Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng – Tác giả của bài thơ Tây Tiến – Wiki Secret

Quang Dũng là gương mặt nhà thơ trẻ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp, để có thêm những thông tin thú vị về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng, các bạn hãy cùng wikisecret tham khảo bài Giới thiệu về tác giả Quang Dũng dưới đây nhé!

Video giới thiệu tác giả quang dũng

1. Tiểu sử của nhà thơ Quang Dũng

Đôi nét về nhà thơ quang dũng

Tác giả Quang Dũng sinh năm 1921 – mất năm 1988, tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây (nay là huyện Đan Phượng – Hà Nội).

Tọa đàm thơ Quang Dũng

Trước cách mạng tháng Tám Quang Dũng học ban Trung học ở trường Thăng Long rồi sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia quân đội. Cách mạng tháng Tám thành công ông ông trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu. Năm 1947 ông đi học bổ túc trung cấp quân sự tại Sơn Tây sau đó ông làm Đại đội trưởng tại tiểu đoàn 212 Trung đoàn 52 Tây Tiến. Từ sau năm 1954 ông làm biên tập viên của bão Văn nghệ và sau đó trở thành biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học.

Bài liên quan đến bài thơ Tây Tiến:

>>Phân tích bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

>>Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

>>Hướng dẫn soạn văn Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

2. Sự nghiệp

Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài

Có thể nói Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, bởi ông không chỉ viết thơ, làm văn mà còn viết kịch và soạn nhạc. Riêng về thơ, ông có một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa, thể hiện rõ nhất trong bài thơ viết về ngừời lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình.

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng

Bài thơ “Tây Tiến” của ông được xuất bản và phổ biến rộng rãi, rất nhiều người yêu thích ngay cả những người miền Nam thời bấy giờ. Tuy là một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng ông sống cuộc sống đạm bạc, không thích khoe khoang tên tuổi với bất cứ ai. Khi ông nhận được tiền biếu của giới nhà giàu để sáng tác thơ, ông đã từ chối không nhận và nói rằng: “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”. Về sau, ông cũng như một số nhà thơ lớn khác, không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm.

Tác phẩm tiêu biểu của quang dũng

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986), truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950),…

Năm 2001, Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Hiện nay tại trường tiểu học thị trấn Phùng (trường cấp 3 Đan Phượng cũ –quê của ông) có đặt một bức tượng Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.

Trước cách mạng tháng tám, quang dũng làm công việc gì

Tiểu sử Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. … Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Quê hương của nhà thơ quang dũng

  • Quê quán ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc là huyện Đan Phượng, thủ đô Hà Nội).

Giới thiệu về quang dũng và bài thơ tây tiến

Quang Dũng (1921-1988) người làng Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài: thơ ca, nhạc, họa nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ ca. Ông là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám.

Tây Tiến được sáng tác khi nhà thơ Quang Dũng đã rời xa đơn vị Tây Tiến của mình một thời gian “Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Red xà đơn. vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh, anh viết bài thơ Tây Tiến, (Lời kể của Trần Lê Văn – bạn thân của Quang Dũng). Như vậy, bài thơ được viết qua hoài niệm với tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi.

Đơn vị Tây Tiến thành lập năm 1947 có mục đích phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào – Việt, đánh tiêu hao địch ở Thượng Lào để hỗ trợ cuộc kháng chiến ở những vùng rừng núi khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào; từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về miền tây Thanh Hóa. Những nơi này ngày ấy còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng có nhiều thú dữ. Người lính Tây Tiến hầu hết là thanh niên Thủ đô, gồm nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên. Sinh hoạt của người lính Tây Tiến vô cùng gian khổ: hành quân gian nan, đói rét bệnh tật, ốm đau không có thuốc men nên chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn và khi chết không đủ mạnh chiếu để liệm. Mặc dù vậy, người lính Tây Tiến vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm – vượt lên mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thanh lịch, lãng mạn hào hùng

Theo wikisecret.com

Rate this post