương Lương Xuất thân của Trương Lương

Mưu lược, trí thông minh của họ Trương chỉ xếp sau Tôn Vũ (Danh tướng kiệt xuất của nước Ngô) và Tôn Tẫn (Vị hào kiệt, quân sư của nước Tề). Thậm chí tài năng của ông còn được ghi chép lại là ăn đứt cả các bậc quân sư, khai quốc công thần xuất chúng như Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn. Do vậy thường được hậu thế gọi với danh xưng là “Mưu Thánh”. 

Về thân thế, nhiều tài liệu lịch sử ghi chép rằng, Trương Lương là mưu sĩ có xuất thân dòng dõi từ tầng lớp quý tộc của nước Hàn thời chiến quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông nội của ông làm Trương Khai Địa, từng làm đến chức tướng quốc dưới trướng 3 vị vua nước Hàn là Hàn Chiêu Hầu, Hàn Tuyên Huệ Vương, Hàn Tương Ai Vương, trong khi cha của ông là Trương Bình thường giữ chức tướng quốc triều đình nước Hàn dưới hai đời vua khác là Hàn Ly Vương và Hàn Điệu Huệ Vương. Năm 250 TCN, dưới thời Hàn Điệu Huệ Vương, cha của ông quá đời. Khi ấy, Trương Lương còn nhỏ tuổi, chưa từng làm quan. Thế nhưng với riêng gia tộc ông, Hàn Vương có công nặng hơn núi. Hàn Quốc không chỉ là nơi sinh ra của Trương Lương mà còn là nơi mà gia tộc ông được trọng dụng, lập công.

2. Trương Lương báo nợ nước bất thành – mài chí ở Hạ Bì 

Năm 230 TCN, 10 vạn tinh binh của Tần Thủy Hoàng tấn công kinh đô Dương Định của Hàn, Hàn An Vương đầu hàng địch, nước Hàn chính thức bị xóa sổ. Là quý tộc dưới trướng Hàn Vương, gia đình của Trương Lương không khỏi liên lụy. Em trai của ông bị chết dưới nanh vuốt của quân Tần. Nợ nước, thù nhà Trương Lương quyết tụ tập binh sĩ, tôi tớ trong nhà tìm thích khách để ám sát kẻ thù, (chỉ Tần Thủy Hoàng). 

Trương Lương báo nợ nước bất thành - mài chí ở Hạ Bì Trương Lương báo nợ nước bất thành – mài chí ở Hạ Bì 

Tương truyền, ông mang hết gia tài để đúc quả chùy nặng đến 120 cân và mướn lực sĩ hành thích hoàng đế nhà Tần trong một lần Tần Thủy Hoàng đi thưởng ngoạn ở miền Đông. Tiếc thay, vụ mưu sát không thành vì đánh nhầm phải xe tùy tùng. Biết được tin giữ, Tần Thủy Hoàng cho dán lệnh truy sát khắp thiên hạ. Vì cớ ấy mà Trương Lương phải thay tên đổi họ và lẩn tránh ở vùng Hạ Bì. 

Trong thời gian ở đây, ông được gặp Hoàng Thạch Công- một ẩn sĩ thời Hán và được người này cho quyền “Binh Pháp Thái Công”. Sau này, cuốn này trở thành sách gối đầu giường của Trương Lương. Ông nghiền ngẫm sách cẩn thận. Binh Pháp Thái Công sau này trở thành sách quý giúp Trương Lương lên kế sách giúp Lưu Bang diệt Tần, lập ra nhà Hán. Cũng trong thời gian này, Trương Lương gặp gỡ Hạng Bá – một viên tướng xuất thân trong gia đình quyền quý nước Sở cùng chung số phận bị nước Tần thôn tính.

Vì tham gia lực lượng phản Tần mà bị truy đuổi, lúc này ở Hạ Bì, Trương Lương là người che chở cho Hạng Bá và được ông vô cùng biết ơn. Trong suốt thời gian ở Hạ Bì, ông tích cực tụ họp lực lượng và muốn gia nhập nhiều binh đoàn chống lại Tần. Đã có lúc, tái lập được vua Hàn, song vì lực lượng còn non trẻ, nhanh chóng, chính quyền lại trở về tay Tần Quốc. 

3. Trương Lương giúp Lưu Bang diệt nhà Tần

Dù kế hoạch đền nợ nước trả thù nhà bất thành, thế nhưng trong giai đoạn ở xây dựng lực lượng đánh Tần, Trương Lương đã có cơ duyên gặp gỡ Lưu Bang. Khi ấy Lưu Bang và Hạng Vũ nhận giao ước đi đánh nước Tần.

Trương Lương giúp Lưu Bang diệt nhà Tần Trương Lương giúp Lưu Bang diệt nhà Tần

Cùng với Lưu Bang, Trương Lương cùng nghĩa binh đã lấy được 10 thành của nước Hàn cũ vào giao cho Hàn Vương cai quản cố đô Dương Định. Tiếp theo Lưu Bang cùng với Trương Lương lần lượt đi về phương Nam và Tây chinh phục đất Uyển và Vũ Quan sau đó tiến vào Quan Trung – Vùng đất trung tâm của nước Tần. Trên đường tiến vào Quan Trung, Trương Lương đã bày mưu giúp Lưu Bang trừ khử được thế lực cản đường là Tư Mã Ngang – nước Triệu cũng mong muốn thôn tính Tần Quốc từ vùng đất quan trọng. Nhất là, khi Lưu Bang có ý định đưa quân tấn công vùng đất Nghiên của Tần. 

Nhận thấy thời cuộc chưa thuận, Trương Lương đã khuyên ông rằng “Quân Tần vẫn còn mạnh, chưa có thể coi thường. Thần nghe nói tướng Tần là con nhà hàng thịt. Là con nhà buôn, thì dễ lấy lợi mà lôi cuốn họ. Xin hãy tạm thời ở lại giữ thành, sai người đi trước dự bị lương thực cho năm vạn người ăn, lại cắm thêm cờ xí ở trên núi để làm nghi binh, sai Lịch Tự Cơ mang của quý đút lót cho tướng Tần.”

Và quả thực, kế sách của Trương Lương đã ứng nghiệm. Tướng Tần quay đầu làm phản và mong muốn liên kết với Lưu Bang. Một lần nữa, Lưu Bang muốn nghe theo, nhưng lại được Trương Lương khuyên can. Ông nói: “Đây chỉ có viên tướng của nó là muốn làm phản thôi, sợ bọn quân lính không nghe theo. Nếu họ không nghe theo thì nguy, chi bằng ta nhân lúc nó trễ nải mà đánh nó”. 

Thấy kế hay, Lưu Bang đã nghe theo. Cuối cùng Lưu Bang đã đưa quân phá tan quân đội nước Tần. Sau trận thắng Lam Điền ở Phương Bắc, Lưu Bang đánh úp vào kinh đô Tần Vương là Hàm Dương. Lúc này, vua nước Tần là Tần Tử Anh ra hàng, chấm dứt triều đại trị vì của Tần Quốc trong lịch sử Trung Quốc. 

4. Trương Lương cứu Lưu Bang trốn khỏi “Kiếp nạn” Hồng Môn Yến

Nhắc đến khả năng mưu lược như thần của Trương Lương ngoài dụng mưu giúp Lưu Bang đánh Tần, ông đã nhiều lần giúp chủ tướng nhìn thấu sự đời qua những lời khuyên. Không những vậy, còn cứu Lưu Bang thoát khỏi được nhiều kiếp nạn giúp ông làm nên nghiệp lớn. Một trong những sự kiện nổi bật ghi danh Trương Lương vào danh sách các bậc trí giả kiệt xuất của Trung Quốc đó là cứu thoát Lưu Bang khỏi cạm bẫy của Hạng Vũ – Tây Vương Sở trong bữa tiệc Hồng Môn Yến. 

 Trương Lương cứu Lưu Bang trốn khỏi “Kiếp nạn” Hồng Môn Yến  Trương Lương cứu Lưu Bang trốn khỏi “Kiếp nạn” Hồng Môn Yến

Lịch sử ghi lại rằng, vào khoảng những năm 207 TCN, cả Lưu Bang và Hạng Vũ đều muốn chiếm được vùng đất mang tên Quan Trung ở nước Tần. Khi đến sau, nhận thấy Lưu Bang đã chiếm được Quan Trung bèn sinh lòng đố kị muốn, vây bắt ông. 

Khi ấy, Hạng Vũ là tài danh lẫy lừng của nước Sở lại xuất thân quyền quý, trong tay nắm đến 40 vạn tinh binh. Trong khi Lưu Bang vốn có thân thế là nông dân, chỉ có trong tay mỗi 10 vạn. Nếu đối đầu trực tiếp, chắc chắn sẽ thua. Nhưng thật không may, Hạng Bá – chú của Hạng Vũ từng được đãi ngộ bởi Trương Lương, biết ân nhân đang gặp nguy hiểm bèn cấp báo với ông và khuyên rút lui để bảo toàn lực lượng. Biết được điều này, ngay lập tức Trương Lương đã cấp báo với chủ soái và tính kế rút lui trong êm thấm. 

Cũng nhờ mối thân tình với Hạng Bá qua Trương Lương mà Lưu Bang đã chuyển lời được đến Hạng Vũ rằng quân đội của ông muốn rút lui.  

Từ đó, Hạng Vũ liền tổ chức bữa tiệc mang tên “Hồng Môn Yến”. 

Mưu thần tài năng của Lưu Bang vượt xa tài của Gia Cát Lương Mưu thần tài năng của Lưu Bang vượt xa tài của Gia Cát Lương

Thấu được con người của Hạng Vũ là kẻ khinh suất, kiêu ngạo, Trương Lương đã hết lòng căn dặn Lưu Bang khi đến buổi yến tiệc phải thể hiện thái độ khiêm tốn, phải hết lòng ca ngợi Hạng Vũ đến tận mây xanh. Cùng với đó cần phải hạ cái tôi của mình và nói rằng, quân của mình tiến vào triệt hạ Quan Trung nhà Tần là hoàn toàn là do may mắn để làm Hạng Vũ yên tâm. 

Thực ra, ban đầu kế sách của quân sư Phạm Tăng của Hạng Vũ đó là lấy bữa tiệc Hồng Môn Yến làm mồi nhử để trừ khử Lưu Bang. Thế nhưng, cũng vì quá khinh suất trước con người hơn mình cả 30 tuổi lại thần phục dưới chân mình, lại mang tính kiêu ngạo, Hạng Vũ vô tình bị “mật ngọt” nơi Lưu Bang, thực sự là do kế sách của Trương Lương đánh bại mà không nghe theo quân sư để rồi “thả hổ về rừng”. Sai lầm đau đớn này khiến Hạng Vũ sau này phải nhận một kết cục thảm khốc. 

Trước bậc tài trí nhưng kiêu ngạo như Hạng Vũ, Trương Lương đã đấu bằng kế “Kim Thiền Thoát xác” (Ngoài thì chịu đựng, trong thì chuẩn bị lật ngược thế cờ). Quả nhiên kế sách này quá lợi hại giúp Lưu Bang thoát khỏi Hạng Vũ một cách kỳ tài. 

5. Giúp Lưu Bang tận diệt Tây Vương Sở – Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ

Thoát khỏi kiếp nạn Hồng Môn Yên và chiêu mộ được cả trăm vạn binh sĩ thế nhưng sau nhiều lần trong 5 năm chinh chiến Lưu Bang cũng chẳng thể đánh bại Hạng Vũ. Mong muốn tiêu diệt tận gốc Tây Sở Bá Vương phải hội tụ đủ tướng tài và lực quân. Trong khi đó, nội bộ diễn ra mâu thuẫn lớn giữa Đại tướng “Bách chiến Bách Thắng” Hàn Tín và Lưu Bang, để thành cơ nghiệp, Trương Lương phải đứng ra khuyên can. Ông đến nói với Hàn Tín rằng, Hạng Vũ là kẻ thù chung cần phải hợp sức với Lưu Bang để đưa giang sơn về một mối. Hàn Tín căm ghét kẻ thù chung đành bỏ qua hiềm khích với Lưu Bang.

Giúp Lưu Bang tận diệt Tây Vương Sở - Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ Giúp Lưu Bang tận diệt Tây Vương Sở – Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ

Với một số nước chư hầu khác, Trương Lương là người hiến kế cho Lưu Bang dùng của cải, phong đất đai để lấy lòng họ, từ đó thu nạp thêm lực lượng đông đảo quân sĩ tiến quân đánh nước Sở trong trận Cai Hạ. Đây cũng là trận đánh chốt hạ cho 5 năm Hán – Sở tranh hùng. 

Để chắc chắn thắng lợi về tay mình, Trương Lương nắm rõ rằng, người Sở rất yêu quê hương. Kế sách “Tứ diện Sở ca” của “mưu thánh” lần này đã ứng nghiệm. Theo mưu kế của Trương Lương, Lưu Bang cho quân vây thành Cai Hạ cả bốn phía và cho quân sĩ hát vang dân ca nước Sở. Đây chính là đòn tâm lý đánh mạnh vào quân đội nhà Sở. Đến Hạng Vũ cũng phải ngạc nhiên mà thốt lên rằng “ “Lưu Bang đã chiếm được đất Sở rồi sao?Tại sao lại có nhiều người Sở trong quân đội ông ta như vậy”. Quân Sở thêm rệu rã và xin hàng. Lưu Bang chiếm được Cai Hạ và khai quốc Hán Triều. Tương truyền vì quá hổ thẹn với nhân dân mà Hạng Vũ đã tự sát. Nhiều tài liệu khác, thì ghi là bỏ đi biệt xứ. 

6. Sau Đại nghiệp, Trương Lương khiêm nhường rút lui

Sau khi diệt được nhà Tần, chinh phục được nước Tây, Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế hiệu là Hán Cao Tổ, lập ra nhà Hán. Trong đó, Trương Lương được xem là một trong “Hán sơ tam kiệt”, khai quốc công thần, có công lao lớn trong việc phò tá Lưu Bang lên ngôi. Công trạng lớn là vậy, song khác với Hàn Tín hay Bành Việt… ông chỉ nhận một vùng đất nhỏ hẹp và chọn lối sống an nhiên cho đến già. Khi được Lưu Bang ngợi ca công lao và có nhãn ý phong nhiều đất đai, hộ dận để cai trị, Ông nói:

“Gia đình tôi đời đời làm tướng quốc nước Hàn. Đến khi Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng, đối phó với nước Tần mạnh, để báo thù cho nước Hàn, làm cho thiên hạ đều rung động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, kẻ áo vải được thế là tột bậc, đối với Lương thế là đủ rồi. Vậy xin bỏ việc nhân gian, chỉ muốn đi ngao du với Xích Tùng Tử mà thôi.

 Sau Đại nghiệp, Trương Lương khiêm nhường rút lui  Sau Đại nghiệp, Trương Lương khiêm nhường rút lui

Chứng kiến hàng loạt những cái chết của các bậc khai quốc công thần nhà Hán như Hàn Tín (Bị vu tội mưu phản và tru di tam tộc), Bành Việt (bị giết chết và thân thể bị làm mắm),..đã nhìn thấu con người Lưu Bang, Trương Lương khiêm nhường rút lui và tránh được cái chết. Sau này, ông còn có công trạng trong việc phò tá Thái Tử lưu doanh lên ngôi và ngăn được âm mưu tàn sát nhà họ Lưu của Lã Hậu (Hoàng Hậu duy nhất của Hán Cao Tổ) sau khi ông băng hà. Vì cớ ấy, người đời sau, thường gọi lưu bang là bậc trí sĩ kiệt xuất, lại thêm phục ông bởi nhân cách cao khiết. 

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh bậc mưu sĩ tài ba, vị trí giả kiệt xuất – khai quốc công thần của nhà Hán Trương Lương. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Hán Vũ Đế

Bên cạnh Trương Lương, bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin thú vị khác về Hán Vũ Đế – Vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Hán trong bài viết sau đây của Lại Trang nhé:

Hán Vũ Đế

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post