iDesign | Nhà hàng mới của Pizza 4P’s tái thiết lại toà nhà cũ mang theo nét kiến trúc thời Pháp thuộc
Dự án đổi mới toà nhà cũ tại khu Bến Thành để trở thành chi nhánh mới của Pizza 4P’s.
Giữa lòng Sài Gòn, ngay cạnh chợ Bến Thành là dự án tái thiết công trình kiến trúc theo phong cách Pháp thuộc để trở thành nhà hàng mới của Pizza 4P’s. Xây dựng vào đầu thế kỷ 20, dinh thự là một tác phẩm bảo tồn từ di sản của thành phố và góp phần tạo nên không khí đặc trưng của Sài Gòn.
Tuy nhiên, từ góc nhìn bảo tồn, nỗ lực để giữ nguyên trạng di sản kiến trúc này đã đạt tới đỉnh điểm trong một thành phố trẻ trung đầy năng động. Tỷ dụ, những miếng gạch biểu tượng trên ngói khu chợ đã được thay thế bởi những miếng tôn màu đỏ, làm giảm giá trị thẩm mỹ từ cái nhìn đầu tiên. Cũng như thế, những toà nhà khép kín cùng phát triển với khu chợ, đã bị chia cắt thành những dãy dài. Qua năm tháng, nhiều khách sạn 7 hoặc 8 tầng đã thô bạo chen vào, phá vỡ sự thống nhất của mặt bằng chung.
Bên trong Pizza 4P’s
Mặt khác, nếu nhìn kỹ vào những hoạt động thường ngày, có thể thấy rằng người Sài Gòn ngày càng thích tận dụng sự phát triển của đô thị. Thực tế, họ tin rằng mình hoàn toàn có thể tự do tham gia vào việc nâng cấp không gian chung của thành phố, thậm chí khiến nó trở thành một phần của di sản địa phương. Cảm giác đó khiến họ thấy kết nối sâu sắc hơn với thành phố và tạo nên không gian đô thị sống động – thúc đẩy sinh ra một không khí thân thuộc tự nhiên với con người Sài Gòn.
Góc nhìn từ Pizza 4P’s sang chợ Bến Thành
Các kiến trúc sư cuối cùng đã giả thuyết rằng đây là “trí thông minh đô thị” đặc trưng ở Sài Gòn (và nhiều thành phố Đông Nam Á khác nói chung, không như những thành phố ở châu Âu), họ vẫn có thể xoay sở bảo tồn giá trị lịch sử, đồng thời tích hợp hình dáng đô thị vào chức năng hiện đại và phong cách sống. Quan trọng hơn nữa, dù là vô thức hay chủ ý, đây là điều những cư dân ở Sài Gòn yêu cầu ở thành phố mình. Qua góc nhìn này, các kiến trúc sư dần trở nên trân trọng và tìm thấy vẻ đẹp trong lớp mái tôn ở chợ Bến Thành.
Khu chợ Bến Thành
Dựa trên những phân tích trên, mục tiêu thiết kế của các kiến trúc sư ở đây là “nâng cấp không gian một cách tinh tế, nơi quá khứ và hiện tại đan xen hoà quyện và tiếp tục quy tụ nên “tinh hoa không gian”. Họ hiểu rằng điều này quan trọng để tạo nên một concept không gian năng động, phù hợp với tính tạm thời đa dạng cho toà nhà mà không phải tranh giành lẫn nhau với các khu lân cận.
Đầu tiên, để đổi ngược lại cấu trúc về hình dáng ban đầu, các kiến trúc sư đã dỡ bỏ nhiều lớp phụ, như mảng tường trang trí và bao bọc xung quanh, những thứ hoàn toàn bao phủ lấy toà nhà. Sau đó, lấy cảm hứng từ thẩm mỹ của kỹ thuật xây nhà xưa, những vật liệu mới mang theo giá trị cũ được chọn sử dụng vì tính ứng dụng của nó đối với toà nhà nguyên bản và kích thước cùng hình dáng nhỏ gọn. Để tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa những vật liệu cũ và mới là ưu tiên số một của bên thiết kế và họ từ chối sử dụng những chất liệu công nghiệp tầm thường khác. Vì thế, họ chọn thay thế những vật liệu truyền thống đã cũ bằng cái mới và để chúng lan toả khắp không gian.
Thứ hai, theo như dự định “nâng cấp” toà nhà cùng tông với không gian đô thị, các kiến trúc sư thêm vào hai lớp chất liệu mờ. Với một lớp trong và một lớp ngoài tường chính, họ chuyển đổi không gian ở giữa hai lớp thành một “hành lang ngoài”, giúp mở phần không gian phía trong ra ngoài khu phố. Kết quả, đặc trưng mạnh mẽ của chợ Bến Thành đã hoà quyện vào bên trong phần kiến trúc và nhẹ nhàng lan toả đến không gian nội thất.
Lớp chất liệu phía trong, lấy cảm hứng từ những cửa sổ cao ở Chợ, là tấm kính lớn được hình thành từ 1000 mảnh kính chịu nhiệt. Nó phá vỡ hình ảnh phản chiếu của khu dân cư xung quanh và thay đổi vẻ ngoài dưới nhiều điều kiện như góc kính, hướng mặt trời, thời tiết hoặc mùa – đặc tả toà nhà bằng tiết tấu chậm. Lớp ngoài, lấy cảm hứng từ những hàng rào sắt mà ta có thể thấy khắp nơi ở Sài Gòn, được tái sử dụng lại dưới dạng những thanh sắt mỏng có đường kính 4mm, tạo nên tấm màng lưới nhẹ như tờ đến nỗi có thể lay động trong gió. Điều này không chỉ giúp làm giàu thêm trải nghiệm trong không gian, mà còn tạo nên hiệu ứng trừu tượng để phân biệt “Hành lang” với mặt ngoài của toà nhà và khu dân cư xung quanh.
Qua dự án này, các kiến trúc sư nhận ra rằng, trong sự hiện đại hoá nhanh chóng của Sài Gòn, ta cần hú ý đến thành phố và dân cư, những yếu tố định nghĩa nên kiểu “thông minh đô thị”, và cân nhắc làm sao giúp nâng cấp những toà nhà để có thể cùng hoà chung nhịp đập với dòng chảy lịch sử đến tương lai của thành phố.
Nguồn: archdaily