Hình ảnh gãy xương cẳng chân trên x quang
Gãy xương cẳng chân khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt. Nếu tình trạng này không được sơ cứu và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chụp Xquang là một phương pháp đánh giá gãy xương cẳng chân chính xác nhất.
<!– –>
1. Gãy xương cẳng chân là gì?
Để hiểu về gãy xương cẳng chân là gì, chúng ta hãy tìm hiểu về cấu tạo của xương cẳng chân. Xương cẳng chân được cấu tạo bởi xương chày và xương mác:
- Xương chày: Vị trí của xương chày là nằm bên trong cẳng chân, có hình dáng hơi cong vào bên trong và phía bên dưới cong ra. Mặt trong của xương chày chỉ có da, không có gân, cơ. Mặt ngoài có các cơ. Chiều dài trung bình của xương chày của người Việt Nam dài 33,6 cm.
- Xương mác: Vị trí ở nằm ngoài xương chày là một xương dài mảnh và to ở hai đầu. Xương mác được chia thành 3 phần: đầu trên, thân và đầu dưới.
So với xương mác, xương chày có vai trò cơ học quan trọng hơn.
Gãy xương cẳng chân là tình trạng gãy đoạn xương dưới khớp gối khoảng 5 cm và trên khớp cổ chân khoảng 5 cm. Trong nhiều trường hợp, gãy xương cẳng chân sẽ kèm theo gãy xương mác. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tai nạn, chấn thương…
XEM THÊM: Vì sao gãy xương cẳng chân đã mổ nẹp cố định vít vẫn không liền xương?
2. Biến chứng gãy xương cẳng chân
Gãy xương cẳng chân không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn xuất hiện nhiều biến chứng khác. Cụ thể:
- Sốc chấn thương
- Các mạch, thần kinh bị tổn thương
- Cụt chân do hội chứng chèn ép khoang
- Nhiễm khuẩn
- Rối loạn dinh dưỡng dẫn đến nhiễm trùng sâu
3. Hình ảnh gãy xương cẳng chân trên x quang
Bên cạnh việc thăm khám về các biểu hiện của bệnh kèm quan sát bằng mắt thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang xương cẳng chân để chẩn đoán và xác định tình trạng gãy xương. Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị.
Một số biểu hiện lâm sàng của gãy xương cẳng chân như:
- Đau dữ dội ở vị trí gãy
- Cẳng chân không di chuyển được, trong tình trạng bất động.
- Xuất hiện gấp góc ở cẳng chân
- Cảm nhận bằng tay đầu xương gãy di lệch dưới lớp da
- Cẳng chân cử động bất thường
Kết quả chụp X-quang gãy xương cẳng chân sẽ cho thấy hình ảnh của 2 khớp là khớp gối và cổ chân và vị trí của xương chày, xương mác, hình thái đường gãy cũng như mức độ di lệch.
4. Điều trị gãy xương cẳng chân như thế nào?
4.1. Sơ cứu
- Ngay khi bị chấn thương hoặc gặp tai nạn khiến xương cẳng chân bị gãy, người bệnh cần giữ chân ở trạng thái bất động. Có thể dùng nẹp hoặc bột để cố định.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm viêm như: morphin, Feldene
- Người bệnh có dấu hiệu sốc chấn thương cần bù dịch nâng huyết áp
- Gãy xương cẳng chân có kèm vết thương hở cần tiêm phòng uốn ván, kháng sinh.
4.2. Điều trị
Bó bột
Người bệnh được chỉ định bó bột ngay khi có những triệu chứng gãy không hoặc ít di lệch. Bó bột được thực hiện ở vị trí đùi-cẳng-bàn chân với tư thế gối hơi gấp bàn chân 900. Sau 10 ngày, bột quá lỏng sẽ được thay bột mới hoặc quấn thêm bột kín. Bột sẽ được giữ trong vòng từ 8 tuần đến 10 tuần.
Trong quá trình bó bột, người bệnh được hướng dẫn tập đưa cao cẳng chân, khép, dạng nhằm tránh tình trạng cứng khớp. Sau khoảng 21 ngày, người bệnh có thể được tháo bột và tập đi nạng.
Trường hợp gãy xương cẳng chân di lệch nhiều, người bệnh cần được gây tê ổ gãy và điều trị trên khung kéo kiểu Bohler và kéo tạ, bột chức năng giữ 8-12 tuần. Loại bột này thường áp dụng đối với các trường hợp gãy thấp 2 xương cẳng chân.
Kéo tạ
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp gãy không vững và gãy di lệch nhiều. Kéo tạ được thực hiện bằng cách dùng đinh Steimann hoặc đinh Kirschner lớn xuyên qua xương gót để kéo liên tục trên giàn Braun.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh bị gãy xương cẳng chân chéo xoắn nắn không vào, nghi do phần mềm chèn vào.
Kết hợp xương nẹp vít
Đối với người bị gãy chéo xoắn có mảnh thứ 3, gãy nhiều mảnh, gãy cao xương chày.
5. Lưu ý sau điều trị gãy xương cẳng chân trên X-quang
Nhằm giúp vết gãy nhanh chóng phục hồi và liền xương, người bệnh cần có một số lưu ý sau điều trị như:
- Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ bao gồm việc uống thuốc, vận động, lối sống,…
- Sau khi tháo các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, người bệnh cần thực hiện tập vật lý trị liệu để phục hồi sức của chân và tránh trường động các khớp kém vận động.
- Ngăn chặn tình trạng cứng khớp bằng cách chuyển động đầu gối, bàn chân, ngón chân…
- Vận động nhẹ nhàng có sự giúp đỡ của nạng sẽ giúp xương nhanh liền hơn như: đi bộ
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng, khoa học có lợi cho xương như thực phẩm chứa nhiều canxi, chất xơ, vitamin,…
Hình ảnh gãy xương cẳng chân có thể được thể hiện trên phim chụp X-quang. Vì thế, để đảm bảo hình ảnh rõ nét, chính xác, xác định đúng mức độ gãy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện thăm khám, chẩn đoán hình ảnh gãy xương cẳng chân.