Cây sung có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc tại nhà

5/5 – (2 bình chọn)

Cây sung là loại cây cảnh sân vườn đẹp và mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Tuy nhiên, đến nay vẫn có không ít người thắc mắc rằng cây sung có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc tại nhà như thế vào? Vậy thì hôm nay, sân vườn Xanhou sẽ giúp quý khách giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Cây sung có ý nghĩa gì?

Theo một vài quan niệm về mặt phong thủy, cây sung mang lại sự “sung túc” và viên mãn cho gia chủ. Chúng nằm trong bộ tứ linh “Đa – sung – sanh – si” và tam đa “Phúc – Lộc – Thọ”. Chính vì vậy, nó không những được trồng phổ biến trong sân vườn của khách hàng mà còn được trưng bày trong mâm ngũ quả ngày tết. Nó mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sung túc cho người trồng.

Không những thế, với những người hợp mệnh, cây sung sẽ thúc đẩy sự thăng tiến và thành công trong tương lai cho khách hàng. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho gia chủ trong việc làm ăn, kinh doanh. Đồng thời với mệnh Mộc và Hỏa, việc trồng cây sung phong thủy trong nhà hoặc sân vườn giúp mang lại ấm no, sum vầy, hạnh phúc.

Tác dụng của cây sung

Không chỉ có tác dụng làm đẹp cho khung cảnh sân vườn của gia chủ, mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy mà cây sung còn trở thành loại “dược liệu quý” trong các bài thuốc dân gian hiện nay. Nó có khả năng ngăn ngừa huyết áp, ngăn ngừa táo bón, trĩ… Đồng thời thích hợp để chữa viêm khớp, mụn nhọt, lở loét hoặc phòng trừ loãng xương, ung thư hoặc tiểu đường. Chúng xoa dịu tinh thần của người bệnh, giúp khách hàng thư giãn, xua tan đi những áp lực trong công việc hằng ngày.

Ngoài ra, quả sung có công dụng rất lớn trong quá trình làm đẹp của các chị em phái đẹp. Chúng ngăn ngừa mụn cóc, mụn đầu đen, giúp cho da sáng và khỏe hơn. Hơn thế, với những mẹ bầu, việc hầm xương bằng quả sung còn giúp lợi sữa, thoát khỏi cảnh táo bón cho các bé.

Chiêm ngưỡng các loại cây sung đẹp nhất Việt Nam

Để sở hữu không gian sân vườn đẹp, thúc đẩy giá trị phong thủy trong nhà, quý khách có thể chiêm ngưỡng các loại cây sung đẹp nhất Việt Nam hiện nay như:

Cây sung bonsai

Cây sung bonsai là loại cây được đông đảo “dân chơi cảnh” săn đón, lựa chọn làm biểu tượng trang trí sân vườn nhà mình. Chúng không chỉ có tác dụng làm đẹp, tạo cảm giác sang trọng, quý phải mà còn thúc đẩy quá trình “rước tài lộc”, mang “phú quý” về nhà. Những đường nét uốn lượn vừa mềm mại, uyển chuyển lại có phần khỏe khoắn, dứt khoát.

Khách hàng sẽ được chiêm ngưỡng “tuyệt cảnh” nghệ thuật độc đáo cho người trồng hình thành và tô vẽ nên. Đây là yếu tố nổi bật giúp cho sân vườn, nhà ở của gia chủ trở nên sang trọng và độc đáo hơn. Nó khiến cho người chiêm ngưỡng phải trầm trồ, sửng sốt trước vẻ đẹp thi vị, mới lạ.

Cây sung cảnh

Không kém cạnh các loại cây sung bonsai, cây sung cảnh cũng trở thành biểu tượng cây trồng sân vườn đẹp, hợp phong thủy được lựa chọn trong năm 2022. Nét đặc trưng nổi bật của loại cây này là thân gỗ, kích thước tương đối thấp được uốn lượn nhiều cành. Mỗi một cây sung cảnh đều có một cách thức “xây dựng” nghệ thuật khác nhau.

Do vậy, khách hàng có thể lựa chọn loại sung cảnh mà mình yêu thích nhất, tân trang cho chậu trồng. Đồng thời tạo nên những nét chấm phá trên cây và cách thức trang trí khiến cho sung cảnh sân vườn trở nên độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Cây sung cảnh mini

Cây sung cảnh mini là biểu tượng thu nhỏ của cây sung cảnh. Nó được đúc tạc từ các hình dáng uốn lượn uyển chuyển, mềm mại. Kích thước lá và nhánh cây của chúng tương đối nhỏ, chỉ giao động từ 0,2 đến 1m, tùy theo chủng loại.

Chính vì thế, cây sung cảnh mini được trang trí trong nội thất nhà ở, đặt trên bàn làm việc hay góc nhỏ của căn nhà. Nó không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian trưng bày mà còn lọc không khí, sản sinh là vận khí tươi mới, kích thích khả năng thăng tiến và tài lộc cho gia chủ.

Cây sung thế

Cây sung thế thường được trồng trong chậu và trưng bày trước nhà. Nó mang lại vẻ đẹp tao nhã, thanh lịch cho không gian trưng bày. Đồng thời tượng trưng cho phú quý, tài lộc cho gia chủ. Điều này không chỉ giúp sân vườn của khách hàng trở nên độc đáo, cuốn hút hơn mà còn mang lại nhiều may mắn và phát tài.

không chỉ vậy, cây sung thế còn thích nghi được với nhiều môi trường sống, chống lại những khắc nghiệt của thời tiết và sinh trưởng tốt. Do đó, gia chủ tiết kiệm được tối đa thời gian tưới nước và chăm sóc hằng ngày.

Cây sung có mấy loại?

Cây sung có 6 loại phổ biến chính như: cây sung mỹ, cây sung rừng, cây sung ngọt, cây sung dâu, cây sung nếp và cây sung tẻ. Mỗi một loại đều mang những dáng vẻ, màu sắc, loại quả khác nhau. Tùy thuộc vào phong thủy gia đình và sở thích cá nhân mà gia chủ có thể lựa chọn cây sung khác nhau. Sao cho chúng mang lại hiệu quả tốt nhất, phù hợp với không gian nhà ở, sân vườn của gia đình.

Tuy nhiên để làm nổi bật lên phong cách sang trọng cùng đẳng cấp cao quý của gia đình, khách hàng nên trồng cây sung mỹ. Đặc biệt với những yếu tố cảnh quan sân vườn, đây là lựa chọn không thể bỏ lỡ cho gia chủ mỗi khi trang trí và xây dựng không gian nghỉ dưỡng.

Nên trồng cây sung ở đâu?

Không kén chọn như các loại cây phong thủy khác, cây sung có thể trồng ở bất cứ vị trí nào mà gia chủ muốn. Tuy nhiên chỗ đó phải thông thoáng, không chắn ngay lối đi và không phạm phải những điều kiêng kỵ trong sân vườn.

Thông thường, vị trí trồng thích hợp nhất của cây sung là ở trước nhà. Nó có khả năng hấp thụ nguồn khí mới và lấn át âm khí xảy đến trong gia đình. Chúng hóa giải những điều xấu trở thành tốt và xui trở thành may. Điều này giúp cho cuộc sống của gia chủ trở nên sung túc, an nhiên.

Hơn thế, nếu cây sung được trồng ở cạnh hòn non và thác nước sẽ góp phần trang trí thêm cho tiểu cảnh sân vườn. Đồng thời mang lại nhiều giá trị phong thủy mà người trồng muốn hướng đến.

Cách tạo dáng cây sung cảnh

Tạo dáng cây là việc làm không thể thiếu của gia chủ mỗi khi xây dựng cây sung bonsai hoặc cây sung cảnh. Quy trình của nó cũng vô cùng đơn giản, không mất nhiều thời gian và bất cứ “người làm vườn” nào cũng có thể làm được.

–         Đầu tiên, khách hàng nên cắt tỉa lá và những cành sà vào nhau. Đồng thời cắt bỏ đi những nhánh cây xấu hoặc cành yếu ớt. Việc làm này sẽ giúp quá trình uốn cây diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Đặc biệt, cành cây sẽ không bị giòn, gãy trong quá trình tiến hành tạo dáng.

–         Tiếp đến, gia chủ tiến hành uốn cây từ trong ra ngoài. Ưu tiên uốn thân chính, cành chính rồi mới đến những cành quanh thân cây. Điều này diễn ra từ lớn đến bé và từ trong ra ngoài.

–         Sau khi đã uốn cành cây, nhánh cây, khách hàng sử dụng kẽm để cố định nếp uốn. Đường quấn chéo phải tạo với gốc một góc 45 độ và không được cột kẽm quá lỏng hoặc quá chặt. Các thao tác này phải diễn ra linh hoạt, tùy theo mối uốn của người tạo.

Đối với những cây phát triển tốt, việc tạo dáng cây sung cảnh sẽ mất từ 4 đến 5 tháng tùy theo giai đoạn và khả năng sinh trưởng của cây. Trong quá trình này, khách hàng tuyệt đối không nên tháo dây kẽm quá sớm, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng hồi nếp khiến cây trở lại hình dạng ban đầu. Đồng thời nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước giúp cho sung cảnh trở nên trong xanh và tươi mới hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây sung tại nhà

Cách trồng và chăm sóc cây sung tại nhà cũng vô cùng đơn giản. Chúng gói gọn trong các bước dưới đây:

Cách trồng

Hiện nay, có 3 phương pháp trồng cây sung chính là giâm cành, chiết cành và gieo hạt. Tuy nhiên, cách trồng phổ biến nhất vẫn là gieo hạt. Khách hàng có thể dựa vào quy chuẩn này để gieo trồng và thu lại thành quả tốt như:

–         Chuẩn bị đất trồng: Chính vì loại cây thân gỗ, sống lâu năm nên cây sung cần rất nhiều đất để cung cấp chất dinh dưỡng. Do vậy, khách hàng cần chuẩn bị môi trường sống kỹ lưỡng bằng việc lựa chọn loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Thông thường gia chủ nên trộn các loại phân hữu cơ để giúp cho cây sung sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

–         Chọn giống: Đối với hạt giống, gia chủ nên lựa chọn những loại hạt to chắc, kháng sâu bệnh tốt. Cũng làm tương tự như vậy đối với cách chọn cây non. Việc trồng cây chắc khỏe và hạt giống tốt sẽ giúp sung cảnh sinh sôi, nảy nở và ra nhiều lộc.

–         Cách trồng: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đất trồng và hạt giống hoặc cây giống, gia chủ nên đặt chúng vào chậu và tạo môi trường sống thích hợp cho cây. Nên cắt tỉa bớt lá non, cho thêm đất lấp rễ cao khoảng 3 đến 5cm. Đồng thời tưới thêm nước để tăng độ ẩm cho cây sung.

Trong quá trình trồng, gia chủ nên điều chỉnh linh hoạt theo đúng quy chỉnh và chủng loại của sung. Song song với đó là kết hợp các biện pháp chăm sóc hữu hiệu để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Cách chăm sóc

Cũng tương tự như cách trồng, cách chăm sóc cây sung phụ thuộc vào các yếu tố như: nước, phân bón, ánh sáng và cách tỉa. Gia chủ nên cung cấp đủ các thành tố theo đúng liều lượng và khả năng thích ứng của cây:

–         Nước: Nên tưới 2 đến 3 lần/ tuần. Không nên tưới quá nhiều vì cây sung thích hợp với điều kiện khô hạn, có ánh sáng. Đồng thời bộ rễ của cây sung vô cùng chắc khỏe, có khả năng hút các chất dinh dưỡng tốt nên rất dễ bị ngập úng nếu cung cấp quá nhiều lượng nước. Chúng không chỉ gây ra tình trạng dư thừa, lãng phí mà còn dẫn đến tình trạng chết cây.

–         Ánh sáng: Chính vì điều kiện tự nhiên và môi trường sống, nên đưa cây sung ra những vị trí có ánh sáng tốt, đặc biệt là cái nắng gay gắt của mùa hè. Như vậy, cây sẽ dễ dàng quang hợp, hấp thu chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt.

–         Bón phân: Gia chủ không cần bón quá nhiều phân, chỉ nên bón thúc khi sung chuẩn bị ra hoa.

–         Cắt tỉa: Nên cắt tỉa 3 đến 4 lần/tháng để loại bỏ hết những cành cây hoặc lá cây bị hư. Song song với đó là tạo tính thẩm mỹ cho cây bằng cách giữ lại những chiếc lá làm tâm điểm.

Quá trình chăm sóc cây sung tại nhà vô cùng đơn giản. Do đó, gia chủ cũng không cần lưu ý nhiều. Chỉ nên tạo môi trường sống đủ ánh sáng, tưới nước và cắt tỉa gọn gàng.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà sân vườn Xanhou đã tổng hợp và đúc kết lại được. Hy vọng nó sẽ là hành trang giúp cho gia chủ có được những hiểu biết, kỹ năng chăm sóc cây sung tốt trong tương lai.

 

Chia sẻ ngay

Rate this post