Lúc sinh thời đóng 400 bộ phim, 3 ngày trước khi qua đời đánh bạc thua hàng ngàn hàng vạn tệ gia sản, mất rồi không ai cúng tế
Vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, giới phim ảnh có sự xuất hiện của vô số các nhân tài. Thời điểm ấy cũng là thời kỳ phát triển đỉnh cao của nền điện ảnh Hồng Kông, giúp biết bao nhiêu người nổi tiếng như Ngô Diệu Hán, Ngô Nghị Tưởng, Thành Khuê An, Trương Diệu Dương, Phàn Mai Sinh,… Và ông cũng là một người nổi tiếng trong thời điểm ấy, tham gia vô số các tác phẩm kinh điển, cũng để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng khán giả.
Có thể không biết hoặc không nhớ tên nhưng gương mặt của Hà Gia Câu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả yêu mến điện ảnh Hồng Kông những năm của thập niên 70 – 80.
Ông chính là Hà Gia Câu, sinh năm 1948 tại Hồng Kông. Năm 1978 bắt đầu phát triển sự nghiệp trong giới điện ảnh, đảm nhiệm vai trò biên kịch của bộ phim “Trong tường ngoài tường”. Sau đó, vào năm 1987 đạt được giải thưởng “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất” tại lễ trao giải Kim Tượng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 7 nhờ tác phẩm “Giam ngục phong vân”. Năm 1992 góp mặt trong tác phẩm “Hoàng Phi Hồng 2: Nam nhi đương tự cường” và đạt được đề cử giải Kim Tượng. Năm 1993, ông tham gia trong bộ phim “Chí tôn 36 kế: Thâu thiên hoán nhật”, cứ như thế ông đã bắt đầu chuyển sang mảng diễn viên hài kịch.
Trong suốt sự nghiệp diễn xuất của mình, Hà Gia Câu đều đóng những vai phản diện trong các bộ phim như “Giam ngục phong vân”, “Phán xét cuối cùng”, “Hắc ngục đoạn trường ca 2”,… Vì vậy mà ông được mệnh danh là “Tứ đại ác nhân” trong giới phim ảnh Hồng Kông. Trong tác phẩm “Rồng trong ngục” hợp tác với Lưu Đức Hoa, ông đã thể hiện thần thái tàn ác của nhân vật hung đồ vô cùng xuất sắc, khiến người xem phải khiếp sợ.
Hà Gia Câu lúc sinh thời đã từng tham gia 400 bộ phim điện ảnh, thế nên tài sản mà ông tích góp được chắc hẳn cũng không ít. Tuy nhiên, ông lại có một sở thích không lành mạnh, đó chính là cờ bạc. Trước lúc qua đời 3 ngày, ông vẫn còn ở sòng bạc đánh cược, làm thua lỗ cả gia sản lên đến hàng ngàn hàng vạn tệ, dẫn đến việc sau khi qua đời không có ai ở bên, có thể nói là vô cùng thê thảm. Không biết có phải là do ông không lấy vợ sinh con nên mới cứ sống phiêu dật mãi như vậy, hầu như đều sống tự do theo tính mình.
Phải chăng vì không có người thừa kế nên mới ngay trước khi mất, đi đánh bạc thua hết gia sản? Tuy nhiên, vụ việc khi ấy đã dấy lên một làn sóng dư luận, mọi người đều nghĩ ông thực sự hơi quá kích, tại sao lại không đem số tiền này đi làm những việc có ích hơn chứ? Ví dụ như đi quyên góp giúp đỡ cho những người khó khăn chẳng hạn. Châu Nhuận Phát sau khi biết tin ông qua đời đã cảm thấy cực kỳ đau lòng. Vì cả hai đã quen nhau hơn 30 năm, quan hệ vô cùng thân thiết, sự ra đi đột ngột của Hà Gia Câu đã khiến Châu Nhuận Phát bị đả kích trầm trọng.
Do không lấy vợ sinh con nên cũng không có ai cúng bái cho ông. Tào Tra Lý đã đề nghị rằng đem tro cốt của ông rắc ở vườn hoa tưởng niệm, như vậy thì ông sẽ không còn cô đơn nữa. Nhưng suy cho cùng, việc ông phân phối tài sản của mình trước lúc mất như thế nào đó hoàn toàn là quyền của ông, vì tất cả số tiền đó đều là tiền ông dựa vào bản thân nỗ lực kiếm ra, không có lý do gì phải chịu những lời dị nghị của thiên hạ.