Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc, miền Nam có gì khác biệt?
Mâm ngũ quả ngày tết là một hình ảnh không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, mâm trái cây với nhiều hình thức khác nhau lại được chưng trên bàn thờ của nhiều gia đình. Vậy ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì? Cách chưng sao cho may mắn nhất? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
Mỗi dịp tết đến xuân về, nhà nhà lại nhộn nhịp dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa cho năm mới. Và một trong những hoạt động không thể thiếu đó là bày mâm ngũ quả ngày tết. Trên các bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình đều có chưng một mâm ngũ quả. Những trái cây được chưng lên vừa mang ý nghĩa dâng cúng tổ tiên lại vừa như một cách để người ta cầu mong những điều may mắn.
Mâm ngũ quả ngày tết không thể thiếu trong văn hoá người Việt
1.1. Dâng thành quả sau một năm lao động đến tổ tiên, thần linh
Người Việt ta có truyền thống nông nghiệp. Các sản vật từ trồng trọt luôn rất được xem trọng. Kết thúc năm cũ chào đón năm mới cũng là lúc người ta nhìn lại xem mình đã có được những thành quả gì. Theo quan niệm xa xưa, mâm ngũ quả ngày tết chính là thể hiện những thành quả đó. Từ việc chăm chỉ lao động, đổ mồ hôi, nước mắt người ta tạo ra trái cây. Vào những ngày tết, người xưa sẽ chọn ra những loại quả tốt nhất, đẹp mắt để dâng lên tổ tiên, trời đất, thần linh. Như một cách báo cáo về một năm làm việc qua của mình.
Mâm ngũ quả mang nhiều ý nghĩa khác nhau
1.2. Yếu tố ngũ hành trong mâm ngũ quả ngày tết
Ngũ quả còn tượng trưng cho ngữ hành. Từ xưa, người ta đã quan niệm, thế giới được cấu thành bởi 5 yếu tố kim – mộc – thuỷ – hoả – thổ. Và 5 loại trái cây có trên mâm ngũ quả ngày tết sẽ tượng trưng cho những 5 yếu tố ngũ hành. Ngũ hành hài hoà cũng khiến cho cuộc sống gia đình đó trở nên thuận lợi hơn.
1.3. Cầu mong những điều may mắn
Ý nghĩa to lớn nhất của mâm ngũ quả ngày tết đó là cầu mong những điều may mắn. Từ tên gọi của các loại quả người ta ghép lại với nhau tạo nên cũng câu nói ý nghĩa. Dù thế nào thì mâm trái cây vẫn phải đảm bảo có đủ 5 loại quả không hơn không kém.
Mâm ngũ quả thể hiện mong ước may mắn của gia chủ
2. Mâm ngũ quả gồm những gì?
2.1. Ý nghĩa của các loại quả
Tuỳ theo ước muốn của gia chủ mà mâm ngũ quả có nhiều cách bày trí khác nhau. Trước tiên bạn cần nắm rõ ý nghĩa của các trái cây để có thể lựa chọn bày mâm ngũ quả ưng ý nhất. Dưới đây là ý nghĩa của một vài loại quả phổ biến:
- Quả Lê: Hình thức cùng sự mọng nước, ngọt thanh của quả lê thể hiện cho sự suôn sẻ, trơn tru trong năm mới.
- Quả Lựu: Lựu với nhiều hạt nhỏ hồng thắm bên trong thích hợp với những ai ước mong được nhiều con cháu.
- Quả đào: quả đào với hình thức đẹp mắt, sang trọng thể hiện sự thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp.
- Quả phật thủ: Đây là loại quả mới xuất hiện trong mâm ngũ quả gần đây. Qủa phật thủ có hình dáng giống như bàn tay phật, ngụ ý mong muốn được thần linh che chở.
- Táo: Thể hiện tự giàu sang, phú quý.
- Hồng, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
- Thanh long: Mang ý nghĩa phát tài, phát lộc.
- Bưởi, dưa hấu: Thể hiện tươi mới, may mắn.
- Nải chuối xanh: như một biểu tượng cho việc hứng lấy may mắn trong năm mới.
- Sung: Biểu tượng cho sự sung mãn trong cuộc sống.
- Đu đủ thể hiện sự sung túc, tiền tài đầy đủ.
- Xoài: Như người miền nam thường đọc là “xài” thể hiện sự tiêu xài thoải mái.
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả mang một ý nghĩa riêng
2.2. Những quả thường có trong mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả không bắt buộc. Tuỳ theo vùng miền, truyền thống của từng nơi mà có thể lựa chọn trái cây phù hợp nhất. Ngày nay với việc hiện đại hoá thì phong tục bày biện mâm ngũ quả không còn quá khắc khe. Tuy nhiên nhìn trong trong mâm ngũ quả thường sẽ có những loại quả như: chuối, cầu, sung, quýt, dưa hấu, đu đủ…
3. Mâm ngũ quả miền bắc
3.1. Mâm ngũ quả ngày tết miền bắc truyền thống
Mâm ngũ quả ở miền Bắc và miền Nam thường sẽ không giống nhau. Ở miền Bắc người ta thường chú trọng đến yếu tố ngũ hành trong mâm ngũ quả ngày tết. Chính vì vậy mà thông thường, sẽ có 5 loại quả với những màu sắc khác nhau tượng trưng cho kim – mộc – thuỷ – hoả – thổ. Dựa theo nguyên lí này nên mâm ngũ miền bắc thường sẽ có chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. So với miền Nam, mâm ngũ quả miền bắc rực rỡ và đa dạng sắc màu hơn.
Mâm ngũ quả ngày tết ở miền Bắc
3.2. Cách bày mâm ngũ quả miền bắc đẹp nhất
Theo truyền thống của người miền bắc, cách bày mâm ngũ quả trước tiên là để nảy chuối phía dưới cùng. Cách này như để hứng lấy toàn bộ phước lộc bên trên, cùng với đó giữ cố định các loại quả nhỏ không bị rơi. Các loại quả còn lại sẽ được sắp xếp lên trên sao cho vững vàng và đẹp mắt nhất. Nên lưu ý để những quả to bên dưới như bưởi, đào. Các quả nhỏ nhỏ như quýt, hồng ở bên trên vừa đảm bảo chắc chắn lại không bị hỏng quả.
Cách bày mâm ngũ quả phổ biến ở miền BắcĐể đảm bảo chắc chắn, chuối thường được sắp dưới cùng
4. Mâm ngũ quả ngày tết miền nam
4.1. Mâm ngũ quả ngày tết miền nam gồm những gì?
So với miền Bắc thì mâm ngũ quả miền Nam rất khác biệt. Theo lối sống thoải mái, người miền Tây không chú trọng nhiều đến yếu tố ngũ hành. Mâm ngũ quả của người miền nam chú trọng về tên gọi và cầu mong những điều may mắn. Thông thường mâm ngũ quả ngày tết ở miền nam sẽ có các quả mãn cầu (quả na) – quả sung, trái dừa, đu đủ và quả xoài. Nếu ở miền Bắc mâm ngũ quả thường phải có chuối thì ở miền Nam người ta rất hạn chế. Họ cho rằng phát âm của từ chuối giống với “chúi” ý là mọi việc sẽ cứ thụt lùi không thể nào thăng tiến được.
Mâm ngũ quả miền Nam thường không có chuối
4.2. Cách xếp mâm ngũ quả ngày tết đẹp ở miền Nam
Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết ở miền Nam cũng là đặt những quả to phía dưới. Dừa, đu đủ sẽ được đặt phía dưới cùng. Sau đó tuỳ theo không gian còn lại mà bạn có thể đặt quả xoài phía bên hông của mâm ngũ quả. Tiếp theo là đặt các quả nhỏ đu đủ, quả sung phía lên trên. Cần chú ý vị trí của mãn cầu vì đây là loại quả chín mềm rất dễ hỏng nếu bị đè nặng.
Mâm ngũ quả đẹp ở miền nam
5. Mâm ngũ quả trung thu
5.1. Mâm ngũ quả trung thu gồm những loại quả gì?
Bên cạnh mâm ngũ quả ngày tết thì mâm ngũ ủa trung thu cũng rất được người Việt coi trọng. Ngày rằm tháng 8 hàng năm là ngày tết Trung thu. Đây là dịp để người người, nhà nhà tụ họp lại, quây quần bên người thân. Chính vì vậy mà tết Trung thu rất được xem trọng. Trên bàn thờ những ngày này bên cạnh bánh trung thu thì mâm ngũ quả cũng không thể thiếu.
Mâm ngũ quả trung thu dễ thương
So với mâm ngũ quả ngày tết thì mâm ngũ quả trung thu có phần đơn giản hơn. Phần lớn người ta chú trọng đến màu sắc của mâm ngũ quả. Và mỗi vùng miền cũng lựa chọn những loại quả đặc trưng riêng. Ở miền bắc có thể là chuối, bưởi… Ở miền nam có thể là dưa hấu, đu đủ, xoài…
5.2. Cách bày mâm ngũ quả trung thu
Cách trình bày mâm ngũ quả trung thu thoải mái hơn rất nhiều. Bạn có thể tự do bày biện các loại quả sao cho đẹp mắt nhất. Bên cạnh đó các chị em cũng có thể cắt tỉa các loại quả thành nhiều hình dạng dễ thương phù hợp với ngày “tết trẻ em”. Đó có thể là hình những chú chó tép bưởi, thỏ làm bằng vỏ bưởi, dưa hấu…
Mâm cỗ trung thu có phần thoải mái sáng tạo hơn
6. Những sai lầm thường mắc phải khi bày mâm ngũ quả tết
- Trước tiên để khâu bày biện được thuận tiện nhất bạn cần lưu ý khi chọn mua trái cây. Không nên chọn những quả quá chín. Mâm ngũ quả thường sẽ phải để nhiều ngày nên hãy chọn những quả còn cứng.
- Bạn cũng nên chọn loại quả nhỏ. Những quả to sẽ khó cho việc bày biện hơn.
- Ở miền Bắc nếu bạn có quả chuối trong mâm ngũ quả ngày tết thì phải dùng quả chuối xanh. Tuyệt đối không dùng chuối chín vàng.
- Rửa quả sạch mà không để ráo nước. Nếu muốn rửa quả trước khi bày mâm ngũ quả bạn nên để ráo nước. Việc này giúp quả lâu bị hỏng hơn.
Nên chọn những quả chưa chín hẳn để giữ được lâu
7. Một vài hình ảnh mâm ngũ quả đẹp
Để có thêm những gợi ý cho mâm ngũ quả ngày tết bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây.
Nhiều loại quả khác nhau được chọn để bày biệnHình ảnh một mâm ngũ quả độc đáoMâm ngũ quả điêu khắc rồng phượngMâm ngũ quả đơn giản nhưng vô cùng đẹp mắt
8. Lịch nghỉ tết nguyên đán 2020
Những ngày này bạn đã có thể cảm nhận được không khí tết đã tràn ngập khắp nơi. Còn chưa đầy 2 tháng nữa sẽ đến tết 2020. Lịch nghỉ tết nguyên đán Canh Tý 2020 cũng đã được công bố chính thức. Theo đó công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên… sẽ được nghỉ chính thức là 7 ngày. Thời gian nghỉ tết kéo dài từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 tết.
Mâm ngũ quả ngày tết rất quan trọng trong tết cổ truyền người Việt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một mâm ngũ quả thật đẹp và ý nghĩa trong năm 2020.