Lý Thần Tông(1116 – 1138) – Nhân Vật Lịch Sử.
Thân thế và sự nghiệp của Lý Thần Tông
Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 đến năm 1138. Lý Thần Tông là con trai của Sùng Hiền hầu – em trai của vua Lý Nhân Tông, tức là cháu gọi Nhân Tông bằng bác.
Có ý kiến cho rằng Lý Thần Tông là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, quyển III ghi lại việc Từ Đạo Hạnh thoát xác tại chùa núi Thạch Thất năm 1116, ngay trước khi Lý Dương Hoán ra đời. Người ra cho rằng vì Lý Nhân Tông không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý.
Khác với các vị vua triều trước lo điều hành đất nước, Lý Thần Tông rất biết vui chơi. Ông thường tìm kiếm những con vật lạ trong thiên hạ làm sở thích. Phàm ai có hươu trắng, hươu đen hay chim sẻ trắng, rùa trắng… đều đem dâng vua cả
Ông cũng khuyến khích phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, do vậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp.
Lý Thần Tông mất năm Mậu Ngọ (1138), trị vì được 10 năm, thọ 23 tuổi. Kết thúc thời vua Lý Thần Tông, nhà Lý đi vào thời kì suy vong.