Lệ Thủy: tiểu sử, lý lịch, profile, thông tin ca sĩ
Thông tin tiểu sử/ profile “Lệ Thủy”
Ca sĩ/ ban nhạc: Lệ Thủy
Tên thật/ tên đầy đủ: Trần Thị Lệ Thủy
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 20/05
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Nhóm/đại diện: Ca sĩ Tự Do
Trong thập niên 60, nữ nghệ sĩ Lệ Thủy khi mới 14 tuổi đã là đào chánh của đoàn hát Kim Chung nhờ vào giọng ca thiên phú và sự tự khổ luyện về nghề ca hát. Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy tên thật là Trần Thị Lệ Thủy, sanh ngày 20 tháng 5 năm 1948, tại tỉnh Cửu Long. Mẹ làm nghề chầm lá, cha đi làm thuê. Hồi Lệ Thủy ba tuồi, nhà của Ba Má Lệ Thủy bị cháy, hai ông bà bỏ xứ sở, lên Sàigòn tìm kế sinh sống. Ba của Lệ Thủy làm lao công trong Thảo Cầm Viên, má của Lệ Thủy nấu cơm tháng cho phu khuân vác ở bến tàu quận Tư. Lệ Thủy học trường Tiểu học Khánh Hội. Vì nhà nghèo, Lệ Thủy ngoài giờ học, về nhà phải coi em, giử em để cho Má Lệ Thủy nấu cơm tháng cho người ta. Hàng ngày Lệ Thủy bồng em ra ngang hông chợ Khánh Hội để dổ em, đút cơm cho em ăn. Bên hông chợ có một tiệm sửa radio, người chủ tiệm ngày nào cũng hát dĩa bài vọng cổ ” Cô bán đèn hoa giấy” của cô Thanh Hương ca. Nữ nghệ sĩ Thanh Hương là con của nghệ sĩ Năm Châu và cô Tư Sạng, Thanh Hương thừa hưởng được chất giọng ca rất ngào ngào của mẹ nên cô ca bài “Cô Bán Đèn Hoa Giấy” cũng rất mùi, rất ngọt. Lệ Thủy nghe riết rồi thuộc lòng và bắt chước theo cách ca của cô Thanh Hương. Anh Tư Long, người ở lối xóm lân cận, có một ban văn nghệ đang hoạt động trong vùng, nghe Lệ Thủy ca tốt giọng, anh xin cho Lệ Thủy ca trong Ban Văn Nghệ của anh. Được Ba Má cho phép, Lệ Thủy theo Ban Văn Nghệ của anh Tư Long và nhờ ông Năm Truyền, nguyên là thợ hớt tóc trong xóm, đờn đàn kìm dạy cho Lệ Thủy ca cổ nhạc. Vào đầu thập niên 60, những ai có giọng tốt, ca vọng cổ hay thì có nhiều hy vọng trở thành đào kép chánh vì khán thính giả những năm 1960, 61, 62 rất mê nghe ca vọng cổ. Minh Vương, Minh Cảnh, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ và Lệ Thủy đều ở trong lứa tuổi từ 12 đến 16 tuổi, nhờ có giọng tốt và biệt tài ca vọng cổ mà làm nên sự nghiệp sân khấu của mình. Lệ Thủy kết hôn với trung úy Nguyễn Dương Trúc năm 1972. Năm 1973, sanh ra đứa con gái đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Dương Thụy Hiếu. Năm 1975, Trung úy Trúc cũng như bao nhiêu sĩ quan Cộng Hòa khác bị học tập cải tạo tập trung.. Lệ Thủy được đoàn Văn Công mời cộng tác, nhân dịp nầy cô xin bảo lảnh cho chồng ra khỏi trại tập trung, về làm thơ ký kế toán trong đoàn hát. Năm 1979, Lệ Thủy sanh con trai, đặt tên là Nguyễn Dương Đình Trí. Năm 1982, Lệ Thủy sanh đứa con trai khác, đặt tên là Nguyễn Dương Quốc Bảo. Cô gái lớn Thụy Hiếu, học Đại Học Quản Trị Kinh Doanh ở Melbourne, nước Úc, làm việc cho ngân hàng Bendigo, có chồng và định cư Úc. Nguyễn Đình Trí tốt nghiệp Bằng Ngoại Thương và Kế Toán ở Úc, trường Victoria University. Lệ Thủy sợ con ở lại bên Úc giống như Thụy Hiếu. Đình Trí sáng tác bài Tân Cổ giao duyên Tha Hương cho mẹ ca để mẹ yên lòng là Đình Trí sẽ trở về với mẹ.
Các ca sĩ liên quan:
Lệ ThủyTrần Thị Lệ Thủy20/05Việt NamCa sĩ Tự DoTrong thập niên 60, nữ nghệ sĩ Lệ Thủy khi mới 14 tuổi đã là đào chánh của đoàn hát Kim Chung nhờ vào giọng ca thiên phú và sự tự khổ luyện về nghề ca hát. Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy tên thật là Trần Thị Lệ Thủy, sanh ngày 20 tháng 5 năm 1948, tại tỉnh Cửu Long. Mẹ làm nghề chầm lá, cha đi làm thuê. Hồi Lệ Thủy ba tuồi, nhà của Ba Má Lệ Thủy bị cháy, hai ông bà bỏ xứ sở, lên Sàigòn tìm kế sinh sống. Ba của Lệ Thủy làm lao công trong Thảo Cầm Viên, má của Lệ Thủy nấu cơm tháng cho phu khuân vác ở bến tàu quận Tư. Lệ Thủy học trường Tiểu học Khánh Hội. Vì nhà nghèo, Lệ Thủy ngoài giờ học, về nhà phải coi em, giử em để cho Má Lệ Thủy nấu cơm tháng cho người ta. Hàng ngày Lệ Thủy bồng em ra ngang hông chợ Khánh Hội để dổ em, đút cơm cho em ăn. Bên hông chợ có một tiệm sửa radio, người chủ tiệm ngày nào cũng hát dĩa bài vọng cổ ” Cô bán đèn hoa giấy” của cô Thanh Hương ca. Nữ nghệ sĩ Thanh Hương là con của nghệ sĩ Năm Châu và cô Tư Sạng, Thanh Hương thừa hưởng được chất giọng ca rất ngào ngào của mẹ nên cô ca bài “Cô Bán Đèn Hoa Giấy” cũng rất mùi, rất ngọt. Lệ Thủy nghe riết rồi thuộc lòng và bắt chước theo cách ca của cô Thanh Hương. Anh Tư Long, người ở lối xóm lân cận, có một ban văn nghệ đang hoạt động trong vùng, nghe Lệ Thủy ca tốt giọng, anh xin cho Lệ Thủy ca trong Ban Văn Nghệ của anh. Được Ba Má cho phép, Lệ Thủy theo Ban Văn Nghệ của anh Tư Long và nhờ ông Năm Truyền, nguyên là thợ hớt tóc trong xóm, đờn đàn kìm dạy cho Lệ Thủy ca cổ nhạc. Vào đầu thập niên 60, những ai có giọng tốt, ca vọng cổ hay thì có nhiều hy vọng trở thành đào kép chánh vì khán thính giả những năm 1960, 61, 62 rất mê nghe ca vọng cổ. Minh Vương, Minh Cảnh, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ và Lệ Thủy đều ở trong lứa tuổi từ 12 đến 16 tuổi, nhờ có giọng tốt và biệt tài ca vọng cổ mà làm nên sự nghiệp sân khấu của mình. Lệ Thủy kết hôn với trung úy Nguyễn Dương Trúc năm 1972. Năm 1973, sanh ra đứa con gái đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Dương Thụy Hiếu. Năm 1975, Trung úy Trúc cũng như bao nhiêu sĩ quan Cộng Hòa khác bị học tập cải tạo tập trung.. Lệ Thủy được đoàn Văn Công mời cộng tác, nhân dịp nầy cô xin bảo lảnh cho chồng ra khỏi trại tập trung, về làm thơ ký kế toán trong đoàn hát. Năm 1979, Lệ Thủy sanh con trai, đặt tên là Nguyễn Dương Đình Trí. Năm 1982, Lệ Thủy sanh đứa con trai khác, đặt tên là Nguyễn Dương Quốc Bảo. Cô gái lớn Thụy Hiếu, học Đại Học Quản Trị Kinh Doanh ở Melbourne, nước Úc, làm việc cho ngân hàng Bendigo, có chồng và định cư Úc. Nguyễn Đình Trí tốt nghiệp Bằng Ngoại Thương và Kế Toán ở Úc, trường Victoria University. Lệ Thủy sợ con ở lại bên Úc giống như Thụy Hiếu. Đình Trí sáng tác bài Tân Cổ giao duyên Tha Hương cho mẹ ca để mẹ yên lòng là Đình Trí sẽ trở về với mẹ.