Chính xác, Nguyễn Văn Siêu là thầy dạy vua Tự Đức
Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), húy là Định, sau đổi thành Siêu, tên tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình. Ông là con của thầy đồ nghèo, quê gốc ở làng Lủ, huyện Thanh Trì (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo cuốn Danh nhân Hà Nội, từ nhỏ Nguyễn Văn Siêu đã nổi tiếng về tư chất thông minh và tài năng văn học. Năm 12 tuổi, cậu học trò này tự làm một bức hoành phi và một đôi câu đối dán ở buồng học.
“20 tuổi, Nguyễn Văn Siêu đến tập văn bài tài nhà danh nho Phạm Quý Thích, được tiếng là hay chữ. Với quan niệm đạo vô khúc kính, ông không vội đi thi để tìm đường vào quan lộ. Mãi đến năm 26 tuổi, Nguyễn Văn Siêu mới sắm sửa lều chõng đi thi. Ngay lần đầu tiên, ông đỗ Á nguyên ở trường thi Hà Nội”, sách này viết.
Tài liệu nghiên cứu của tác giả Trần Lê Sáng (Viện nghiên cứu Hán Nôm), cũng cho hay khi học với tiến sĩ Phạm Quý Thích, Nguyễn Văn Siêu dốc chí học tập, “đêm khuya che đèn ghi chép, chưa từng bỏ sót một chữ”.
Hơn 10 năm sau khi đỗ cử nhân thứ hai trong khoa thi Hương (năm 1825), Nguyễn Văn Siêu lại đỗ phó bảng khoa thi Hội (năm 1838). Lúc này, ông được triều đình nhà Nguyễn giao giữ chức Kiểm thảo ở Hàn Lâm Viện, sau thăng lên Nội các, kiêm chức Thị giảng phụ trách việc dạy dỗ các hoàng tử Hồng Bảo, Hồng Nhậm (sau này là vua Tự Đức).
Theo nhiều tài liệu ghi lại, Nguyễn Văn Siêu viết chữ xấu. Vua Tự Đức từng làm thờ đùa rằng:
Thần đâu mà chữ xấu như ma
Lem lọ cho người ngó chẳng ra
Nếu phải họa phù trừ quỷ tặc
Khôn thiêng thì phải hộ Hoàng gia.
Câu 2: Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng với tính cách gì?
a. Khéo léo, không để mất lòng ai
b. Thắng thắn, ai thích thì chơi, không thích thì thôi