Mâm ngũ quả trung thu đơn giản, đẹp, độc đáo gồm những gì?

Mâm ngũ quả trung thu đơn giản, đẹp, độc đáo gồm những gì?

Tết Trung thu là một trong những ngày tết được mong ngóng, đặc biệt là trẻ em. Vào ngày nay, ở khắp mọi nơi, múa rồng, múa lân rồi rước đèn dưới trăng được tổ chức rộn ràng. Bên cạnh các hoạt động được tổ chức ngoài xã hội thì mỗi gia đình Việt Nam cũng sẽ cúng bái tổ tiên với bánh trung thu và mâm ngũ quả. Vậy một mâm ngũ quả Trung thu đơn giản, đẹp, độc đáo gồm những gì?

Tết Trung thu là gì?

Tết trung thu hay chính là vào ngày rằm tháng tám âm lịch, đây là ngày trăng sáng nhất và đẹp nhất. Thời gian này người dân cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đố tiêu biểu là hội trăng rằm.

Tết trung thu còn có nhiều tên gọi khác là: tết trông trăng, tết thiếu nhi, tết đoàn viên…

Các lễ tương tự được tổ chức ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore…

Mâm cỗ Trung thu truyền thống gồm những gì?

Tết Trung thu là thời gian để gia đình sum họp, cùng nhau trò chuyện và kể nhau nghe những câu chuyện trong cuộc sống. Vào ngày này, thông thường nhiều gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ Trung thu. Một mâm cỗ Trung thu truyền thống thường sẽ có:

– Bánh Trung thu

– Lồng đèn Trung thu

– Mâm ngũ quả

– Bánh kẹo

Mâm ngũ quả Trung thu đơn giản, đẹp, độc đáo gồm những gì?

Trong những dịp lễ, Tết đặc biệt trong năm, trên bàn thờ tổ tiên của người Việt Nam không thể thiếu sự hiện diện của mâm ngũ quả. Đây là một nét đẹp văn hóa đã có từ rất lâu đời của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả đặc biệt này.

Mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết Ngũ Hành, một trong số những học thuyết triết học nổi tiếng của phương Đông và có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. Theo thuyết này, tất cả mọi vật chất trên thế giới đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho Ngũ Hành hợp nhất, thể hiện sự gắn kết, đủ đầy, yên ấm, đem lại may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số trung tâm, là con số của sự sống. Các loại quả là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Nói chung, dù ở bất kỳ vùng miền nào thì ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu cũng không có quá nhiều khác biệt, đều là để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.

Theo đặc trưng của mỗi vùng miền sẽ có những loại quả đặc trưng khác nhau trên mâm ngũ quả tết Trung thu. Cụ thể:

Mâm ngũ quả ở miền Bắc: 

Mâm cỗ Trung thu miền Bắc thường sẽ gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt. Một số nơi thay thế bưởi bằng phật thủ và trang trí xen kẽ bằng táo xanh, quýt vàng, ớt đỏ.

Cách bày biện đồ trên mâm cỗ Trung thu miền Bắc: Nải chuối bày ở dưới cùng làm đế, bên trên đặt một quả bưởi có đủ cành lá, rồi đến quýt, hồng, đào ở những chỗ trống, các bạn bày sao cho gọn gàng, đẹp mắt. Khi bày mâm cỗ Trung thu, các bạn nên xếp quả ớt xen kẽ vào những khoảng trống để mâm quả có ba màu đỏ – vàng – xanh.

Mâm ngũ quả ở miền Trung:

Mâm cỗ Trung thu miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ. Những loại quả dùng dâng cúng đa dạng gồm đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, cam, chuối, táo, bưởi, nho, dưa hấu, dứa,…

Cách bày mâm cỗ Trung thu miền Trung: Những quả to, nặng sẽ đặt ở dưới, những quả nhỏ nhẹ thì đặt xen kẽ bên trên sao cho đẹp mắt. Cài thêm bông cúc cho thêm màu sắc.

 

Mâm ngũ quả ở miền Nam:

Mâm ngũ quả Trung thu miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả Trung thu miền Nam thường có thêm một cặp dưa hấu ruột đỏ sẽ tượng trưng cho may mắn.

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu miền Nam: Những quả to, năng như quả dừa, mãng cầu, đu đủ sẽ bày lên trước rồi kế tiếp là xếp những quả nhỏ để tạo thành tháp, cặp dưa hấu sẽ đặt hai bên.

Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu

Mâm ngũ quả là nét đặc trưng của người dân Việt Nam trong những ngày tết, lễ truyền thống. Bên cạnh mâm ngũ quả trung thu, thì bánh dẻo/bánh nướng và đèn ông sao…cũng là những món không thể thiếu trong ngày lễ rằm tháng tám.

Mỗi thành phần cây trái trong mâm ngũ quả đều có những ý nghĩa riêng của nó, chẳng hạn như:Mâm ngũ quả trung thu có ý nghĩa gì? Bày trí thế nào cho bắt mắt?Mâm ngũ quả trung thu có ý nghĩa gì? Bày trí thế nào cho bắt mắt?This article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Mâm ngũ quả trung thu có ý nghĩa gì? Bày trí thế nào cho bắt mắt?This article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Mâm ngũ quả trung thu có ý nghĩa gì? Bày trí thế nào cho bắt mắt?

+ Quả hồng đỏ trong mâm cỗ sẽ tượng trưng cho sự hi vọng của người Việt

+ Quả na trong mâm cỗ ngày trung thu tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật

+ Quả dưa hấu trong mâm cỗ ngày trung thu tượng trưng cho mong cầu bình an cho người thân, gia đình

+ Quả bưởi trong mâm cỗ ngày trung thu là sự vẹn toàn, sung túc, đủ đầy cho mọi nhà

Mâm ngũ quả trung thu còn là sự tượng trưng cho năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có đầy đủ năm loại quả thể hiện mong cầu đủ đầy, bình an trong một năm.

Từ “quả” ở trong mâm ngủ quả cũng là không chỉ mang ý nghĩa sung túc, mà còn mang ý nghĩa duy trì giống nòi, sinh sôi nay nở của vạn vật. Mâm ngũ quả truyền thống thường sẽ được bày biện với 5 loại quả, mang ý nghĩa là ngũ phúc lâm môn, cầu “Phúc, quý, thọ, khang, ninh”.

Trên đây là nội dung bài viết mâm ngũ quả trung thu đơn giản, đẹp, độc đáo gồm những gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Rate this post