Diệp Minh Châu – một tượng đài trong nền hội họa Việt Nam hiện đại
Hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước
Diệp Minh Châu sinh ngày 10-2-1919, quê ở làng Nhơn Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đam mê vẽ, nổi tiếng vẽ giỏi, ngay từ nhỏ, ông đã được bạn bè gọi là Châu “vẽ”. Đi học, đi chơi hay mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại cầm lấy cây cọ, thậm chí bài giảng của thầy cũng được ông thể hiện thành những trang vẽ sinh động.
Tượng Bác Hồ với thiếu nhi mang dấu ấn Diệp Minh Châu. Ảnh: Cục Mỹ Thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm
Cách mạng Tháng Tám như một làn gió mới làm thay đổi mọi cuộc đời của Diệp Minh Châu. Cùng với bao nhiêu sinh viên học sinh, thanh niên tiến bộ 3 miền, Diệp Minh Châu tham gia phong trào sinh viên yêu nước. Ông vừa hăng hái tham gia Phong trào Truyền bá Quốc ngữ, vừa chăm lo vẽ bìa cho các bản hùng ca của Lưu Hữu Phước và thiết kế mỹ thuật cho các đêm trình diễn của ban kịch Tổng hội Sinh viên Hà Nội.
Do Nhật đảo chính Pháp, Diệp Minh Châu không tốt nghiệp được từ trường Mỹ thuật. Ông trở về quê nhà, tiếp tục sáng tác để tổ chức Triển lãm tại Bến Tre và Mỹ Tho với mục đích lấy tiền giúp nạn đói kinh hoàng ở miền Bắc năm Ất Dậu (1945).
Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Dù là nghệ sĩ cầm cọ, trong hoàn cảnh chiến tranh, Diệp Minh Châu vẫn hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước và sát cánh theo từng bước đi của nhân dân trong cuộc đấu tranh trừ giặc giữ nước. Được đi theo những đơn vị Vệ quốc đoàn, đến nhiều nơi như: Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc và vùng Đồng Tháp Mười. Cây cọ vẽ của ông lại có dịp ghi lại những cảnh lao động, sản xuất, bố phòng, hành quân như: “Phong cảnh Đồng Tháp Mười”, “Lớp học bình dân trong lán ven rừng”, “Qua rừng Lá”, “Du kích qua làng”, “Chiến sĩ rẽ lau” v.v..
Trong những ký họa vẽ ngay trên trận địa còn vương khói súng, đáng chú nhất là bức “Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong”, được ông vẽ bằng chính máu của người chiến sĩ ấy và đặc biệt là bức tranh“Bác Hồ và 3 cháu nhi đồng Bắc-Trung-Nam”, được ông vẽ bằng chính những giọt máu của mình.
Bức tranh thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân tin tưởng ở lãnh tụ, tin tưởng ở người dẫn dắt cuộc cách mạng và hết lòng hy sinh cho cuộc cách mạng đó. Có thể nói tình cảm của Diệp Minh Châu đối với Bác Hồ là một tình cảm chân thực, xuất phát từ đáy lòng của mình, thấm đậm sự trân trọng của một người nghệ sĩ đối với vị lãnh tụ kính yêu, mặc dù ông chưa được gặp.
Ước mơ được gặp Bác luôn canh cánh trong lòng Diệp Minh Châu, và lịch sử hình như đã sắp đặt trước. Diệp Minh Châu may mắn được ở gần Cụ Hồ một thời gian dài trên núi rừng Việt Bắc. Tại đây, ông đã nghiên cứu rất kỹ diện mạo và tâm hồn của Người lãnh đạo cách mạng và kháng chiến Việt Nam.
Ông đã đem hết tâm sức, tình cảm trân trọng kính yêu để tìm tòi thể hiện hình tượng Bác. Hàng loạt tranh về Bác đã ra đời như: “Bố cục nhà Bác trên đồi” (tranh lụa-1951), “Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc” (tranh sơn dầu-1951), “Bác câu cá bên bờ suối” (tranh sơn dầu-1951), “Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác” (tranh sơn dầu-1951).
Không chỉ là một họa sĩ thành công với đề tài Bác Hồ, đề tài miền Nam, Diệp Minh Châu còn là nhà điêu khắc tên tuổi trong giới nghệ thuật tạo hình. Nhiều tác phẩm của ông đã đi vào lịch sử, trở thành tài sản quý của nhiều bảo tàng mỹ thuật lớn trong nước.
Diệp Minh Châu luôn hướng tâm hồn về quê hương miền Nam ruột thịt. Ông đã vẽ nhiều tranh, tượng phản ánh cuộc chiến đấu kiên cường bất khuất của quê hương như : “Võ Thị Sáu trước quân thù”, “Lòng người miền Nam”, “Căm thù Phú Lợi”, “Miền Nam bất khuất”, “Miền Nam thành đồng”, “Người mẹ miền Nam”… Ngoài ra, hàng chục bức tượng Bác Hồ khắp nơi mang dấu ấn Diệp Minh Châu như: tượng tròn thạch cao “Bác Hồ bên suối Lênin”, tượng đồng “Bác Hồ với thiếu nhi”…
Hơn 60 năm lao động, họa sĩ-nhà điêu khắc Diệp Minh Châu đã sáng tác hàng ngàn bức tranh, tượng. Riêng về đề tài Bác Hồ, ông để lại hơn 200 tác phẩm. Sau ngày thống nhất nước nhà, nghệ sĩ vẫn miệt mài sáng tạo và dành những thì giờ quý hiếm của tuổi cao để tiếp tục dìu dắt đào tạo những nghệ sĩ hậu duệ với tinh thần không hề biết mệt mỏi.
Ông mất ngày 12-7-2002, hưởng thọ 83 tuổi. Cuộc đời, tác phẩm, nhân cách của của hoạ sỹ Diệp Minh Châu lớn lên theo dòng lịch sử. Ông là chứng nhân của thời đại, là người chép lại những trang sử vẻ vang của dân tộc ta bằng những tác phẩm mãi trường tồn.
Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc Lập, Huy chương Kháng chiến, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I. Tên của ông cũng đã được giới thiệu trong Bách khoa toàn thư Châu Âu.
Diệp Minh Châu sinh ngày 10-2-1919, quê ở làng Nhơn Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đam mê vẽ, nổi tiếng vẽ giỏi, ngay từ nhỏ, ông đã được bạn bè gọi là Châu “vẽ”. Đi học, đi chơi hay mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại cầm lấy cây cọ, thậm chí bài giảng của thầy cũng được ông thể hiện thành những trang vẽ sinh động.Năm 1940, ông đỗ thủ khoa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một trong hai trường mỹ thuật có quy mô nhất châu Á thời ấy. Những bức tranh: “Trăng thu”, “Nhớ mong”, “Hương sắc”… bắt đầu gây được sự chú ý của giới làm tranh và người thưởng ngoạn mỹ thuật. Các giải thưởng quý giá mang ý nghĩa động viên tinh thần chàng họa sĩ trẻ xứ Dừa liên tiếp đến với ông trong các lần Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, qua những tác phẩm: “Văn Miếu” (Huy chương Đồng-1942), “Cầu nguyện” (Huy chương Bạc-1943).Cách mạng Tháng Tám như một làn gió mới làm thay đổi mọi cuộc đời của Diệp Minh Châu. Cùng với bao nhiêu sinh viên học sinh, thanh niên tiến bộ 3 miền, Diệp Minh Châu tham gia phong trào sinh viên yêu nước. Ông vừa hăng hái tham gia Phong trào Truyền bá Quốc ngữ, vừa chăm lo vẽ bìa cho các bản hùng ca của Lưu Hữu Phước và thiết kế mỹ thuật cho các đêm trình diễn của ban kịch Tổng hội Sinh viên Hà Nội.Do Nhật đảo chính Pháp, Diệp Minh Châu không tốt nghiệp được từ trường Mỹ thuật. Ông trở về quê nhà, tiếp tục sáng tác để tổ chức Triển lãm tại Bến Tre và Mỹ Tho với mục đích lấy tiền giúp nạn đói kinh hoàng ở miền Bắc năm Ất Dậu (1945).Dù là nghệ sĩ cầm cọ, trong hoàn cảnh chiến tranh, Diệp Minh Châu vẫn hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước và sát cánh theo từng bước đi của nhân dân trong cuộc đấu tranh trừ giặc giữ nước. Được đi theo những đơn vị Vệ quốc đoàn, đến nhiều nơi như: Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc và vùng Đồng Tháp Mười. Cây cọ vẽ của ông lại có dịp ghi lại những cảnh lao động, sản xuất, bố phòng, hành quân như: “Phong cảnh Đồng Tháp Mười”, “Lớp học bình dân trong lán ven rừng”, “Qua rừng Lá”, “Du kích qua làng”, “Chiến sĩ rẽ lau” v.v..Trong những ký họa vẽ ngay trên trận địa còn vương khói súng, đáng chú nhất là bức “Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong”, được ông vẽ bằng chính máu của người chiến sĩ ấy và đặc biệt là bức tranh“Bác Hồ và 3 cháu nhi đồng Bắc-Trung-Nam”, được ông vẽ bằng chính những giọt máu của mình.Bức tranh thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân tin tưởng ở lãnh tụ, tin tưởng ở người dẫn dắt cuộc cách mạng và hết lòng hy sinh cho cuộc cách mạng đó. Có thể nói tình cảm của Diệp Minh Châu đối với Bác Hồ là một tình cảm chân thực, xuất phát từ đáy lòng của mình, thấm đậm sự trân trọng của một người nghệ sĩ đối với vị lãnh tụ kính yêu, mặc dù ông chưa được gặp.Ước mơ được gặp Bác luôn canh cánh trong lòng Diệp Minh Châu, và lịch sử hình như đã sắp đặt trước. Diệp Minh Châu may mắn được ở gần Cụ Hồ một thời gian dài trên núi rừng Việt Bắc. Tại đây, ông đã nghiên cứu rất kỹ diện mạo và tâm hồn của Người lãnh đạo cách mạng và kháng chiến Việt Nam.Ông đã đem hết tâm sức, tình cảm trân trọng kính yêu để tìm tòi thể hiện hình tượng Bác. Hàng loạt tranh về Bác đã ra đời như: “Bố cục nhà Bác trên đồi” (tranh lụa-1951), “Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc” (tranh sơn dầu-1951), “Bác câu cá bên bờ suối” (tranh sơn dầu-1951), “Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác” (tranh sơn dầu-1951).Không chỉ là một họa sĩ thành công với đề tài Bác Hồ, đề tài miền Nam, Diệp Minh Châu còn là nhà điêu khắc tên tuổi trong giới nghệ thuật tạo hình. Nhiều tác phẩm của ông đã đi vào lịch sử, trở thành tài sản quý của nhiều bảo tàng mỹ thuật lớn trong nước.Diệp Minh Châu luôn hướng tâm hồn về quê hương miền Nam ruột thịt. Ông đã vẽ nhiều tranh, tượng phản ánh cuộc chiến đấu kiên cường bất khuất của quê hương như : “Võ Thị Sáu trước quân thù”, “Lòng người miền Nam”, “Căm thù Phú Lợi”, “Miền Nam bất khuất”, “Miền Nam thành đồng”, “Người mẹ miền Nam”… Ngoài ra, hàng chục bức tượng Bác Hồ khắp nơi mang dấu ấn Diệp Minh Châu như: tượng tròn thạch cao “Bác Hồ bên suối Lênin”, tượng đồng “Bác Hồ với thiếu nhi”…Hơn 60 năm lao động, họa sĩ-nhà điêu khắc Diệp Minh Châu đã sáng tác hàng ngàn bức tranh, tượng. Riêng về đề tài Bác Hồ, ông để lại hơn 200 tác phẩm. Sau ngày thống nhất nước nhà, nghệ sĩ vẫn miệt mài sáng tạo và dành những thì giờ quý hiếm của tuổi cao để tiếp tục dìu dắt đào tạo những nghệ sĩ hậu duệ với tinh thần không hề biết mệt mỏi.Ông mất ngày 12-7-2002, hưởng thọ 83 tuổi. Cuộc đời, tác phẩm, nhân cách của của hoạ sỹ Diệp Minh Châu lớn lên theo dòng lịch sử. Ông là chứng nhân của thời đại, là người chép lại những trang sử vẻ vang của dân tộc ta bằng những tác phẩm mãi trường tồn.Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc Lập, Huy chương Kháng chiến, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I. Tên của ông cũng đã được giới thiệu trong Bách khoa toàn thư Châu Âu.