iDesign | 15 nhà phê bình nghệ thuật đã khiến chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới (P1)
Hơn 1000 năm, con người đã cố gắng định nghĩa điều gì làm nên một tác phẩm nghệ thuật “tốt”.
Những nhân tố quyết định, như tính thực tế, vẻ đẹp, cách trang trí, ý tưởng nhân văn, đã đến rồi đi theo từng thời. Thế hệ nhà phê bình nghệ thuật mới đã thúc đẩy những biến chuyển đáng kể trong gu thưởng thức, và mãi mãi thay đổi cách nhìn của khán giả về những phong cách thẩm mỹ.
15 nhà phê bình dưới đây đã giúp diễn giải và hé mở những nghệ sĩ hứa hẹn có tầm nhìn sốc nổi, và đặt nền tảng cho nhận thức về các quy tắc. Danh sách này, phải thừa nhận rằng hầu như chỉ nói về người da trắng ở châu Âu và châu Mỹ. Hàng thế kỷ nay, họ đã áp đặt độc tài lên thế giới cách thưởng thức và trân trọng một tác phẩm nghệ thuật như thế nào. Nhiều tiếng nói phê bình đa dạng không chỉ đem đến những góc nhìn mới về nghệ thuật: Họ còn thay đổi cách ta nhìn thế giới, và vượt xa cả những bức tranh.
Tác giả: Alina Cohen
1. Pliny cha (23–79)
Pliny the Elder, Natural History, 15th century. Photo via Wikimedia Commons.Title page of Pliny, Natural History, published 1519. Courtesy of the Library of Congress.
Trong cuốn sách Natural
History, nhà tự nhiên học người La Mã Pliny the Elder
đã nói về động vật học, thiên văn học, thực vật học, và tất cả những chủ đề mà
ông nghĩ rằng chúng đáng được ghi vào lịch sử, bao gồm vài chương dành tặng những
người thợ, nghệ sĩ, và kiến trúc sư. Pliny tìm về nguồn gốc những bức tranh,
cho rằng chúng được sinh ra khi con người cố gắng tái hiện lại cái bóng của
chính mình. Các học giả đã giả thuyết rằng tác phẩm của Pliny đã ảnh hưởng đến Giorgio Vasari,
người đã viết cuốn sách lịch sử nghệ thuật trứ danh 1000 năm về sau.
2. Xie He (thế kỷ 6)
Hàng trăm năm trước, nghệ thuật rõ ràng là một cuộc thi đấu. Vào thế kỷ 6, nghệ sĩ Xie He đã phát triển ra “Sáu nguyên tắc” để xếp hạng các hoạ sỹ theo thứ bậc. Tuy vậy, chuẩn mực này cũng chỉ là chủ quan. Ví dụ như, “tính tác động đến tâm hồn” thể hiện một sức sống khó tả. Những chuẩn mực khác thì liên quan nhiều hơn đến kỹ thuật: “phương thức xương”, hay cách sử dụng cọ; bố cục; và, trong trường hợp nghệ sĩ sao chép một tác phẩm sẵn có, sự chính xác so với bản gốc. Các nguyên tắc của Xie He đã trường tồn rất lâu và vẫn được sử dụng để thẩm định tranh Trung Hoa cổ đến tận ngày nay.
3. Giorgio Vasari (1511–1574)
Giorgio Vasari, Portrait of Giorgio Vasari, between 1571-74. Photo via Wikimedia Commons.
Giorgio Vasari, Cover of Lives of the Most Eminent Painters, Sculptors, and Architects, 1550. Photo via Wikimedia Commons.
Thường được cho là nhà sử gia về nghệ thuật đầu
tiên, Giorgio Vasari
còn cho ra đời những định kiến có tầm ảnh hưởng của mình. Tác phẩm năm 1550 của
ông, Lives of the Most Eminent Painters, Sculptors, and Architects, tạo
nên một danh sách (vô cùng thiên vị và phóng đại) về những gương mặt nghệ thuật
quan trọng vào thời bấy giờ. Họ đều là người Ý, và đặc biệt nghiêng về Tuscan (Michelangelo,
Giotto,
Sandro Botticelli).
Vasari còn tạo ra từ “Phục hưng”, thần thánh hoá sự trỗi dậy của văn
hoá châu Âu từ thế kỷ 13 đến 16.
4. Jonathan Richardson cha (1667–1745)
Jonathan Richardson, Juliana Boyle, Contess of Ailesbury (d. 1739), first half of 18th century. Photo via Wikimedia Commons.
Jonathan Richardson, Self-portrait, 1729. Photo via Wikimedia Commons.
Vào năm 1715, hoạ sỹ và nhà sưu tầm người Anh Jonathan Richardson the Elder viết tác phẩm được chấp nhận rộng rãi như một giả thuyết nghệ thuật đầu tiên bằng tiếng Anh. Richardson bắt đầu “Essay on the Theory of Painting” của ông bằng cách tìm kiếm điểm thiếu sót trong niềm tin về nghệ thuật: “Rất nhiều người, theo góc nhìn của tôi, cho rằng hội hoạ chỉ là sự thừa thãi để thoả mãn thị giác; hay hơn thế, rằng nó chứa đựng một chút sự hữu dụng đối với loài người.”
Tranh sơn dầu, Richardson chỉ ra, quan trọng vì nó cho phép ta giao tiếp những ý tưởng, nâng tầm chúng ta khỏi sự tàn bạo, và cho phép mỗi con người bộc lộ bằng chính phong cách của họ. Richardson còn được trích dẫn như người đầu tiên sử dụng cụm từ “phê bình nghệ thuật”. Trong tác phẩm “Essay on the Whole Art of Criticism” năm 1719 của ông, Richardson cố gắng xây dựng nền tảng để đánh giá nghệ sĩ hoặc một bức tranh, cũng như xác định độ nguyên bản của một tác phẩm nghệ thuật.
5. Etienne La Font de Saint-Yenne (1688–1771)
Một trong những nhà phê bình nghệ thuật đầu tiên tại Pháp, Etienne La Font de Saint-Yenne đã đến thăm và viết báo cáo tại bảo tàng Louvre giữa thế kỷ 18. Trong bài luận 2009, Marijke Jonker thừa nhận những ảnh hưởng sâu rộng của ông đến với phê bình nghệ thuật. “Sau bài thuyết trình về nghệ thuật đương đại và xã hội đương thời,” cô viết, những tác phẩm của bảo tàng “trở thành chủ thể để phân tích phê bình, bắt đầu với những thể loại cao nhất của lịch sử hội hoạ. Cách tiếp cận có hệ thống này mở ra một khuôn khổ cho phê bình nghệ thuật trong suốt hơn một thế kỷ sau đó.”
La Font còn cống hiến nhiều hơn là cấu trúc để
viết một bài phê bình nghệ thuật. Trong bài luận năm 2009 khác, Katerina
Deligiorgi để ý thấy rằng từ thời Plato, các triết gia đã cân nhắc về tính nhân
văn của nghệ thuật. Vào thời Khai sáng ở Pháp, La Font khát khao đưa góc nhìn cấp
tiến của mình vào tác phẩm (một vài học giả cho rằng ông chỉ trích nhà vua
trong những năm dẫn đến Cách mạng Pháp). Jonker, tuy vậy, không cảm thấy bị
thuyết phục bởi những suy nghĩ chính trị cấp tiến của La Font. Theo cô, nhà phê
bình đang đổ lỗi cho “sự suy đồi” của nghệ thuật do “sức ảnh hưởng
lớn dần” của phụ nữ trong xã hội.
6. Denis Diderot (1713–1784)
Louis-Michel van Loo, Portrait of Denis Diderot, 1767. Photo via Wikimedia Commons.
Năm 1747, vào đỉnh cao của thời đại Khai sáng, Denis Diderot bắt đầu biên tập cuốn Encyclopédie tiếng Pháp trứ danh, nói về triết học, phê bình và khoa học. Qua đó, ông đề cập đến những đầu óc thiên tài như Jean-Jacques Rousseau, Jacques Necker, and Voltaire. Diderot còn cống hiến nhiều bài báo về văn học cũng như nghệ thuật. “Essay on Painting” của ông (viết năm 1765, xuất bản năm 1796) ảnh hưởng đến cả nhà thơ Charles Baudelaire (ông cũng là một nhà phê bình nghệ thuật) và học giả Johann Wolfgang von Goethe.
Diderot bắt đầu thăm thú viện bảo tàng Louvre
vào năm 1759. Theo Thomas Crow,
ông đã định giá các tác phẩm trong triển lãm mùa hè của bảo tàng, sau đó dành
hàng tháng trời viết những bản phân tích của mình. Có lẽ vượt trội hơn những
người tiền nhiệm, Diderot đã đưa vào tính cách riêng của mình vào trong những
bài luận nghệ thuật. Ông không viết vì mục đích chính trị hay cho lợi ích của
những nghệ sĩ khác, mà có lẽ, cho chính ông. Phong cách này mở ra sự chủ quan đến
với thể loại phê bình.
7. Johann Joachim Winckelmann (1717–1768)
Johann Joachim Winckelmann, Cover of Geschichte der Kunst des Altertums, 1764. Photo via Wikimedia Commons.
Anton Raphael Mengs, Portrait of Johann Joachim Winckelmann, ca. 1777. Photo via the Metropolitan Museum of Art
Nhà sử gia về nghệ thuật người Đức Johann Joachim Winckelmann khuyến khích sự trỗi dậy lòng hứng thú đối với nghệ thuật truyền thống trong thời đại Khai sáng. Trong bài luận năm 1765 “Reflections on the Painting and Sculpture of the Greeks” của ông, ông cho rằng: “Cách duy nhất để chúng ta trở nên tốt hơn, hoặc thậm chí độc nhất nếu có thể, là phỏng theo người Hy Lạp.” Làm việc tại Vatican (với tư cách một thủ thư, sau đó là chủ tịch hội đồ cổ, và cuối cùng là thư ký của hồng y giao chủ), Winckelmann được tiếp cận với bộ sưu tập đồ sộ về những kho báu cổ của Nhà thờ Thiên chúa giáo, và phát triển một hệ thống phân biệt từng thời kỳ khác nhau trong lịch sử nghệ thuật phương Tây mà vẫn được sử dụng đến tận ngày nay.
Đặc biệt, Winckelmann chưa bao giờ ghé đến Hy Lạp: Cuộc đời của ông sớm chấm dứt khi một kẻ lạ giết ông tại Ý vì lý do bí ẩn. “Trong thế giới học thuật châu Âu, hậu quả cái chết của Winckelmann cũng giống như cái chết của tổng thống Kennedy vào thời bấy giờ vậy,” Lionel Grossman khẳng định trong một bài luận 1992. Đây là một trong những bí ẩn không lời giải lớn nhất của giới phê bình nghệ thuật. Câu chuyện nhớp nhúa này đã dấy lên cảm hứng cho nhiều bài thơ, tiểu thuyết, và vở kịch.
8. John Ruskin (1819–1900)
Herbert Rose Barraud, John Ruskin, 1885. Photo via Wikimedia Commons.
Một người sùng bái tranh phong cảnh của J.M.W. Turner, John Ruskin luôn tự hỏi về “sự thật” có ý nghĩa như thế nào trong hội hoạ. Ông xuất bản bộ 5 cuốn sách Modern Painters (1843–60), vinh danh nghệ thuật La Mã. Ruskin còn giúp gây dựng nền tảng di sản của Turner và chuyển tải những ý tưởng của ông sang dạng phê bình thuyết phục – những tác phẩm viết của ông khuyến khích người Anh chấp nhận nghệ sĩ, cùng những tác phẩm trừu tượng. Nhưng góc nhìn về nghệ thuật nhân văn của Ruskin cuối cùng cũng thua triết lý của những nhà thẩm mỹ vương quốc Anh như James Abbott McNeill Whistler, những người thích chủ nghĩa “nghệ thuật vị nghệ thuật” hơn. Sự thật là, theo họ, chẳng có hậu quả nào khi sáng tạo ra sản phẩm thẩm mỹ cả.
(còn tiếp)
Nguồn: artsy