Diễn giả Huỳnh Anh Bình gây tranh cãi với phát ngôn ‘Đàn ông phải sống cho ra đàn ông’
Trong vài ngày gần đây, một đoạn clip ghi nhận lại buổi thuyết giảng ngoài trời kéo dài hơn 30 phút của chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình tại trường THPT Nguyễn Thần Hiến (Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) vào cuối tháng 9 vừa qua đã gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Trong phần chia sẻ trước toàn thể học sinh của trường, ông Huỳnh Anh Bình đãcho rằng “đàn ông phải sống cho ra đàn ông”, “con gái phải ra con gái” và kèm theo nhiều minh họa cụ thể cho nhận định của mình. Ví dụ như hành động nâng ly bia yếu ớt trên bàn nhậucủa các chàng trai,việcxăm hình hay “thường xuyên viết trênfacebook” chínhlà thể hiện của sự thiếu nam tính. Trong khi đó, con gái phải là người chịu trách nhiệm cho tổ ấm gia đình cũng như việc “đàn ông có về nhà mỗi tối hay không”.
Your browser doesn’t support video.
Please download the file: video/mp4
Đoạn clip gây tranh cãi (Nguồn: Youtube)
TiếnsĩHuỳnh Anh Bình hiện là Giám đốc của Trung tâm Hướng nghiệp Tp. HCM. Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn nghềnghiệp đồng thờilà một diễn giả rất được yêu thích của các trường THPT và Đại học trên khắp cả nước.Phát ngôn của ông Huỳnh Anh Bình đã vấp phải nhiều nhận xét tiêu cực trên mạng xã hội FacebookNhiều người cho rằng ông Huỳnh Anh Bình đang cổ xúy cho những định kiến về giới và đi ngược lại với tiến trình vận động bình đẳng giới
Nhiều người cho rằng những phát ngôn của ông Bình tại trường THPT Nguyễn Thần Hiếnlà hoàn toàn không phù hợp và góp phần làm tăng định kiến về giới cho các em học sinh.Phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có buổi trao đổi với ông Ngô Minh Uy, Giám đốc trung tâm tâm lý chuyên nghiệp WELink và Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục Tp. HCM, xoay quanh sự việc lần này.
Ông nhận xét như thế nào về những gì mà diễn giả Huỳnh Anh Bình đã phát biểu trong đoạn clip? Liệu đó có phải là những lời tư vấn phù hợp và hữu ích cho các em học sinh ởcấp trung học cơ sở và phổ thông?
Rất tiếc, tôi không bao giờ gọi những gì anh Huỳnh Anh Bình nói như trong đoạn clip được học sinh trường ở Kiên Giang này là những lời tư vấn, bởi nó không bao giờ là hữu ích, còn phù hợp thì đương nhiên là không. Anh Bình thể hiện những lời nhận xét và quan điểm ngây ngô về đàn ông và đàn bà, điều này tôi cho rằng sẽ gia tăng sự phá hủy đến những nỗ lực của nhiều tổ chức ngày đêm hành động cho vấn đề bình đẳng nam nữ và tôn trọng sự khác biệt về giới. Những nhận xét của anh Bình còn cho thấy sự kỳ thị ở chỗ “đàn ông gì mà yếu đuối”, hay đàn bà gì mà lên mạng “đứa vú to chửi đứa vú nhỏ”…
Dẫn lại lời của ông bà một cách thô thiển khi cho rằng đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm. Thật vậy, ngày nay bao nhiêu chương trình đào tạo tại các nước phát triển kèm theo các chứng cứ khoa học cho thấy không có cái gọi là phân vai theo kiểu đàn ông thì “lo đi kiếm tiền và có thể nhậu tăng một tăng hai và cả đi bia ôm”, còn đàn bà thì quyết định cái tổ ấm của mình. Rõ ràng nó đã thể hiện rõ sự kỳ thị và vi phạm quyền căn bản của con người. Ngày nay cả đàn ông và đàn bà và chỉ khi nào cả hai thành phần chính này trong gia đình cùng chung sức chung lòng lại mà lo cho gia đình thì nó mới là tổ ấm được. Ngoài ra anh Bình còn dùng những từ ngữ để cho thấy “đàn ông thì phải mạnh mẽ, phải đưa vai cho người khác dựa, phải không được đưa lên facebook, không xăm hình…”Tất cả những thứ này là đang có một sự kỳ thị rõ rệt về quyền tự do của con người. Tương tự, phụ nữ thì phải công dung ngôn hạnh, phải lo dập tắt chiến tranh, phải làm sao để người đàn ông dù có đi bia ôm cũng chạy về nhà ăn cơm… Chúng tôi cũng triển khai các lớp học về chuẩn bị hôn nhân và hướng dẫn các cặp đôi chuẩn bị kết hôn ý thức về vai trò của mỗi người trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình cũng như cùng nhau xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc, qua việc gần gũi thân mật, tôn trọng nhau, qua việc say đắm với nhau và giữ cam kết vợ chồng…
Đương nhiên, quan điểm cá nhân thì ai muốn nói sao thì nói, nhưng đây anh ấy xưng là “Chuyên gia tâm lý” mà phát ngôn nơi công cộng như thế là thật có vấn đề. Vì là một chuyên gia tâm lý, anh ấy cần ý thức rằng những gì mình nói phải có chứng cứ khoa học, và phải không được gây ra sự tổn thương cho bất kỳ ai khác. Tôi biết nhiều ngườitrong cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) đã phản ứng lạikhi nghe anh ấy chỉ trích những người “đàn ông yếu đuối”. Anh ấy cần biết rằng yếu đuối hay mạnh mẽ (về cơ bắp) không bao giờ là dành riêng cho đàn ông hay đàn bà mà ai cũng có thể như thế. Tôi cũng đoán là sau bài nói chuyện này, các học sinh ở trường đó sẽ gia tăng sự kỳ thị và có thể bắt nạt những em học sinh nam không thể hiện “sự mạnh mẽ” (thường là nói về các em gay) hay các em nữ cũng sẽ bị kỳ thị và bắt nạt, và từ đó bắt nguồn cho bạo lực dựa trên sự phân biệt về mạnh mẽ hay yếu đuối của học sinh.
Mặt khác, việc này còn cho thấy anh ấy đang cổ vũ và đổ lỗi cho những hành vi không lành mạnh của nam giới, là do đàn bà mà ra cả, tức đàn bà phải sống không “tròn vai” nên đàn ông mới bê bối và hư hỏng. Không bao giờ như thế, người đàn ông đi bia ôm là đã có một hành vi không khỏe mạnh rồi. Cũng vậy nếu đàn bà chỉ chăm chăm lo phục vụ chồng, lo “xây tổ ấm” theo cách đó là không ổn rồi.
Ông Ngô Minh Uy
Vậy theo ông. các em học sinh cấp PTTH cần những kỹ năng mềm như thế nào? Và những diễn giả khi đến giảng dạy tại trường cần đáp ứng các yêu cầura sao?
Kỹ năng của học sinh hay của bất kỳ ai trong xã hội được chia thành ba phần. Phần thứ nhất là những kỹ năng sinh tồn, phục vụ cho sự tồn tại của con người và có khả năng phát triển đời sống tâm lý của cá nhân như nhận thức, hành vi, và cảm xúc. Thứ hai là các kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho việc hành nghề (làm được một việc cho tốt). Sau cùng là các kỹ năng xã hội, hướng đến việc xây dựng các mối quan hệ tin tưởng và phát triển tương quan con người.
Trong việc giáo dục kỹ năng mềm (nhóm kỹ năng xã hội) cho học sinh -sinh viên, tôi luôn nhấn mạnh với anh chị em tâm lý mà tôi hướng dẫn rằng các anh chị phải chú ý rèn cho học sinh biết cách nhận diện và quản lý bản thân, nhận diện và thấu cảm được cảm xúc của người khác, biết cách xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ xã hội khỏe mạnh, và có khả năng ra quyết định có đạo đức (có hữu ích). Tất cả những kỹ năng nằm trong nhóm kỹ năng xã hội và cảm xúc được các nhà giáo dục và tâm lý học Hoa Kỳ tạo thành một bộ kỹ năng cảm xúc và xã hội (tham khảo chương trình SEL được xây dựng và truyền thông bởi CASEL).
Ở đây, việc một người gọi là chuyên gia tâm lý đi diễn một bài nói về kỹ năng mềm thì không bao giờ học sinh hoặc người nghe có thể hình thành được kỹ năng, vì nếu đạt được thì cũng chỉ ở trong phần kiến thức về kỹ năng mà thôi, còn phần các hành động thể hiện kỹ năng thì không thể hình thành được. Mà kỹ năng thì phải là hành động. Trong clip, anh Bình nói về kỹ năng nhưng ở đây là kỹ năng để là “một đàn ông hay một đàn bà tròn vai”. Những kiến thức thể hiện qua quan điểm của anh Bình (cái mà anh Bình nói anh ấy chịu trách nhiệm) là không đảm bảo tính khoa học hay nói thẳng ra là nó bị sai mất rồi.
Vậy nên ở đây chúng ta đặt vấn đề về những nhà lãnh đạo giáo dục của trường học đó, và có thể là trực tiếp với đoàn thanh niên -là những người đã mời anh Bình về nói chuyện với học sinh của mình. Quý vị cần phải biết chọn cho được người đáng tin cậy về khoa học.Khi anh ấy được gọi là tiến sỹ thì chúng ta trong trường hợp này phải hiểu là anh ấy lấy tiến sỹ về kinh tế chứ không phải về tâm lý. Như vậy về mặt đạo đức nghề nghiệp, đã tạo ra một sự mập mờ về khả năng được đào tạo của bản thân, anh ấy có vẻ chỉ có bằng cử nhân tâm lý – giáo dục của đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mà thôi. Trình độ được đào tạo chỉ mới là một khía cạnh, khía cạnh còn lại là những ngôn từ và cung cách thể hiện cũng vi phạm đạo đức nghề khi nói những quan điểm cá nhân nhưng dưới cái tên là “chuyên gia tâm lý”. Một người hành nghề (đi giảng) mà không đảm bảo được tính khoa học về những gì mình nói cộng thêm nữa là sự thiếu hụt về đạo đức nghề nghiệp như anh Bình thì hoàn toàn không xứng đáng hay nói cách khác là không được nói.
Cám ơn ông rất nhiều!
Mai Thảo