Đúng, đó là địa danh Việt Bắc
Việt Bắc là bài thơ được Tố Hữu sáng tác sau kháng chiến chống Pháp, bộ đội rời Việt Bắc trở về xuôi.
Việt Bắc là vùng phía bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954) bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái.
Bài thơ thể hiện tinh thần quân dân thắm thiết, bền chặt như người thân trong một gia đình sau 15 năm gắn bó. Việt Bắc được chọn lọc và xuất bản lần đầu năm 1954 trong tập thơ cùng tên.
…Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Câu 4: Con đường nào được nhắc đến trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu với hình ảnh chị lao công quét rác trong đêm hè?
a. Hoàng Diệu
b. Trần Phú
c. Phan Đình Phùng