Diệp Minh Châu – Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp & Tác Phẩm – Kiệt Tác Nghệ Thuật
Tiểu sử Cuộc Đời của Diệp Minh Châu
Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919 – 2002) sinh ra tại xã Nhơn Thạch, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong một gia đình nông dân. Ông là một họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam. Từ những ngày còn nhỏ, cậu bé Châu đã say mê hội họa và cho thấy tài năng thiên bẩm của mình và còn thường được gọi là cậu bé Châu. Tài năng là như thế nhưng mối cơ duyên với hội họa chỉ thực sự đến khi ông 15 tuổi và được gặp họa sĩ Hoàng Tuyến.
Người thầy này đã chỉ dạy cho ông từ bố cục, đường nét, màu sắc để hoàn thành một bức tranh phong cảnh. Sau đó, hai thầy trò đã cùng nhau thực hiện vẽ phông màn cho các gánh hát ở tỉnh Nam Bộ.
Trong một lần đi xem triển lãm của Hoàng Tuyền tại Châu Thành (Bến Tre) cùng nhiều họa sĩ khác như Nguyễn Thành Sinh, Tạ Kế. Ông đã bị thu hút bởi bức tranh nghệ thuật vẽ các cô gái Huế và Hà Nội của Nguyễn Thành Sinh và đã xin được làm học trò để theo học.
Sự Nghiệp của Diệp Minh Châu
Năm 1939, Diệp Minh Châu ra Hà Nội học dự bị Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – một trong hai trường có quy mô lớn nhất châu Á lúc bấy giờ. Để kiếm sống ở Hà Nội – một thành phố đắt đỏ, ông đã làm tất cả các công việc bán thời gian có thể sống và học tập. Ông đã thiết kế phông nền cho một số nhóm opera trong thời gian rảnh. Sau khi kết thúc khóa học dự bị này, Diệp Minh Châu trở về quê hương để chờ giấy báo của trường, năm 1940, ông đã trở thành thủ khoa của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Năm 1945, khi cả nước đang sục sôi tinh thần đấu tranh giành độc lập tự do, Diệp Minh Châu cũng xếp bút nghiên lên đường đi kháng chiến. Với hành trang là chiếc ba lô cặp vẽ, Diệp Minh Châu có mặt khắp nơi từ Bắc vào Nam.
Năm 1949, ông được chuyển về công tác tại Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ do giáo sư Hoàng Xuân Nhị làm Giám đốc tại khu 9. Giữa năm 1950, ông trở ra Việt Bắc, đi từ Nam Bộ sang Campuchia, Thái Lan rồi Trung Quốc tới Việt Bắc mất 8 tháng. Ông ở Việt Bắc hơn 6 tháng, sống gần chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây ông đã vẽ hơn 30 bức tranh đề tài Bác Hồ như Bố cục nhà Bác trên đồi (lụa – 1951), Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc (sơn dầu – 1951), Bác câu cá bên bờ suối (sơn dầu – 1951), Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác (sơn dầu – 1951)…
Năm 1952, ông được cử sang học điêu khắc Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc. Trước khi về nước, ông còn đến nghiên cứu về nghệ thuật tượng đài ở Liên Xô và Ấn Độ trong nhiều tháng. Năm 1956, ông trở thành giảng viên trường Mỹ thuật Việt Nam cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975. Vào năm 1957, ông dành thời gian một năm để tu nghiệp tại Ấn Độ.
Sau 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục sáng tác và giúp đỡ cũng như hướng dẫn nhiều nghệ sĩ trẻ trên con đường nghệ thuật. Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.
Ông qua đời ngày 12 tháng 7 năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 83 tuổi. Gia đình ông đã mở nhà lưu niệm mang tên ông để tưởng nhớ tới ông.
Tác Phẩm Nổi Tiếng của Diệp Minh Châu
Với những tác phẩm tranh nghệ thuật của mình, ông dành một tình yêu lớn đối với vị lãnh tụ của dân tộc và phần lớn các tác phẩm của ông là về Người. Nhân kỷ niệm 2 năm Quốc khánh, tại hội chợ mừng Tết Độc lập lớn ở xã Thiện Hộ, chiến khu Đồng Tháp Mười, sau khi nghe Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ và bài hát Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lưu Hữu Phước) do các em hát, giữa không khí sum vầy, một cảm xúc mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn Diệp Minh Châu.
Vì quá xúc động, ông đã dùng máu lấy ở cánh tay của mình để vẽ tranh chân dung Bác Hồ với 3 cháu nhỏ, đại diện cho thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước và sau đó bức tranh máu này đã được dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Chí Minh với bức thư “Kính gửi Cha của con”. Đây là bức tranh mang giá trị lớn và một biểu tượng đẹp cho đến tận bây giờ. Ngoài bức tranh Bác Hồ với ba cháu nhỏ miền Trung, Nam, Bắc, Diệp Minh Châu còn vẽ nhiều chân dung Bác Hồ khác trên lụa. Và đặc biệt hơn, Diệp Minh Châu có may mắn được sống cạnh Bác tại chiến khu Việt Bắc (1950 -1951), ông đã vẽ trên 30 bức với nhiều góc độ về diện mạo và tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Ngoài những tác phẩm tranh nghệ thuật nguyên bản, ông còn có những tác phẩm điêu khắc dựa trên thực tế và hình tượng sâu sắc cùng sự rung động trong ký ức về Bác. Các bức tượng được nhiều người biết đến và thật sự gây tiếng vang như “Chân dung Bác” (năm 1960), “Bác đi tìm đường cứu nước” (năm 1965), “Bác dịch sử Đảng”, “Bác Hồ bên suối Lênin” (năm 1965), “Bác Hồ – Lênin và Các Mác” (1982), “Bác Hồ” (1993).
Sau này khi đã là sinh viên khoa Điêu khắc khóa XIV, Diệp Minh Châu đã sáng tác nhiều tác phẩm tham gia nhiều triển lãm và giành nhiều huy chương. Có thể kể tới tác phẩm “Trăng thu”, “Nhớ mong”, “Hương sắc”, đặc biệt là bức “Văn Miếu” (Huy chương Đồng, năm 1942) hay bức “Cầu nguyện” (Huy chương Bạc, năm 1943) gây được sự chú ý của giới mỹ thuật.