Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan – Bởi thế giới khách quan luôn tồn tại – StuDocu

“Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan”. Bởi thế giới

khách quan luôn tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào con người, nó luôn

vận động không ngừng. Hiện thực khách quan là tất cả những gì tồn tại ngoài ý

thức ta. Nó bao gồm hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần.

Thế giới khách

quan tác động vào bộ não, các giác quan con người đã tạo ra một hình ảnh gọi là

hình ảnh tâm lý của cá nhân đó. Hay nói cách khác đó là sự phản ánh tác động

của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, bộ não người.

Ví vụ

như nhìn một bức tranh xong, nhắm mắt lại có thể hình dung màu sắc, cảnh vật

vẽ trong tranh

.

Tâm lý là một hình ảnh tinh thần do thế giới khách quan tác động

vào một thứ vật chất đặc biệt có tổ chức cao nhất là bộ não

.

C.Mác nói: “Tư

tưởng, tâm lý chẳng qua là vật chất được chuyển vào óc, biến đổi trong đó mà

thôi”.

Phản ánh là thuộc tính chung của mọi vật chất đang vận động. Đó là sự tác động

qua lại giữa hệ thống này lên hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh)

trên cả hai hệ thống. Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển

hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có

phản ánh tâm lý

.

Phản ánh tâm lý là sự phản ánh của bộ não với hiện thực khách

quan để tạo ra sản phẩm là hình ảnh tâm lý, mang đậm nét của chủ thể.

Phản ánh tâm lý khác với các dạng phản ánh khác ở chỗ:

– Hình ảnh tâm lý có tính tích cực, giúp cho con người có thể nhận thức được thế

giới.

– Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo.

Ví dụ, hình ảnh tâm lý về cuốn

sách trong đầu một người biết chữ khác xa về chất hình ảnh vật lý có tính “chết

cứng” của cuốn sách đó ở trong gương.

– Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể. Mỗi cá nhân khi tạo ra hình ảnh tâm lý về

thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, cái riêng của mình… vào trong

hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan.

+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào bộ não từng người khác nhau có thể

tạo ra những hình ảnh tâm lý khác nhau.

Ví dụ: Cùng nghe một bản nhạc nhưng

cảm nhận của mỗi người là khác nhau, có người thấy hay nhưng có người lại

thấy không hay

+ Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào con người nhưng ở những thờ

i

điểm, hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khác nhau có thể tạo ra hình ảnh tâm lý khác

nhau. V

í dụ cùng một bản nhạc khi mình nghe ở thời điểm này

, hoàn cảnh này

,

trong trạng thái tinh thần vui vẻ,… thì cảm thấy hay

, nhưng khi nghe vào lúc

khác với tinh thần buồn chán… thì không cảm thấy hay

.

Rate this post