Hán Vũ Đế – Bạo vương kiệt xuất giúp nhà Hán chinh phục Hung Nô

Nhắc đến những vị đế vương kiệt xuất nhất trong thời đại phong kiến Trung Quốc thuở sơ khai, cùng với Tần Thủy Hoàng, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến cái tên Hán Vũ Đế . Hơn nửa thế kỷ ngồi ngai vàng, ông mở rộng gấp đôi lãnh thổ nhà Hán. Trong thời đỉnh cao, đế chế của ông trải dài khắp lưu vực sông Tarim và thung lũng Fergana đến miền Trung Hàn Quốc và cả phía Đông Bắc Bộ Việt Nam. Từ Vũ trong “Hán Vũ Đế” – Thụy hiệu mà hậu thế đặt cho ông có nghĩa là “chiến binh” để tôn vinh sự nghiệp chinh phạt các quốc gia lân cận, đặc biệt là chiến tích bình định Hung Nô – Bộ tộc Phương Bắc hung hãn, kẻ thù của Trung Hoa thời kỳ đầu, mở rộng lãnh thổ nhà Hán của vị Hoàng đế vĩ đại này.

1. Tiểu sử Hán Vũ Đế

Hán Vũ Đế hay Hán Võ Đế là thụy hiệu mà người đời sau đặt cho Lưu Triệt – Vị hoàng đế thứ 7 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu sử sách ghi lại, ông sinh ngày 31 tháng 7 năm 156 TCN mất ngày 29 tháng 3 năm 87 TCN. 

Hán Vũ Đế và tiểu sử Hán Vũ Đế và tiểu sử

Hán Vũ Đế Lưu Triệt là con trai thứ 11 của Hán Cảnh Đế và Vương Chí Hoàng Hậu. Năm lên 7 tuổi, nhờ mưu sách phe phái ủng hộ, Lưu Triệt đã dành được ngôi vị thái tử từ huynh trưởng của mình là Lưu Vinh. Vào năm 141 TCN, Hán Cảnh Đế Băng Hà. Hán Vũ Đế bắt đầu kế vị từ năm 16 tuổi. Trị vì từ năm 141 TCN đến năm 87 TCN trong vòng 54 năm, Hán Vũ Đế được xếp vào tốp những vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong lịch sử Hán Triều và Trung Quốc. Kỷ lục này chỉ chính thức bị xô đổ sau 1800 năm sau bởi Khang Hy – Vua nhà Thanh. Cùng với Tần Thủy Hoàng, Minh Thái Tổ và Đường Thái Tông sau này, Hán Vũ Đế cũng được biết đến là một trong những bậc đế vương độc đoán nhưng kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc với công trạng mở rộng bờ cõi và củng cố nền cai trị đất nước. 

Dưới kỷ nguyên Hán Vũ thời Đại, Tây Hán phát triển hùng mạnh về quân đội, chính trị. Vũ Đế mở rộng chiến lược bành trướng ra tất cả các nước ở phía Tây, phía Nam, thậm chí là giặc muôn đời của nhà Hán là Hung Nô cuối cùng cũng bị “nghiền nát” dưới vó ngựa của Lưu Triệt. Ông lấy Nho Giáo làm tư tưởng trị quốc, can thiệp ổn định triều chính, tiêu diệt các nhóm quyền lực để tiến hành cơ cấu lại bộ máy nhà nước, củng cố nền quân chủ chuyên chế cao độ. Hán Vũ Đế cùng với Tần Thủy Hoàng được hậu thế đánh giá là hoàng đế xuất chúng nhất trong thời buổi sơ khai của Đế Quốc Trung Hoa. 

Cuộc đời của Hán Vũ Đế Cuộc đời của Hán Vũ Đế

2. Quá trình tiếp quản và làm chủ Giang Sơn Trung Quốc của Hán Vũ Đế 

2.1. Chịu sự quản thúc của Đậu Thị Hoàng Thái Hậu 

Trong những ngày đầu kế vị, với tài lực, mưu lược và võ nghệ của mình dưới sự dạy bảo tận tình của Vệ Oản – Thầy giáo được đích thân Cảnh Đế chỉ định dạy dỗ, Lưu Triệt đã quyết tâm trở thành vị minh quân tài giỏi, nối gót phụ vương. Thế nhưng mọi tham vọng buổi ban đầu đều bị dập tắt bởi bởi Bị Đậu Hoàng Thái Hậu – người đàn bà quyền lực, từ lâu đã can thiệp rất sâu vào triều chính. Gia tộc của Bị Đậu Hoàng Thái Hậu cực kỳ đông đúc, lại kéo bè đảng tại kinh thành không ai dám động đến. 

Dù ban hành nhiều chính sách nhằm cải cách đất nước để củng cố triều đình và trấn hưng quốc gia trong bối cảnh các bộ lạc của các nước lân cận đang lớn mạnh, nhưng tất cả đều phải thông qua Hoàng Thái Hậu. Thậm chí đến những quần thần do Vũ Đế đề bạt đều bị Bị Đậu Hoàng Thái Hậu giam vào ngục tối vì làm sai ý bà. Trước sự lộng quyền của bà nội, dù có là người đứng đầu thiên hạ song thời kỳ đầu, Hán Vũ Đế – Lưu Triệt vẫn luôn phải kiêng dè, nhẫn nhịn. 

 Quá trình tiếp quản và làm chủ Giang Sơn Trung Quốc của Hán Vũ Đế  Quá trình tiếp quản và làm chủ Giang Sơn Trung Quốc của Hán Vũ Đế 

2.2. Trở thành vị vua quân phiệt, quyền lực tối cao nhất Hán Triều

Như được cởi ách quản thúc sau 4 năm kế vị khi Bị Đậu Hoàng Thái Hậu băng hà, Lưu Triệt trở về đúng vị thế của mình. Ngay sau khi đường đường chính chính nắm giữa thiên hạ, việc đầu tiên ông làm chính là cho triệt hạ hoàn toàn bè lũ họ Đậu, lấy đạo nho làm tư tưởng trị quốc, bắt đầu chiêu mộ nhân tài và bổ nhiệm cho hàng loạt Nho Sinh làm quan. Dù trẻ tuổi song tham vọng, nhằm tránh vết xe đổ của phụ vương khi dành cả đời để giải quyết những xáo trộn trong nội bộ và kìm hãm thế lực của đám thần tử tham vọng, ngay sau khi Thái Hậu qua đời, Hán Vũ Đế ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho hoàng đế trước khối thế lực và tận gốc diệt trừ vậy cánh những nhóm chính trị bảo thủ. 

Để hạn chế được sự tiếm quyền và mưu đồ lật đổ chế độ của các nước chư hầu, Hán Vũ Đế đã ngay lập tức ban chiếu lệnh “Thôi ân lệnh” để chia nhỏ sức mạnh với nội dung chính là “ Con trưởng không phải là người duy nhất kế vương vị của vua các nước chư hầu hay quyền chấn hưng đất nước, các con thứ cũng quyền này”. Ngay lập tức, các nước chư hầu bị cán cứ thành nhiều vùng đất khác nhau trên nội quốc. Quá trình dẹp loạn và chinh phạt cũng trở nên dễ dàng. 

Trở thành vị vua quân phiệt, quyền lực tối cao nhất Hán Triều Trở thành vị vua quân phiệt, quyền lực tối cao nhất Hán Triều

Với vai trò là tổng tư lệnh tối cao và nắm trong tay quyền lực và lực lượng quân đội đông đảo bậc nhất thế giới, ông trở thành chủ nhân duy nhất của triều đại Tây Hán. Quyền lực tập trung vào tay hoàng đế, Hán Vũ Đế không tin tưởng ai và một mình xử lý toàn bộ công việc nội chính mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ một thế lực “nhiếp chính” nào. Toàn bộ những quý tộc bất tài và lộng quyền trước kia dưới trướng Bị Đậu Hoàng Thái Hậu đều bị gạch tên khỏi triều đình. Những dân thường nhưng có tài được đề bạt vào những vị trí cao và trở thành những bề tôi trung thành đông thành cùng ông trong suốt thời kỳ kiến quốc. 

Tuy được đánh giá là vị vua độc đoán, song việc áp dụng rộng rãi các quy chuẩn đạo đức, trách nhiệm của đạo Nho giúp ông dễ bề nuôi dưỡng một tầng lớp bề tôi trung thành, hết lòng vì xã tắc và một lòng phục vụ thiên tử, dân yên lo làm ăn, không đại loạn. 

Theo đuổi phong cách trị vì chuyên quyền độc đoán và có dã tâm, tham vọng thôn tính, thời kỳ thịnh vượng triều nhà Hán được kiến tạo từ Hán Cảnh Đế chính là tiền đề giúp Hán Vũ Đế nuôi dưỡng lực lượng, đưa quân tiến hành chinh phạt các quốc gia chư hầu lân cận để mở rộng lãnh thổ.

Với uy thế của mình, Từ năm 138 TCN, Tây Hán trở thành quốc gia trung gian giải quyết bất hòa, giao tranh của các tiểu vương quốc Bách Việt. Trong vòng 20 năm sau đó, quan sát kỹ càng động thái của người Bách Việt, lợi dụng sự hiếu chiến của vương quốc Mân Việt, thường xuyên đưa quân gây hấn với các nước nhỏ còn lại và sự bất lực của các quốc gia trong tộc Bách Việt ở phương Nam, lấy cớ thu phục Mân Việt, Hán Vũ Đế tiến đánh Mân Việt đồng thời hợp nhất toàn bộ vùng lãnh thổ của người Việt vào lãnh thổ của nhà Hán. Đến năm 111 TCN, gần như vùng đất đai của người Việt cổ trở thành thuộc địa của người Hán. 

Sau khi bình định của phương Nam, kẻ thù nguy hiểm số một nhà Tây Hán bị các đế vương kiêng nể – Hung Nô, bộ tộc hung hãn, “chúa tể của toàn bộ vùng đất Thảo nguyên” phương pháp chính thức trở thành mục tiêu diệt trừ dưới thời Hán Vũ Đế. 

3. Quyết tâm nghiền nát bộ tộc Hung Nô – Kẻ thù mạnh nhất của Trung Quốc từ thuở khai quốc 

Hàng thiên niên kỷ trước khi Lưu Triệt ra đời, Hung Nô đã trở thành kẻ thù không đội trời chung của các người Hán. Để tránh phải đối mặt trực diện và sự quấy nhiễu của người bộ tộc thống lĩnh vùng thảo nguyên phương Bắc rộng lớn, các hoàng đế trước thời Lưu Triệt đã cho xây dựng và củng cố Bức tường dài vạn dặm, vạn lý trường thành.

Quyết tâm nghiền nát bộ tộc Hung Nô - Kẻ thù mạnh nhất của Trung Quốc từ thuở khai quốc Quyết tâm nghiền nát bộ tộc Hung Nô – Kẻ thù mạnh nhất của Trung Quốc từ thuở khai quốc 

Căm phẫn thế lực độc tôn thảo nguyên và mong muốn chấm dứt nạn cống nạp cho người Hung Nô, phần lớn thời gian tại ngôi của mình, Hán Vũ Đế dành cho việc ngăn chặn làn sóng du mục. Để dạy cho Hung Nô một bài học, từ năm thứ 2 tại vị, Hán Vũ Đế đã cho tướng quân là Trương Khiên thực hiện cuộc du hành đến vùng lòng chảo Tarim và Basin và tộc Nguyệt Chi ở thung lũng Ferghana để tìm kiếm liên minh. Sau chuyến thám hiểm tìm kiếm đồng mình khắp vùng Trung Á, tại vùng đất Biên giới là Mã Ấp, Hán Vũ Đế đã đề ra mưu lược vây bắt Thiền Vu –  vua cầm đầu bộ lạc này.

Song là kẻ sáng suốt, Thiền Vu nhanh chóng phát hiện ra sự nguy hiểm và đổi hướng bỏ chạy. Sau khi chiến lược vây bắt vua Hung Nô thất bại từ năm 133 TCN, hai quốc gia tuyên chiến. Lại nói đến vụ vây bắt, dù không lấy được được đầu của Thiền Vu, song trận chiến Mã Ấp giúp Hán Vũ Đế nhận ra được điểm yếu của quân đội. Sự chậm chạp của quân đội Hán ngay lập tức được ông khắc phục bằng nâng cấp, chủ đạo ngựa mới, tướng mới. 

Tập trung vào bộ binh và kỵ binh, dưới sự lãnh đạo tài tình của các tướng tài dưới thời Hán Vũ Đế như Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, quân đội nhà Hán đã dành được nhiều thắng lợi trước Hung Nô hùng mạnh. Trong trận Mạc Bắc 119 TCN, quân của Vệ Thanh giành thế áp đảo và đuổi Thiền Vu bỏ chạy vào sâu lãnh thổ Phương Bắc, rút khỏi sa mạc Ordos và núi Qilian sau đó đưa quân tiến đánh kinh đô Hung Nô, rồi tiến sâu vào lãnh thổ của thuộc địa của Hung Nô, trong đó có vùng đất trù phú ở thung lũng Ferghana được cai trị bởi Alexander Đại đế. 

4. Hán Vũ Đế – người mở ra kỷ nguyên phát triển thịnh đạt của “Con đường tơ lụa”

Có lẽ ngay đến Hán Vũ Đế cũng không ngờ rằng, công cuộc chinh phạt đế chế độc tôn thảo nguyên của bộ tộc Hung Nô và khu vực phía Tây – thuộc địa của Hung Nô khi ấy, ngoài việc mở rộng lãnh thổ và chấm dứt ách cướp bóc thống trị của bộ tộc thảo nguyên, cũng giúp đế chế của ông và con cháu sau này khai thác được sức mạnh của con đường giao thương đi vào huyền thoại – Con đường tơ lụa. Suốt 300 năm sau thời Hán Vũ Đế, người Hán luôn tích cực thông thương với các khu vực Trung Á, hình thành ra con đường nối các đế chế lớn lại gần nhau bao gồm đế chế Nhà Hán với Quý Sương của Ấn Độ, đế chế La Mã, Đế chế An Tức ở Iran. 

Hán Vũ Đế - người mở ra kỷ nguyên phát triển thịnh đạt của “Con đường tơ lụa” Hán Vũ Đế – người mở ra kỷ nguyên phát triển thịnh đạt của “Con đường tơ lụa”

Dưới triều đại Hán Vũ Đế, Trung Quốc trở thành trung tâm của thế giới, nắm trong tay đạo quân hùng hậu, quyền lực của đế vương phát triển đến đỉnh cao…Ông trở thành vị vua quyền năng nhất và xây dựng nhà Hán trở thành đế chế hùng mạnh nhất Á Đông. 

5. Những sai lầm của Hán Vũ Đế trong suốt thời gian trị vì 

Kiệt xuất là vậy, song cuộc đời, thời gian trị vì của Hán Vũ Đế không tránh khỏi những sai lầm. Độc đoán, chuyên quyền và tư tưởng bảo vệ uy quyền tối thượng của hoàng đế mà Hán Vũ Đế được lịch sử ghi lại với biệt hiệu là “Hoàng đế lửa”.

Ở tuổi 50, phần lớn thời gian tại vị của Hán Vũ Đế dành cho tham vọng chinh phạt. Ngót 30 năm chinh phạt Hung Nô và ném vào lò lửa chiến tranh với những khoản kinh phí khổng lồ được bòn rút từ sưu thuế của nhân dân mà ông phải trả cái giá rất đắt cho thời gian cuối đời của mình khi triều đại Tây Hán lung lay giữa dội bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân và quốc khố rỗng tuếch. 

Cai trị đặc trưng bởi sự mạnh mẽ, bá quyền, chính điều đó biến Vũ Đế thành con người tàn bạo sẵn sàng xử trảm bề tôi – những người ông tự cho là thiếu trung thành hay những chỉ huy tướng thua trận. Không ít lần vì cảm xúc mà xử tử và tru di tam tộc nhiều người hàm oan. Trong đó, vì bênh vực cho một người bằng hữu trước vị hoàng đế nóng tính và sử gia tài giỏi Tư Mã Thiên cũng trở thành nạn chế của thói hung bạo của Hán Vũ Đế với nhục Cung hình (Bị thiến). 

Những sai lầm của Hán Vũ Đế trong suốt thời gian trị vì Những sai lầm của Hán Vũ Đế trong suốt thời gian trị vì 

Lợi dụng sự đa nghi thậm chí nhiều lúc đến mức hoang tưởng của Hán Vũ Đế, rất nhiều gian thần đã tìm mọi cách mượn tay ông để thanh trừng những thế lực không cùng vây cánh bằng cách vu khống cho họ. Trong đó, sai lầm lớn nhất của Hán Vũ Đế mà sau này đến bản thân vị vua này cũng phải trách cứ bản thân, chính là nghe lời xàm tấu của Giang Sung mà nghi oan cho Thái Tử là sử dụng Tà Thuật và âm mưu đoạt vị. 

Lưu Cứ bị giam cầm, lần lượt thành viên từ gia đình của Thái Tử cũng bị bước lên đoạn đầu đài. Hoàng hậu vì phẫn uất quá mà chọn cách tự vẫn. Sau đó, để bảo toàn được tính mạng những người trung thần còn lại của mình, cựu thái tử cũng chọn cách tự sát. Không những thái tử mà hàng loạt những trung thần của ông cũng bị trừ khử vì tính đa nghi dính dáng đến vụ án như thừa tướng Lưu Khuất Mạo và cả nhà Lý Quảng Lợi. Khi ấy, tướng quân Lý Quảng Lợi đang ngoài mặt trận vì cớ này mà dẫn 8 vạn đại binh quy hàng Hung Nô dẫn đến cuộc chinh phạt triệt tận gốc bè lũ Hung Nô quay lại thôn tính của nhà Tây Hán bị hủy hoại trong phút chốc. 

Vào những ngày cuối đời, hành động của Hán Vũ Đế bạo ngược làm không ít người liên tưởng đến Tần Thủy Hoàng. Ông cho du hành và sai người tìm ra thuật cải tử hoàn sinh. Mặc dù, gả cả con gái cho tên thuật sĩ là Loan Đại và ban cho hắn vô số bổng lộc song cuối đời, Hán Vũ Đế vẫn bị chết trong mê muội về thuốc trường sinh. 

Những ngày cuối đời của Hán Vũ Đế Những ngày cuối đời của Hán Vũ Đế

Thế nhưng, khác với nhiều bạo quân khác, sau hàng loạt những sai lầm về tính đa nghi, cuối cùng Hán Vũ Đế kịp thời tỉnh ngộ. Ông đã cho điều tra thân thế của kẻ vu khống và diệt trừ tận gốc cả gia định của gian thần Vũ Sung. Nhưng tình thế không thể nào cứu vãn, ông cho xây dựng “Tử tư cung” để tưởng nhớ Thái Tử, đồng thời viết “Luân đài hồi chiếu” vào năm 89 TCN để xin thần dân của mình tha lỗi trước những sai lầm trong quá khứ. 

Năm 87 TCN, Hán Vũ Đế quyết tâm vi hành khi đang có bệnh. Đến Phù Phong thì lâm trọng. Ông mất tại cung Ngũ Tạc, thọ 70 tuổi. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh Hán Vũ Đế – Vị hoàng đế thứ 7 của nhà Tây Hán – một trong những bậc đế vương vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc thuở sơ khai. Mong rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích cho tất cả các bạn.

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng

Bên cạnh Hán Vũ Đế, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những thông tin khác, xoay quanh Tần Thủy Hoàng trong bài viết dưới đây nhé. 

Tần Thủy Hoàng

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post