Đâu là lý do khiến Lỗ Trí Thâm “tai to mặt lớn” hành xử thô lỗ phải xuống tóc làm hòa thượng – cozi

Lỗ Trí Thâm – nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển “Thủy hử” từ ngoại hình đến tính cách đều không hợp để làm hòa thượng. Vậy vì sao Lỗ Trí Thâm lại xuống tóc để trở thành người tu hành? Đây là một câu hỏi lớn mà hầu hết mọi người đều thắc mắc.

Ông tên là Lỗ Đạt, biệt hiệu Hoa hòa thượng, pháp danh Trí Thâm, là người Vị Châu, bởi đã từng làm Đề hạt, nên còn gọi là Lỗ Đề hạt. Trong “Thủy hử” nhà văn Thi Nại Am mô tả, Lỗ Trí Thâm thân cao 8 thước, mặt lớn tai to, mũi thẳng miệng vuông, là người khảng khái phóng khoáng, căm ghét cái ác như kẻ thù. Ông thô lỗ, nhưng trong cái thô có sự tinh tế, với Sử Tiến, Lâm Xung, Võ Tòng và Dương Chí đều kết giao thân thiết.

Ban đầu Lỗ Trí Thâm làm chức quan nhỏ dưới trướng Tiểu Chủng kinh lược tướng công ở Vị Châu, đảm nhiệm chức Đề hạt ở Kinh Lược phủ. Một buổi, khi nghe được cha con Kim Thúy Liên kể chuyện bị tay ác bá Trấn Quan Tây Trịnh Đồ éρ нạι, do Kim Thúy Liên không thể trả nợ chạy chữa cho cha nên bị Trịnh Đồ ép вáи тнâи gả làm νợ ℓẽ. Nghe nói đến đây, với bản tính trượng nghĩa nhưng nóng tính, Lỗ Đề hạt ngay lập tức nổi cơn thịnh nộ, sau khi cho cha con họ Kim một chút tiền đi đường, sắp xếp họ rời đi, ông hạ quyết tâm sẽ trừng trị tên đồ tể Trịnh Đồ.

Trịnh Đồ có mở một loạt hàng bán thịt tại Đông Kinh, Lỗ Trí Thâm liền đến để tìm chuyện với mục đích “dạy Trịnh Đồ một bài học”. Lỗ Trí Thâm lần lượt làm khó Trịnh Đồ bằng nhiều yêu cầu oái oăm như sau khi bắt Trịnh Đồ đích thân băm nhuyễn 5kg thịt nạc và không được dính chút mỡ nào, Lỗ Đạt tiếp tục bắt hắn băm nhuyễn 5kg thịt mỡ không được dính thịt nạc và 5kg xương không được lẫn thịt.

Không chịu nổi yêu cầu vô lý mặc dù Trịnh Đồ trước quan lại vốn rất mềm mỏng, lễ phép, nhưng khi ông phản kháng liền bị họ Lỗ cho một bạt tai. Nhịn không nổi, Trịnh Đồ lấy ∂ασ ra sống ¢нếт với Trí Thâm. Tuy nhiên, với võ nghệ cao cường, Lỗ Trí Thâm nhanh chóng đánh bay ∂ασ, khống chế Trịnh Đồ, đè Trịnh Đồ xuống vừa đấm vừa mắng, không ngờ, do quá mạnh tay, Trịnh Đồ νσиɢ мạиɢ dưới tay Lỗ Trí Thâm. Biết chuyện chả lành, Lỗ Trí Thâm bỏ trốn, sau bị тяυу иã.

May mắn trên đường gặp lại cha con Kim Thúy Liên. Thúy Liên lúc này đã là тнιếρ
của Triệu Viên ngoại, nghĩ tới Lỗ Đạt vì giúp mình mà hủy hoại tiền đồ, đối mặt với áи тử нìин, phải lang bạt khắp nơi nên vô cùng cảm kích, cô đã cầu cứu Triệu Viên Ngoại ra tay cứu giúp. Triệu viên ngoại giới thiệu, ông đến tự viện Văn Thù ở núi Ngũ Đài xuống tóc làm hòa thượng, vì không còn cách nào khác Lỗ Trí Thâm buộc phải làm theo. Trí Chân trưởng lão đọc câu kệ tặng Pháp danh, rằng: “Linh Quang một điểm, giá trị ngàn vàng. Phật Pháp rộng lớn, ban tên Trí Thâm”. Ông đã có nơi an thân, mai danh ẩn tính sống qua ngày.

Nhiều khán giả từng thắc mắc Triệu Viên ngoại là một chức quan không hề nhỏ, nên sẽ có rất nhiều cách để xóa tội cho Lỗ Đạt hoặc cưu mang ông ở lại phủ của mình, nhưng tại sao lại để ân nhân của vợ lên chùa làm hòa thượng, mặc dù từ ngoại hình đến tính cách đều không có điểm nào phù hợp.

Sau nhiều năm phân tích, các fan của Thủy Hử đã đúc rút được dụng ý sâu xa của Triệu Viên ngoại.

Thứ nhất, ông muốn Lỗ Đạt ở trên chùa để tu tâm dưỡng tính, ngày ngày tụng kinh niệm phật sẽ giúp Lỗ Đạt kìm bớt lại bản tính nóng nảy của mình, tu thành chính quả. Thứ hai, Triệu Viên ngoại là một thí chủ của chùa, ông từng hứa sẽ giúp chùa thu nạp một hòa thượng, vì vậy Lỗ Đạt đến vừa hay giúp ông thực hiện lời hứa của mình. Thứ ba, Lỗ Đạt là ân nhân cứu mạng của Kim Thúy Liên, về tình về lý thì Kim Thúy Liên đều cần phải báo đáp. Nếu để Lỗ Đạt ở lại trong phủ, ngày ngày gặp gỡ Thúy Liên, không biết chừng hai người sẽ từ cảm kích chuyển thành cảm mến, Triệu Viên Ngoại lúc đó sẽ trở thành “nuôi ong tay áo”, tự mình hại mình.

Vì vậy, đưa Lỗ Đạt lên chùa là một biện pháp vẹn cả đôi đường, vừa thay vợ báo ơn lại giúp chính bản thân mình. Lỗ Đạt tuy không nguyện ý nhưng vì bước đường cùng nên buộc phải chấp thuận, sau khi xuất gia được đặt pháp hiệu mới là Trí Thâm. Lỗ Trí Thâm quy y vốn không xuất phát từ tâm, lại vẫn chưa rũ bỏ được những ân oán hồng trần nên nhiều lần phá giới, bị trụ trì đuổi đi khỏi chùa.

Sau nhiều năm phiêu bạt, có lúc lưu lạc giang hồ, có lúc an phận ở chùa làm hòa thượng trông coi vườn rau, cuối cùng, Lỗ Trí Thâm được Tấn Kim trưởng lão ở Thiếu Lâm tự cảm hóa, gạt bỏ được mọi yêu ghét thù hận, tránh xa mọi thị phi tranh đấu và nương nhờ cửa Phật. Một đời của hòa thượng Lỗ Trí Thâm là một chuỗi buông bỏ cộng thêm việc không ngừng hoàn thiện bản thân. Từ một hòa thường rượu thịt, không chịu giữ thanh quy giới luật đến vị hòa thượng từng bước tiến lên đài hoa sen, tu thành chánh quả. Đây quả thật là một trong những sự thay đổi lớn lao đối với cuộc đời Lỗ Trí Thâm.

Có lần, Lỗ trí Thâm từng một gậy thiền trượng đánh Phương Lạp ngã ngựa, lập được đại công. Tống Giang khuyên ông нσàи тụ¢ làm quan, cưới vợ sinh con, rạng rỡ tổ tông nhưng Trí Thâm nói rằng: “Sái gia lòng đã nguội lạnh, không muốn làm quan, chỉ mong tìm được một nơi thanh tịnh thân lập mệnh đã đủ lắm rồi”. Tống Giang khuyên ông làm sư trụ trì một ngôi chùa nổi tiếng trên núi, ông lại một mực cự tuyệt: “Không cần đâu! Nhiều nữa cũng vô dụng. Chỉ cần mong được tấm thân nguyên vẹn là tốt lắm rồi, không dám mong cầu gì hơn”.

Có thể nói, mục đích của Triệu Viên ngoại đã gần như đạt được, sau một thời gian xuất gia, Lỗ Trí Thâm đã hoàn toàn thay đổi, không còn là người nóng nảy mà đã trở nên điềm tĩnh, nhẹ nhàng hơn, muốn có cuộc sống êm đềm để không phải lăn lộn giang hồ nữa. Biết bao nhiêu chuyện ɢιếт ¢нó¢ trong quá khứ, giờ ông đã từ giã sự nghiệp khi đang trên đỉnh vinh quang, thứ gì cũng không cần, chỉ muốn một nơi thanh tịnh. Đời này không нσàи тụ¢, một thân khoác tăng bào đến phút cuối cùng.

Bản tính Lỗ Trí Thâm là một người căm ghét cái ác, “vì nghĩa quên thân”, vì vậy sẵn sàng lăn xả để bảo vệ chính nghĩa và công bằng. Ông là một trang nam tử hán đầu đội trời, chân đạp đất, đằng sau vẽ lỗ mãng ngang ngạnh là một trái tim đầy từ bi và thánh thiện. Không quan tâm vinh nhục được mất, không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để cứu giúp người khác, đâu đâu cũng vì người khác, chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Những chuyện chịu thiệt về mình ông đều đã chấp nhận còn những chuyện có lợi cho bản thân thì ông lại chẳng hề nghĩ đến.

Về sau, Lỗ Trí Thâm gia nhập Lương Sơn Bạc, ông được xếp vị trí thứ 13, ứng với sao Thiên Cô Tinh, là chức Bộ quân tổng Đại tướng của Lương Sơn thượng ty. Trải qua biết bao nhiêu năm tháng nhưng cái tên Lỗ trí Thâm vẫn để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả, đây chính là sự thành công nhất của một tác phẩm.

Rate this post