Lê Cát Trọng Lý: “Và ta đã không hát như lúc xưa”

“10 năm rồi, mọi người vẫn muốn nghe “Nhiều người ôm giấc mơ”.” Lê Cát Trọng Lý nói thế, rồi ôm cây đàn lên hát bài “Và ta đã không hát như lúc xưa”.

Mỗi lần nhìn Lê Cát Trọng Lý, tôi cứ nhớ đến cái mốc 10 năm. Đó là khoảng thời gian không quá dài, nhưng nó chứng kiến cả hành trình thay đổi của một con người. Từ album đầu tay mang chính tên chị với đầy sự chênh vênh của năm 2011, đến một Lý đầy an tĩnh trong “Cây lặng, gió ngừng” cuối năm 2021.

Tế bào thay đổi mỗi giây, và con người cũng thế. Hơn 10 năm hành trình làm nghề của Lý là vô số giới hạn được vượt qua. Không chỉ trong chuyện “không hát như lúc xưa”, mà còn là lối sống và cách suy nghĩ.

“Cây lặng, gió ngừng” kể về những chuyện gì của Lý vậy?

Album này làm khá nhanh, bài thì viết trong vòng 2 năm, nhưng thu âm thì chắc trong khoảng… 1 ngày. Nó chỉ kể những chuyện đơn giản trong cuộc sống mà thôi.

Có một câu hát Lý thích trong bài “Cây lặng, gió ngừng”, là “Đừng mang ước muốn thúc vào nhau.” Khi thân với một người, mình bắt đầu muốn điều khiển người ta. Cha mẹ thích con cái làm theo ý mình, vợ chồng rồi bè bạn cũng vậy.

Có lúc mình vướng vào việc nặng nhẹ bằng lời nói. Mà tất cả cũng xuất phát từ chuyện nhỏ mà thôi, đâu có tới mức như là… lừa đảo hay gì đâu. Nhưng mình vẫn cứ thúc vào nhau.

Mỗi khi mình cãi nhau, cây muốn lặng mà gió có ngừng không. Lý viết “Cây lặng, gió ngừng” để đùa về việc ấy.

Nguồn Lecirc Caacutet Trọng Lyacute

Nguồn: Album “Cây lặng, gió ngừng”

Album cũng có chuyện tình yêu. Khi ở trong 1 mối quan hệ, mình luôn nghĩ đã hiểu nhau quá rồi, đã đi xa xôi rồi. Nhưng cứ như vậy, sẽ có lúc mình chẳng còn thấy nhau nữa.

“Khi mình thương nhau đi xa xôi sâu sâu không thấy nhau”. Bài hát tên “So Sâu”, là hơi sâu – so so – chứ cũng chưa sâu lắm đâu.

2 năm vừa qua Lý làm được những gì và không làm được gì?

Mỗi năm, trường Cẩm Chướng vận hành 7 khóa học nhưng năm nay phải hủy 5 khóa. Mình không buồn nhưng mà cũng hơi lo lắng. Thế nên Lý và chị Tú bắt đầu triển khai và dạy tầm 5 khóa online. Mình kiếm việc làm để không phải ngồi đó than thân trách phận.

Năm nay Lý cũng không được đi biểu diễn như dự định. Nhưng mình tránh để những điều không như ý làm áp lực.

Mình chỉ áp lực khi muốn kiểm soát. Nhưng đến một lúc, mình sẽ nhận ra không thể điều khiển mọi thứ theo ý được. Việc có thể làm chỉ là chuẩn bị thật kỹ cho cơn bão tới thôi.

Lý có nói hồi trẻ mình hay buồn, nhưng lớn lên rồi mới biết nên chọn sự hạnh phúc. Vì sao vậy?

Phải hiểu là lúc nào chúng ta cũng muốn hạnh phúc hết. Nhưng suy nghĩ tiêu cực là một xu hướng. Nó có thể gây nghiện, như là thức ăn nhanh vậy.

Thời trẻ mình cũng nghiện buồn. Nhưng sau đó mình nhận ra sự nghiện này không giúp đỡ gì được cho gia đình và bạn bè. Mà cứ sống thế mãi thì hơi ngốc.

quotNếu cứ sống magrave nghiện nỗi buồn matildei thigrave hơi ngốcquot Nguồn Lecirc Caacutet Trọng Lyacute

“Nếu cứ sống mà nghiện nỗi buồn mãi thì… hơi ngốc” | Nguồn: Lê Cát Trọng Lý

Buồn nó sẽ qua, vì nó chỉ là cảm xúc. Thứ nuôi dưỡng nó là xu hướng suy nghĩ. Nên thôi mình cứ đi làm, đi kiếm tiền là sẽ hết buồn ấy mà.

Có những nỗi buồn của sự chia ly, như COVID đến thì không thể nào nói mình không buồn. Hay thấy một con chó bị đau, không thương nó thì hơi… sai sai. Nỗi buồn là quá trình phát triển tự nhiên. Con người nên có nhiều lần cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn để trưởng thành hơn. Và để mình đồng cảm với nỗi buồn của người khác.

Nhưng Lý không cảm ơn nỗi buồn vì đã giúp mình có nhiều bài hát buồn. Vì nếu được chọn, mình vẫn muốn viết lên những bài ca khiến người ta cảm thấy dễ chịu.

Đó là lý do trong bài “Và ta đã không hát như lúc xưa”, Lý bảo “Lời ca đã thôi đắng cay thiết tha như thơ ấu”. Thôi, tôi không hát những điều đắng cay nữa đâu.

Để trở thành chúng ta của bây giờ, sẽ có nhiều giới hạn cần được vượt qua. Lý nghĩ mình đã vượt qua và bỏ lại những gì?

Con đường nào cũng có những lựa chọn, và để lựa chọn thì phải chấp nhận.

Khi Lý chọn cuộc sống này, đời sống cá nhân và đời sống công chúng đôi khi bị đan xen. Chẳng hạn có lúc mình đang ăn bún ốc nhồm nhoàm thì người ta lại muốn chụp hình. Lúc ấy, mình có thể khó chịu, nhưng nếu nghĩ kỹ thì có thể người ta chỉ nghĩ đơn giản rằng đây là lần gặp duy nhất. Thế nên mình chấp nhận, và chỉ đơn giản là mỉm cười thôi.

Thật ra, Lý thích viết nhạc chứ không thích biểu diễn cho lắm. Đôi khi, mình bị áp lực khi phải xuất hiện trước fan hằng năm. Trước lúc diễn ra concert phải lo luyện tập, phải xem vé như thế nào, phải giữ phong độ, phải chú ý ăn uống…

Lyacute phải thỏa hiệp với nhiều thứ nhưng sau tất cả sự chấp nhận cũng đến từ niềm vui Nguồn Concert quotChuacuteng ta đang thở kigraveaquot

Lý phải thỏa hiệp với nhiều thứ, nhưng sau tất cả, sự chấp nhận cũng đến từ niềm vui | Nguồn: Concert “Chúng ta đang thở kìa”

Nếu được lựa chọn khác đi, Lý sẽ thích sống mà không có áp lực. Lý thích biểu diễn vì vui hơn là biểu diễn chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp có nhiều tiêu chuẩn. Mình không thể tùy hứng, tất cả các lịch đều phải được lên trước cả năm.

Nhưng Lý vẫn cần làm những điều này, vì… phải kiếm tiền. Phải kiếm sống để lo cho nhân viên, trường học. Làm người lớn rồi, cũng phải lo cho ba mẹ nữa chứ.

Nhưng sau tất cả, mình chấp nhận bởi vì mình vẫn thấy vui. Lý sống độc lập được với nghề. Ba mẹ tự hào. Có những dự án xã hội, có những giây phút Lý vui và cũng làm người khác vui theo, đó là lúc Lý biết mình đang làm việc có giá trị.

Nhưng có lẽ một trong những lần vượt giới hạn định hình Lý là chọn cho mình lối sống bền vững, sống xanh?

Hồi xưa mình mê dùng những đồ tiện nhất, thích uống nước đóng chai. Thời mới làm quen với đồ second-hand Lý cũng không thích mùi của nó. Mình còn hỏi người ta “Sao mua mấy cái nùi giẻ này cho em mặc?”.

Lý thay đổi từ khi đi du học ở Đan Mạch. Có những thầy cô rất sâu sắc, thông minh mà sống giản dị lắm. Vậy thì cớ gì mình là một người bình thường, nhỏ bé mà phải làm quá lên.

Nguồn Lecirc Caacutet Trọng Lyacute

“Bề ngoài thì cần lịch sự, sạch sẽ, còn giá trị bên trong thì mình phải biết chứ” | Nguồn: Lê Cát Trọng Lý

Về quần áo thì bên ngoài chỉ cần lịch sự, sạch sẽ. Còn bên trong thì giá trị của mình ở đâu, mình phải biết chứ.

Vậy nên từ ngày mặc những cái áo 20, 25 nghìn mà thấy đẹp, Lý cũng chẳng cần những cái áo 2 triệu nữa.

Đó là về quần áo, còn về phương tiện thì sao?

Ở trường Cẩm Chướng, Lý có quen một cô 71 tuổi. Khi vào Sài Gòn đến nhà cô chơi, thấy con dâu cô chạy một chiếc xe điện ngầu thật ngầu, mình mới bắt lấy chị ấy để hỏi ngay. Chị ấy khoe với mình là “Xe người Việt làm đó”.

Đó là cách Lý biết đến Dat Bike. Thời điểm ấy xe rất hiếm, mình phải nhờ quen biết mới mua được. Lý chuyển xe đến Măng Đen vào năm 2020 và bắt đầu cuộc sống với xe điện từ đó.

Lyacute tự hagraveo về con xe nagravey lắm đoacute  Nguồn Lecirc Caacutet Trọng Lyacute

Lý tự hào về con xe này lắm đó! | Nguồn: Lê Cát Trọng Lý

Lý không thích mùi xăng, cũng không thích tiếng động cơ (đi trên sông không bao giờ xài thuyền mà chỉ muốn… chèo ghe). Gu của Lý là thiết kế tối giản, mạnh mẽ, nhưng vẫn đủ thanh lịch để mình chạy. Xe điện của Dat Bike thỏa mãn hết nhu cầu ấy.

Mình đã mang con xe này dạo khắp đường đồi ở Đà Lạt và Măng Đen, chạy hoài mà ít lo hết pin. Ngoài việc đi diễn ở thành phố phải dùng taxi, chứ Dat Bike là là phương tiện chính của Lý rồi đó.

Con xe này Lý tự hào lắm. Ai tới trường khen xe, Lý cũng bảo: “Ừ, xe người Việt làm đó!”

Trong Mùa Ybala, Lý có câu hỏi: “Tôi có thực sự đang sống không?”. Làm sao để Lý biết mình đang sống?

Câu đó Lý hỏi cho mọi người. Mình phải định nghĩa sống là như thế nào. Có phải là trở thành hình mẫu nhà nhà đều thích, nhưng đêm về khóc một mình hay không.

Đối với Lý, sống là sự phát triển, nó phải luôn vận động. Nếu nó chỉ là sự tồn tại chớp tắt thì cũng buồn chứ.

Lý thì vẫn đang sống rồi, và rất vui.

Kế hoạch tiếp theo của Lý là gì?

Lý đang xây một website Cẩm Chướng Online. Nó có thể là nơi để những người ở xa, hay các bà mẹ bỉm sữa buồn chán, có thể đến và học nhạc. Cả gia đình học chung cũng sẽ giảm học phí nữa.

Lý vừa apply quay lại Đan Mạch. Nếu có kết quả thì chắc tháng 7 sẽ đi tầm 6 tháng. Mình cần ra ngoài để biết thế giới đang như thế nào.

quotMigravenh đang sống rồi vagrave sống rất vuiquot Nguồn Lecirc Caacutet Trọng Lyacute

“Mình đang sống rồi, và sống rất vui” | Nguồn: Lê Cát Trọng Lý

Hồi nhỏ Lý toàn đọc sách kinh tế tài chính, sách dạy kỹ năng thôi. Để mà sống một cuộc đời nghệ thuật và đọc những sách nghệ thuật thì sau này mình mới biết.

Nhưng cũng nhờ đó mà mình học được nhiều thứ về cuộc sống. Chẳng hạn, “chill” là thái độ sống mình chọn, nhưng muốn thành tựu thì phải luôn có kế hoạch và áp lực.

Và Lý thực sự sẽ không còn hát như lúc xưa nữa?

Thôi, đừng bắt tôi (cười).

Dù không phát triển, chúng ta vẫn thay đổi, đó là cơ chế sinh học. Những cái mình không muốn đổi thay là mình ép nó thế thôi.

Fan của Lý cũng không nghe nhạc Lý mãi. Cũng có lúc dỗi mình, đòi hỏi tại sao mình không thế này, thế kia. Thay đổi là chuyện rất bình thường, vì chúng ta là con người.

Vậy nên, đừng ai bắt Lý hát Chênh Vênh nữa nhé (cười). Mọi người thử hát một bài suốt 14 năm xem.

Cảm ơn Lê Cát Trọng Lý đã đưa Dat Bike Weaver 200 đến cực hạn để khai phóng tinh thần. Đó cũng chính là thông điệp mà Dat Bike muốn gửi đến tất cả thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta: Hãy thúc đẩy bản thân và bứt phá mọi giới hạn.

Trên hành trình đó, mô tô điện Weaver 200 là người bạn đồng hành lý tưởng, với sự kết hợp giữa thiết kế “ngầu” cùng động cơ 6000W không khí thải – phá vỡ những định kiến về sức mạnh xe điện và giúp bạn uy dũng băng qua mọi địa hình.

Đăng ký lái thử Weaver 200 tại website: https://bit.ly/TimHieu-Weaver200. Và đừng quên đặt trước chỉ với 500,000đ trước 31/01 để nhận được nhiều ưu đãi bạn nhé!

Rate this post