Linda là người vợ lý tưởng của tôi…

. Phóng viên: Suy nghĩ của anh chị khi về nước tham gia chương trình này?
– Linda Trang Đài: Ở Mỹ, chúng tôi cũng thường xuyên tham gia các đêm văn nghệ ủng hộ cho đồng bào trong nước mỗi khi bị thiên tai, lũ lụt. Về nước, được đóng góp trực tiếp một phần công sức để giúp đỡ nhân dân miền Trung sớm vượt qua khó khăn, tôi nghĩ đó là nghĩa vụ và cũng là niềm hạnh phúc của chúng tôi.

– Tommy Ngô: Tôi sẵn sàng tham gia vô điều kiện. Tôi nghĩ khán giả cũng sẽ hưởng ứng để số tiền thu được nhiều, giúp đồng bào vượt qua phần nào những mất mát, đau thương sau cơn bão số 6.

. Tham gia chương trình này, anh chị có ngại bị một số khán giả quá khích tẩy chay khi về lại Mỹ như trường hợp của một số nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam từng gặp phải?


















– Linda Trang Đài: Thực ra, nghệ sĩ hải ngoại không quan tâm và lo ngại về điều này lắm, vì chúng tôi đem lời ca tiếng hát làm việc thiện. Vả lại, chuyện tẩy chay, biểu tình, chống đối bây giờ cũng xưa rồi. Nhiều năm qua đã có sự giao lưu biểu diễn qua lại giữa nghệ sĩ trong nước và hải ngoại. đó là một tín hiệu đáng mừng vì khán giả được gặp gỡ các nghệ sĩ mình yêu mến dù họ ở bất cứ nơi nào.

. Linda Trang Đài sang Mỹ năm 1978, Tommy Ngô sang Mỹ năm 1975. Cả hai đều không phải con nhà nòi, lại không được đào tạo để ca hát, nhưng sao lại trở thành ca sĩ ?


















– Tommy Ngô: Tôi sang Mỹ cùng với gia đình, năm lớp 4 đã được chọn hát trong ca đoàn nhà thờ, nên ít nhiều đã biết hát và say mê ca hát. Nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ lớn lên sẽ theo nghề kỹ sư điện, tuyệt nhiên không hề nghĩ sẽ đi hát. Rồi tình cờ tôi được mời tham gia biểu diễn trong vũ đoàn của ca sĩ Trizzy Phương Trinh. Ca sĩ Trường Thanh thấy tôi phù hợp với sân khấu biểu diễn nên hỏi tôi: “Em có biết hát không? Thử làm ca sĩ đi”. Thế là anh đưa tôi đến phòng thu để thử, rồi đặt tên cho tôi là Tommy Ngô (tên thật là Ngô Quang Tùng).

– Linda Trang Đài: Tôi nhớ hồi năm học lớp 2 đã thích tham gia văn nghệ tại Huế. Những năm học tiểu học tôi thuộc nhiều bài hát thiếu nhi, nhưng lại thích nhất bài Làng tôi… Bữa nào đi học mà không được kêu lên hát cho cả lớp nghe là tôi buồn lắm. Thú thật tôi mê hát hơn mê học.
Năm 1978, tôi sang định cư tại Mỹ, đến năm 1987 tôi chính thức tham gia ca hát. Hồi đó tôi mê hát quá nên xin ban nhạc Anh Tài cho mình theo hát. Thời gian này cộng đồng kiều bào ở Mỹ chưa đông, rất ít sô ca nhạc được tổ chức. Tôi xem truyền hình ở Mỹ và các nước châu Âu, thấy xuất hiện những kênh giới thiệu nhạc trẻ với phong cách MTV, New Wave… Tôi ngỏ lời với ban nhạc Anh Tài, thử cho tôi biểu diễn theo phong cách này. Tôi muốn tuổi trẻ kiều bào ở Mỹ và các nước cũng có nhạc trẻ, có tiếng nói của mình, chứ không chỉ hát nhạc nước ngoài. Thế là tôi tự đặt tên mình là Linda Trang Đài. Tên thật của tôi thì rất Huế: Lê Quang Quý Trang Đài.

. Còn tình yêu của hai người bắt đầu từ khi nào? Ai là người ngỏ lời trước? Các bạn có bao giờ cãi nhau vì… con?


















– Linda Trang Đài: Chúng tôi gặp nhau năm 1995, cũng không nhớ ai ngỏ lời trước. Chỉ biết là cả hai tâm đầu ý hợp khi cùng đi chung một phong cách nhạc trẻ. Tommy Ngô là con trai duy nhất trong gia đình có tới 10 chị gái, nên được cưng như trứng mỏng. Tom chẳng biết làm gì ngoài việc đi học, hát và chơi thể thao. Thế nhưng sau khi cưới nhau, Tom thay đổi hẳn, biết lo cho con ăn và chúng tôi thường cãi nhau chỉ vì con. Tom chiều con lắm, còn tôi vì bận công việc biểu diễn, nên mọi việc trong gia đình phải có kế hoạch để không mất thời gian.

– Tommy Ngô: Nhiều người vẫn thường lầm tưởng Linda trên sân khấu quậy hết cỡ, nên ngoài đời cũng thế. Thực ra, ở nhà Linda là người vợ, người mẹ rất lý tưởng. Linda nấu các món ăn Việt rất ngon và chăm sóc chồng, con rất chu đáo. Còn nữa, ở nhà Linda không cho con chúng tôi nói tiếng Anh. Tất cả đều phải nói tiếng Việt. Chúng tôi tâm đầu ý hợp trong việc dạy dỗ con cái.

. Linda Trang Đài đã phát hành 25 album CD và VCD, còn Tommy Ngô chỉ có 1 CD The best of Tommy Ngô. Có chênh lệch quá không về sự nghiệp của hai người?

















– Linda Trang Đài: Khi yêu nhau chúng tôi loại bỏ sự nổi tiếng bên ngoài trái tim mình.

– Tommy Ngô: Việc phát hành album phải lệ thuộc vào lời mời của các trung tâm. Nếu tôi cũng chạy đua theo Linda thì có lợi gì? Chúng tôi luôn tôn trọng nhau, góp ý thẳng thắn để làm tốt hơn nghề nghiệp của mình.

. Cả hai có ý định tổ chức live show tại Việt Nam?
– Linda Trang Đài: Chúng tôi định tổ chức trong năm nay, nhưng ba mẹ của Tommy Ngô vừa mất cách nhau 6 tháng vì bệnh ung thư phổi, nên live show của chúng tôi sẽ diễn ra vào giữa năm 2007 do Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông tổ chức. Ngoài hai chúng tôi, sẽ có khách mời là các ca sĩ và nhóm hát trong nước.

. Hiện nay mơ ước của anh chị là gì? Có dư luận cho rằng ca sĩ hải ngoại bị thu hẹp thị trường tại Mỹ nên phải về Việt Nam để biểu diễn?


















– Linda Trang Đài: Mơ ước của tôi là thực hiện tốt live show vào năm 2007, sau đó sẽ sinh một công chúa cho Tommy. Tôi thích có hai con và Tommy cũng vậy. Còn dư luận thì chúng tôi không quan tâm, chỉ biết nơi nào có sự thương yêu của khán giả dành cho mình là chúng tôi đến, cũng như hết lòng vì công việc từ thiện.

– Tommy Ngô: Đó chính là hướng đi của chúng tôi, không để mình lệ thuộc vào thị trường hẹp hay rộng, miễn sao chúng tôi vẫn làm được điều mình thích và say mê.

Ở Mỹ, chúng tôi cũng thường xuyên tham gia các đêm văn nghệ ủng hộ cho đồng bào trong nước mỗi khi bị thiên tai, lũ lụt. Về nước, được đóng góp trực tiếp một phần công sức để giúp đỡ nhân dân miền Trung sớm vượt qua khó khăn, tôi nghĩ đó là nghĩa vụ và cũng là niềm hạnh phúc của chúng tôi.Tôi sẵn sàng tham gia vô điều kiện. Tôi nghĩ khán giả cũng sẽ hưởng ứng để số tiền thu được nhiều, giúp đồng bào vượt qua phần nào những mất mát, đau thương sau cơn bão số 6.Thực ra, nghệ sĩ hải ngoại không quan tâm và lo ngại về điều này lắm, vì chúng tôi đem lời ca tiếng hát làm việc thiện. Vả lại, chuyện tẩy chay, biểu tình, chống đối bây giờ cũng xưa rồi. Nhiều năm qua đã có sự giao lưu biểu diễn qua lại giữa nghệ sĩ trong nước và hải ngoại. đó là một tín hiệu đáng mừng vì khán giả được gặp gỡ các nghệ sĩ mình yêu mến dù họ ở bất cứ nơi nào.Tôi sang Mỹ cùng với gia đình, năm lớp 4 đã được chọn hát trong ca đoàn nhà thờ, nên ít nhiều đã biết hát và say mê ca hát. Nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ lớn lên sẽ theo nghề kỹ sư điện, tuyệt nhiên không hề nghĩ sẽ đi hát. Rồi tình cờ tôi được mời tham gia biểu diễn trong vũ đoàn của ca sĩ Trizzy Phương Trinh. Ca sĩ Trường Thanh thấy tôi phù hợp với sân khấu biểu diễn nên hỏi tôi: “Em có biết hát không? Thử làm ca sĩ đi”. Thế là anh đưa tôi đến phòng thu để thử, rồi đặt tên cho tôi là Tommy Ngô (tên thật là Ngô Quang Tùng).Tôi nhớ hồi năm học lớp 2 đã thích tham gia văn nghệ tại Huế. Những năm học tiểu học tôi thuộc nhiều bài hát thiếu nhi, nhưng lại thích nhất bài Làng tôi… Bữa nào đi học mà không được kêu lên hát cho cả lớp nghe là tôi buồn lắm. Thú thật tôi mê hát hơn mê học. Năm 1978, tôi sang định cư tại Mỹ, đến năm 1987 tôi chính thức tham gia ca hát. Hồi đó tôi mê hát quá nên xin ban nhạc Anh Tài cho mình theo hát. Thời gian này cộng đồng kiều bào ở Mỹ chưa đông, rất ít sô ca nhạc được tổ chức. Tôi xem truyền hình ở Mỹ và các nước châu Âu, thấy xuất hiện những kênh giới thiệu nhạc trẻ với phong cách MTV, New Wave… Tôi ngỏ lời với ban nhạc Anh Tài, thử cho tôi biểu diễn theo phong cách này. Tôi muốn tuổi trẻ kiều bào ở Mỹ và các nước cũng có nhạc trẻ, có tiếng nói của mình, chứ không chỉ hát nhạc nước ngoài. Thế là tôi tự đặt tên mình là Linda Trang Đài. Tên thật của tôi thì rất Huế: Lê Quang Quý Trang Đài.Chúng tôi gặp nhau năm 1995, cũng không nhớ ai ngỏ lời trước. Chỉ biết là cả hai tâm đầu ý hợp khi cùng đi chung một phong cách nhạc trẻ. Tommy Ngô là con trai duy nhất trong gia đình có tới 10 chị gái, nên được cưng như trứng mỏng. Tom chẳng biết làm gì ngoài việc đi học, hát và chơi thể thao. Thế nhưng sau khi cưới nhau, Tom thay đổi hẳn, biết lo cho con ăn và chúng tôi thường cãi nhau chỉ vì con. Tom chiều con lắm, còn tôi vì bận công việc biểu diễn, nên mọi việc trong gia đình phải có kế hoạch để không mất thời gian.Nhiều người vẫn thường lầm tưởng Linda trên sân khấu quậy hết cỡ, nên ngoài đời cũng thế. Thực ra, ở nhà Linda là người vợ, người mẹ rất lý tưởng. Linda nấu các món ăn Việt rất ngon và chăm sóc chồng, con rất chu đáo. Còn nữa, ở nhà Linda không cho con chúng tôi nói tiếng Anh. Tất cả đều phải nói tiếng Việt. Chúng tôi tâm đầu ý hợp trong việc dạy dỗ con cái.Khi yêu nhau chúng tôi loại bỏ sự nổi tiếng bên ngoài trái tim mình.Việc phát hành album phải lệ thuộc vào lời mời của các trung tâm. Nếu tôi cũng chạy đua theo Linda thì có lợi gì? Chúng tôi luôn tôn trọng nhau, góp ý thẳng thắn để làm tốt hơn nghề nghiệp của mình.Chúng tôi định tổ chức trong năm nay, nhưng ba mẹ của Tommy Ngô vừa mất cách nhau 6 tháng vì bệnh ung thư phổi, nên live show của chúng tôi sẽ diễn ra vào giữa năm 2007 do Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông tổ chức. Ngoài hai chúng tôi, sẽ có khách mời là các ca sĩ và nhóm hát trong nước.Mơ ước của tôi là thực hiện tốt live show vào năm 2007, sau đó sẽ sinh một công chúa cho Tommy. Tôi thích có hai con và Tommy cũng vậy. Còn dư luận thì chúng tôi không quan tâm, chỉ biết nơi nào có sự thương yêu của khán giả dành cho mình là chúng tôi đến, cũng như hết lòng vì công việc từ thiện.Đó chính là hướng đi của chúng tôi, không để mình lệ thuộc vào thị trường hẹp hay rộng, miễn sao chúng tôi vẫn làm được điều mình thích và say mê.

. Chúc anh chị gặt hái được nhiều thành quả trong sự nghiệp cũng như cuộc sống gia đình.

Rate this post