“Giá như Charlie được hạnh phúc hơn!’ – Tạp chí Đẹp

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}

Tawny Trúc Nguyễn là em gái của Charlie Nguyễn và từng là Giám đốc Sản xuất
của Chánh Phương Film. Tên của chị gắn liền với các dự án của Chánh Phương,
trong đó có “Dòng máu anh hùng” và “Bẫy rồng”. 4 đứa con nhỏ, “bà mẹ vĩ đại”
Tawny Trúc Nguyễn giờ đành nhường phần lo về Chánh Phương Film cho chồng là nhà
sản xuất phim Jimmy Nghiêm Phạm. Gầy xanh, mảnh mai, vẻ ngoài, khuôn mặt và
thậm chí cả thần sắc Tawny giống hệt diễn viên Rinko Kikuchi – người thủ vai
Naoko trong “Rừng Na Uy” của đạo diễn Trần Anh Hùng.

 Charlie Nguyễn: “Chiếc
xe tải lớn” không hạnh phúc

>> “Giá
như Charlie được hạnh phúc hơn!’
>> Phan
Đăng Di: Charlie ư? Nhũn nhặn mà ngoan cố!
>>
Đẹp +… – Đạo diễn Charlie Nguyễn: “Ở cực điểm của phiền não tôi khai ngộ”

Charlie từng không chịu làm phim hài

Ai cũng biết Charlie Nguyễn là người của Chánh Phương Film
– một hãng phim gia đình, vợ chồng chị làm sản xuất, Charlie là đạo diễn và Johnny Trí Nguyễn là diễn viên, viết kịch bản… Nhưng mấy năm vừa
rồi Charlie toàn làm phim với bên ngoài. Là nhà sản xuất, chị nghĩ gì khi “gà
nhà” lại không làm việc với chị?

Charlie đã thành công về mặt khán giả và doanh
thu thương mại với hai dự án “Để mai tính”, “Long ruồi”. Điều này cũng tốt. Nhưng đúng là đứng
về phía nhà sản xuất của Chánh Phương Film thì mình cảm thấy hơi bức xúc. Bởi lẽ
thể loại phim hài này Chánh Phương đã thuyết phục Charlie nhiều lần rồi, nhưng
mỗi lần nói là Charlie lắc đầu quầy quậy, để rồi không hiểu sao anh ấy lại đi
làm với người khác. Năm, bảy năm trước mình đã thuyết phục anh Charlie và
Johnny, họ từ chối có lẽ vì lúc đó ai cũng mơ mộng, muốn làm những tác phẩm cho
riêng mình chứ không phải cho khán giả. Sau một thời gian bay cho đã thì mọi
người cũng đáp xuống (cười).

Chị có khi nào nói chuyện một cách nghiêm túc với Charlie về điều đó không?

Cũng có nhiều lần chứ! Sau “Vật đổi sao dời” thể loại romantic- comedy (phát
hành rất thành công trong cộng đồng hải ngoại bên Mỹ) thì mình rất muốn anh
Charlie làm thể loại này, tình cảm hài nhẹ nhàng hoặc đơn thuần hài hước.
Charlie làm lâu năm cho Vân Sơn entertaiment nên rất có kinh nghiệm. Nhưng cứ hễ
nói là anh ấy bác đi liền, lúc đó anh Charlie chỉ mơ ước làm “Cánh đồng bất tận”,
“Nỗi buồn chiến tranh”…

Nói lại chuyện đó để thấy việc Charlie ra ngoài làm phim
cũng có cái hay. Vì trong khi mình không thể thuyết phục được Charlie làm phim
hài, thì người ngoài lại làm được điều đó, và thấy anh ấy cũng đã bắt đầu thích
làm. Những phim kia có thể chưa thành công theo ý Charlie muốn về mặt nghệ thuật
nhưng lại thành công ở doanh thu. Như thế cũng là thành công rồi!

Mất ngủ ở TEXAS

Ngày bé, chị và Johnny Trí ở xa Charlie đúng không?

Ga đình mình sống ở Long An. Riêng anh Charlie thì lên Sài Gòn sống với dì Tư,
dì không có gia đình nên cưng anh vô cùng. Mình nhớ có lần giở tập toán của Charlie ra, thấy có lời phê của cô giáo: Phụ huynh
không được làm bài giùm trò. Nghĩa là dì Tư thương đến độ sẵn lòng làm bất cứ
cái gì để cho Charlie vui. Charlie khi đó là tất cả đối với dì.

Nhiều lần trò chuyện, thấy Charlie nói đến chị như một sự gắn bó vô điều kiện.
Hình như chị rất chiều anh ấy và chính điều đó cũng khiến cho Charlie dễ tổn
thương hơn khi làm việc sòng phẳng với các nhà sản xuất khác?

Chẳng hiểu tại sao từ nhỏ đến lớn mình rất lo cho anh ấy. Đi đâu hay làm gì,
mình vẫn là người lo cho Charlie, dường như có một cái nợ nào đó vậy. Dù mình
nghĩ đâu nhất thiết phải làm vậy. Mẹ mình kể nếu Charlie đi qua hàng xóm chơi,
mang theo đồ chơi thì mình sẽ là người đi theo rồi mang về. Qua Mỹ học, mỗi tuần
được phát một cái thẻ để đi ăn, lúc nào mình cũng là người đi lấy cho Charlie.
Ba mẹ mình đi làm đến tối mới về. hai anh em học cùng trường, học xong qua thư
viện học tiếp để chờ ba mẹ đón, mình cũng là người mang theo thức ăn vặt để Charlie ăn vì úc nào cũng sợ Charlie đói. Cũng
có thể vì mình là con gái nên tỉ mỉ hơn chăng? Mình trở thành nhà sản xuất phim
cũng chỉ vì muốn hỗ trợ cho Charlie và Johnny. Chứ đây không phải là nghề mình
muốn làm.

Charlie có tiếng là “được lòng” mọi người vì tính tình thân thiện, hiền lành. Đó
là sự thay đổi sau nhiều kinh nghiệm sống hay bản chất Charlie là vậy?

Charlie là người vô tư, nhưng rất là tốt. Khi qua Mỹ, gia đình không có tiền nên
sống chật vật lắm. Nhưng ba mẹ mình biết anh ấy thích chơi thể thao nên dành dụm
ít lâu mua cho Charlie một cái vợt tennis. Charlie chơi mấy bữa rồi không thấy.
Ba mẹ hỏi, anh ấy nói cho bạn mượn. Rồi một thời gian dài không thấy anh ấy chơi,
hỏi ra mới biết, thấy bạn thích quá, Charlie cho bạn luôn. Từ nhỏ, Charlie đã có
tính luôn muốn làm cho người khác vui trước…

Có lần, Charlie đã giải thích với một người bạn về cái tên Mỹ của Charlie và chị
(Tawny). Hình như nó bắt nguồn từ việc người Mỹ rất khó đọc tên hai anh em: Trực
và Trúc?

Cái tên có nhiều kỷ niệm. Hai anh em qua Mỹ học chung với nhau 3 năm. Vô lớp nào
cũng vậy, cứ đến lúc điểm danh, kêu đến tên của Charlie (lúc đó là Trực) và mình
là cô thầy ngưng lại, im lặng hồi lâu. Họ hỏi mình phát âm ra sao, rồi cố gắng đọc cho giống. Có cô giáo nói tên
của hai người làm tôi thấy như gặp ác mộng. Bạn bè Mỹ thì trêu, gọi Trực và Trúc
là “Big truck” và “Small truck” (xe tải lớn và xe tải nhỏ). Tại vì cái tên Trực
và Trúc nhìn và đọc rất giống với chữ “truck” (nghĩa là xe tải, trong tiếng Mỹ).
Mình nhớ một thầy giáo dạy hóa rất vui tính còn nói không biết ba mẹ hai người
có kỷ niệm gì với cái xe tải (truck) không đây mà đặt tên con là “Big truck” và
“Small truck”? Riết rồi hai anh em phải đổi tên. Anh Charlie lấy tên lót Chánh (Chánh
Trực) thành Charlie, còn mình là Thanh Trúc thì Thanh – các bạn Mỹ gọi thành
Tawny.

– Ba chị và Charlie qua Mỹ trước, vậy là gia đình ở Việt Nam chia ra làm hai?

– Ba và Charlie qua đó năm 1980, đến 1984 gia đình mới đoàn tụ. Gia đình dọn ra
riêng ở một cái trailer (một cái nhà bằng toa xe bỏ hoang) giữa cánh đồng bao la
nhìn xa lắm mới thấy một cái nhà khác. Cỏ mọc rất cao, ngày nào về ba mình hay
anh Charlie cũng phải cắt cỏ. Cắt hoài không hết vì cắt vòng quanh đến chỗ cũ nó
lại mọc cao như trước.

Cả nhà gặp nhau vào tháng 10, Texas nóng lắm, trailer lại
là mái tôn, mấy đứa nhà mình cứ vài phút lại tắm một lần. Một vài tháng sau thì
nó bắt đầu lạnh. Lạnh khủng khiếp, cả nhà nằm chung một phòng, đắp hai cái chăn
điện, bốn cái máy sưởi chặn bốn góc mới có thể ngủ được. Tối nào mấy anh em cũng
phải mặc sẵn đồ đi học vào rồi mặc thêm áo dày mới ngủ. Sáng sớm ba mình đi làm,
sẽ nấu nước sôi dội lên kính xe cho tan băng rồi chở mấy anh em vô trường làm vệ sinh cá nhân trong trường vì nhà vệ sinh ở nhà đông cứng không
thể sử dụng được.

Trước khi qua Mỹ, ai cũng nói về Mỹ như thể một thiên đường.
Còn sự thật thì lại khác xa điều đó. Cứ nghĩ sẽ có đời sống khác, nhưng không
ngờ là buồn thế. Cảm giác rất cô độc trong căn nhà không có những tiện nghi căn
bản để sống.

Charlie còn là người luôn sống theo cách thà là mình buồn chứ không để người
khác buồn.

Thời điểm đó, giấc mơ điện ảnh của Charlie đã có chưa?

Thời tiết ở Texas rất
kinh khủng, gia đình mình phải chuyển đến Cali, ở chung nhà với một người bạn
của ba, chú ấy làm nghề cắt cỏ. Chú thuê anh Charlie và Johnny rải tờ rơi quảng
cáo, rải trước giờ học, khoảng 3, 4 giờ sáng. Mình và mẹ đi dọn nhà cho người ta.
Charlie đã học về máy tính, cũng học thêm một số lớp dạy điện ảnh, rồi mua máy
quay phim… Mình bắt đầu nghe anh nói về ước mơ làm phim. Johnny cùng anh Charlie
bắt đầu thực hành về làm phim.

Và hãng phim đầu tiên của gia đình chị – Cinema Pictures đã ra đời như thế nào?

Đầu tiên, Charlie và Johnny mua được một cái máy quay. Charlie bắt đầu kiếm tiền
được bằng cách đi quay karaoke, quay đám cưới, cả tấu hài chung với anh Vân Sơn
nữa. Charlie gần như là người đầu tiên dựng lên những câu chuyện minh họa cho
các bài karaoke hồi đó của quận Cam. Đĩa karaoke đầu tiên Charlie làm ra bán
chạy nhất ở cộng đồng bên đó những năm 1992 – 1993. Chiếc máy quay màu đỏ mà hai
anh em mua về khi đó giống như một bảo vật trong gia đình. “Qua đêm đen” là phim
ngắn đầu tiên anh Charlie cùng mọi người làm, và đó là động lực để Cinema
Pictures ra đời.

Thời điểm Charlie quyết định kết hôn, chị có yên tâm với quyết định của anh ấy?

Không, vì mình thấy anh ấy còn vô tư quá, chưa sẵn sàng để trở thành một người
đàn ông của gia đình với những suy nghĩ chín chắn. Charlie lấy vợ và ở chung nhà
với gia đình. Sống chung, mình càng thấy suy nghĩ của mình là đúng.

Khi vợ chồng
Charlie có em bé, mình có cảm giác gia đình anh đang khủng hoảng, dường như mỗi
người ôm một niềm đau. Nhưng anh không bao giờ tâm sự với mình về chuyện gia
đình và cá nhân, chỉ nói thời điểm này cuộc sống đối với Charlie như một nùi chỉ
rối. Chỉ thấy anh cố gắng vùi đầu vào phim ảnh thay vì đối mặt với hiện tại.

Charlie còn là người luôn sống theo cách thà là mình buồn chứ không để người khác buồn. Vì thế nên mình nghĩ cuộc đời Charlie luôn có nhiều quyết định
không dứt khoát. Nhưng đó là chuyện của mười mấy năm trước…

Chị có nghĩ đến lúc nào
đó, Charlie sẽ quay lại với những đam mê đích thực của anh ấy, vốn là động lực
để anh ấy đi theo nghề này?

Mình nghĩ là khó. Vì thời gian nó ảnh hưởng nhiều. Tuổi tác. Khi mình còn trẻ mình có nhiều nhiệt huyết, đam mê
hơn. Bây giờ Charlie đã lớn tuổi, anh ấy gần với thực tế hơn, dễ chấp nhận và
thỏa hiệp hơn. Ngày trước Charlie không có phải lo nhiều về tài chính, giờ thì
khác. Mỗi khi bàn về một dự án nào đó thì Charlie đã suy nghĩ về tài chính. Ngày xưa thì chỉ có thích hay không thích.

Chị có mong muốn gì cho Charlie không?

Mình ước sao giá như Charlie được hạnh phúc hơn. Cả Charlie và Johnny Trí, nếu
hai người mà không lập gia đình quá sớm, có lẽ họ đã hạnh phúc hơn hiện tại…

Bài: Chấn Hưng (thực hiện)

Rate this post