Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart

Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzburg. Cha của ông, Leopold là một nhà soạn nhạc, một giáo viên dạy vi-ô-lông và chỉ huy của một dàn nhạc giao hưởng địa phương. 

Mozart biết chơi đàn Cla-vơ-xanh khi mới lên 3. Ông đã có thể soạn độc tấu cho piano khi vừa tròn 5 tuổi.Khi vừa tròn 5 tuổi. Bản giao hưởng được ông viết khi lên 8 tuổi có tên là ” bản giao hưởng số 1 “Năm 12 tuổi ông bắt đầu chơi nhạc cho nữ hoàng Áo Maria Theresia tại kinh đô Viên, và bắt đầu soạn nhạc cho các vở opera La finta semplice và Bastien and Bastienne.. Wolfgang chưa bao giờ đến trường. Cha ông cũng chính là người đã dạy cho ông ngôn ngữ, địa lý, lịch sử, toán học và tất nhiên không thể thiếu âm nhạc.

Mozart sinh ra trong một gia đình đầy ấp yêu thương. Ông thích chơi hợp tấu với chị của mình và ông rất thân thiết với mẹ. 

Trong các tour diễn vòng quanh châu Âu, nơi mà ông phải biểu diễn trước mặt các vị vua, hoàng hậu và giới quý tộc của các nước khác, Leopold thường dắt theo Mozart. Khi trở lại Salzburg, Mozart bắt đầu làm việc cho tổng giám mục. Tuy nhiên, ông không thực sự hạnh phúc tại Salzburg. Ông không được trả công xứng đáng và tổng giám mục cũng không quan tâm nhiều đến âm nhạc.

Năm 1781, Mozart rời Salzburg để đến Vienna, một thị trấn nơi mà âm nhạc rất được xem trọng. Ở đây ông đã làm rất nhiều việc nhưng ông vẫn không thể trở nên giàu có. Một năm trước khi đến Vienna, Mozart kết hôn với Constanze Weber.

Mặc dù ông đã làm việc rất chăm chỉ, Wolfgang không thể kiếm đủ tiền để lo cho gia đình của mình. Sức khỏe của ông bắt đầu trở nên yếu đi và vào ngày 5 tháng 12 năm 1791, ông qua đời, có lẽ là do suy thận.

Âm nhạc của Mozart

Mozart là một thiên tài âm nhạc. Hầu hết các tác phẩm của ông chỉ nổi tiếng sau khi ông qua đời và ngày nay, mọi người ở mọi lứa tuổi đều thích phong cách âm nhạc nhịp nhàng của Mozart. Ông đã soạn hơn 40 bản giao hưởng. Một số bản là khúc dạo đầu của những vở nhạc kịch và kéo dài chỉ một vài phút, nhưng những bản khác là những tác phẩm âm nhạc thực sự với 4 phần và kéo dài trong nửa giờ. Bản giao hưởng cuối cùng và nổi tiếng nhất của ông là Nr. 41, có tên thường gọi là Jupiter.

Trong số 22 vở nhạc kịch của ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới như:  The Marriage of Figaro (1786), Don Giovanni (1787) là 2 vở nhạc kịch mà Mozart sáng tác bằng tiếng Ý. The Magic Flute có lẽ là vở nhạc kịch được viết bằng tiếng Đức nổi tiếng nhất của ông.

Ngoài ra Mozart còn sáng tác nhạc dành cho nhà thờ, chủ yếu là các nhà thờ ở Salzburg. Nhạc cụ chính của các tác phẩm này là đàn organ. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông là Requiem (Mass for the Dead) – đây là tác phẩm mà ông đã bắt đầu vào năm 1791 nhưng không thể hoàn thành trước khi qua đời.

Mozart cũng soạn những tác phẩm âm nhạc nhẹ nhàng và du dương được gọi là các bản dạ khúc, những tác phẩm này thường được biểu diễn tại các buổi hòa nhạc ngoài trời. Một trong những bản dạ khúc nổi tiếng nhất của ông là “A Little Night Music”. 

Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Mozart chỉ tập trung vào sáng tác những tác phẩm được chơi bởi một hoặc hai nhạc cụ. Ông thích viết những bản tứ tấu dành cho hai cây vĩ cầm, một cây đại hồ cầm và một cây viôlôngxen. Ông cũng soạn những bản sonata dành cho violong, piano và kèn flute. 

Dưới đây là một số tác phẩm của Mozart theo từng thể loại “K”, “KV ” 

Hành khúc

  • March in D major , K.62 
  • March in D major , K.189
  • March in D major , K.214
  • March in D major , K.237
  • March in D major , K.248
  • March in D major , K.249
  • March in D major , K.290
  • March in D major , K.335, số 1
  • March in D major , K.335, số 2
  • March in D major , K.408, số 1
  • March in D major , K.408, số 2

 Sonata dành cho dương cầm:

  • Piano Sonata số 1 Đô trưởng, K.279 ( mùa hè tại Munich năm 1774 )
  • Piano Sonata số 2 Fa trưởng, K. 280 ( mùa hè tại Munich năm 1774)
  • Piano Sonata số 3 Si giáng, K. 281 ( mùa hè tại Munich năm 1774 )
  • Piano Sonata số 4 Mi giáng, K. 282 (Mùa hè tại Munich năm 1774)
  • Piano sonata số 5 Sol trưởng, K. 283 (Mùa hè tại Munich năm 1774)
  • Piano Sonata số 6 Rê trưởng, K. 284 (mùa xuân  tại Munich  năm 1775)
  • Piano Sonata số 7 Đô trưởng, K. 309 (tháng 11 tại Mannheim  năm 1777)
  • Piano Sonata số 8 La thăng, K. 310 ( Mùa hè tại Paris năm 1778)
  • Piano Sonata số 9 Rê trưởng, K. 311 (tháng 11 Mannheim năm 1777)
  • Piano Sonata số 10 Đô trưởng, K. 330 (năm 1783 )
  • Piano Sonata số 11 ” Turkish Rondo ”  La trưởng, K. 331 (năm 1783)
  • Piano Sonata số 12 Fa trưởng, K. 332 (năm 1783)
  • Piano Sonata số 13 Si giáng, K. 333 (năm 1783)
  • Piano Sonata số 14 Đô thăng, K. 457 (tháng 10 tại Vienna năm 1784)
  • Piano Sonata số 15 Fa trưởng, K. 533/494 ( tháng 1 tại Vienna năm 1788)
  • Piano Sonata số 16 Đô trưởng, K. 545 (ngày 26 tháng 6 năm 1788 tại Vienna )
  • Piano Sonata số 17 Si giáng, K. 570 (tháng 2 năm  1789 tại Vienna)
  • Piano Sonata số 18 Rê trưởng, K. 576 (tháng 7 tại Vienna năm 1789)

Concerto dành cho dương cầm:

  • Piano Concerto số 1 Fa trưởng, K. 37
  • Piano Concerto số 2 Si giáng trưởng, K. 39
  • Piano Concerto số 3 Rê trưởng, K. 40
  • Piano Concerto số 4 Sol trưởng, K. 41
  • Piano Concerto số 5 Rê trưởng, K. 175
  • Piano Concerto số 6 Si giáng trưởng, K. 238
  • Piano Concerto số 7 Fa trưởng, K. 242
  • Piano Concerto số 8 Đô trưởng, K. 246
  • Piano Concerto số 9 Mi giáng trưởng, K. 271
  • Piano Concerto số 10 Mi giáng trưởng, K. 365
  • Piano Concerto số 11 Fa trưởng, K. 413
  • Piano Concerto số 12 La trưởng, K. 414
  • Piano Concerto số 13 Đô trưởng, K. 415
  • Piano Concerto số 14 Mi giáng trưởng, K. 449
  • Piano Concerto số 15 Si giáng trưởng, K. 450
  • Piano Concerto số 16 Rê trưởng, K. 451
  • Piano Concerto số 17 Sol trưởng, K. 453
  • Piano Concerto số 18 Si giáng trưởng, K. 456
  • Piano Concerto số 19 Fa trưởng, K. 459
  • Piano Concerto số 20 Rê thứ, K. 466
  • Piano Concerto số 21 Đô trưởng, K. 467
  • Piano Concerto số 22 Mi giáng trưởng, K. 482
  • Piano Concerto số 23 La trưởng, K.488
  • Piano Concerto số 24 Đô thứ, K. 491
  • Piano Concerto số 25 Đô trưởng, K. 503
  • Piano Concerto số 26 Rê trưởng, K. 537
  • Piano Concerto số 27 Si giáng trưởng, K. 595

Khiêu vũ :

  • 7 Menuets , K. 65a/61b
  • 4 Contredanses, K. 101/250a
  • 20 Menuets, K. 103
  • 6 Menuets , K. 104/61e
  • 6 Menuets , K. 105/61f
  • Menuet in E- flat, K. 122
  • Contredanse in B-flat, K. 123
  • 6 Menuets, K. 164
  • 16 Menuets, K. 176
  • 4 Contredanses, K. 267/271c
  • Gavotte in B-flat, K. 300
  • 3 Menuets, K. 363
  • 5 Menuets , K. 461
  • 6 Contredanses, K. 462/448b
  • 2 Quadrilles, K. 463/448c
  • 6 Geman Dances, K. 509
  • Contredanse in D, ” Das Donnerwetter”, K. 534
  • Contredanses in C, ” La Bataille “, K. 535
  • 6 German Dances, K. 536
  • 6 German Dances, K. 567
  • 12 Menuets , K. 568
  • 6 German Dances, K. 571
  • 12 Menuets, K. 585
  • 12 German Dances, K. 586
  • Contredanse in C , ” Der Sieg Vom Helden Koburg”, K. 587
  • 6 Menuets, K. 599
  • 6 German Dances, K. 600
  • 4 Menuets, K. 601
  • 4 German Dances, K. 602
  • 2 Contredanses, K. 603
  • 2 Menuets, K. 604
  • 3 German Dances, K. 605
  • 6 German Dances, K. 606
  • 5 German Dances, K. 609
  • Contredanse in G, K. 610

Sonata nhà thờ:

  • Church Sonata No. 1 K. 41h (1772)
  • Church Sonata No. 2 K. 68 (1772)
  • Church Sonata No. 3 K. 69 (1772)
  • Church Sonata No. 4 in D , K. 144 (1772)
  • Church Sonata No. 5 in F, K. 145 (1772)
  • Church Sonata No. 6 in B’, K. 212 (1775)
  • Church Sonata No. 7 in F , K. 241a (1776)
  • Church Sonata No. 8 in A , K. 241b (1776)
  • Church Sonata No. 9 in G , K. 241 (1776)
  • Church Sonata No. 10 in F , K. 244 (1776)
  • Church Sonata No. 11 in D , K. 245 (1776)
  • Church Sonata No.12 in C, K. 263 (1776)
  • Church Sonata No. 13 in G , K. 274 (1777)
  • Church Sonata No. 14 in C , K. 278 (1777)
  • Church Sonata No. 15 in C , K. 328 (1779)
  • Church Sonata No.16 in C , K. 329 (1779)
  • Church Sonata No. 17 in C , K. 336 (1780)

Organ:

  • Fugue in E-flat major, K. 153 (375f)
  • Fugue in G minor, K. 154 (385k)
  • Ouverture in C major, K. 399 (385i)
  • Fugue in G minor, K. 401 (375e)
  • Eine Kleine Gigue, K. 574
  • Adagio and Allegro in F minor for a Mechanical Organ , K. 594 (1790)
  • Fantasia in F minor for a Mechanical Organ , K. 608 (1791)
  • Andante in F for a Small Mechanical Organ , K. 616 (1791)

Opera:

  • Die Schuldigkeit des ersten Gebots , K. 35 (1767)
  • Apollo et Hyacinthus , K. 38 (1767)
  • Bastien und Bastienne , K. 50=46b (1768)
  • La finta semplice , K. 51 (1768)
  • Mitridate, re di Ponto , K. 87 (1770)
  • Ascanio in Alba , K. 111 (1771)
  • Betulia liberata , K. 118=74c (1771)
  • II sogno di Scipione I, K. 126 (1772)
  • Lucio Silla , K. 135 (1772)
  • Thamos , Konig in Agypten  (1773, 1775)
  • La finta giardiniera , K. 196 (1774–75)
  • II re pastore , K. 208 (1775)
  • Zaide , K. 344 (1779)
  • Idomeneo , K. 366 (1781)
  • Die Entfuhrung aus dem Serail , K. 384 (1782)
  • L’oca del Cairo , K. 422 (1783)
  • Lo sposo deluso , K. 430
  • Der Schauspieldirektor , K. 486 (1786)
  • La nozze di Figaro , K. 492 (1786)
  • Don Giovanni , K. 527 (1787)
  • Cosi fan tutte , K. 588 (1789)
  • Die Zauberflote , K. 620 (1791)
  • La clemenza di Tito , K. 621 (1791)

 

Rate this post