Câu Nói “ Cuộc Đời Đẹp Nhất Là Trên Trận Tuyến Đánh Quân Thù ” Là Của Ai? A

*****

(randy-rhoads-online.com) -Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” từng trở thành thần tượng của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Giờ đây gặp lại ông, những dòng chảy về lịch sử, về quá khứ đấu tranh cách mạng lại trở về rõ nét.

Bạn đang xem: Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù

Chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1971 là một chiến dịch mà ở đó, cuộc chiến giữa ta và địch diễn ra cam go, ác liệt. Đại đội trưởng Lê Mã Lương đã cùng mọi người trong đơn vị làm nên chiến thắng. Cũng chính tại chiến dịch này, Lê Mã Lương ngoài bị thương hỏng mắt trái, trên mình anh còn hàng chục vết thương khác, được xác định thương binh loại 3/4.

Bây giờ, mỗi khi nhớ lại kỷ niệm xưa, ông lại cùng người thân đi thăm lại đồng đội cũ của mình tại Nghĩa trang đường 9.

Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương chia sẻ ông rất nhớ đồng đội, những người bạn của mình đã hi sinh vì đất nước.

Từ 1968 đến năm 1974, Lê Mã Lương đã tham gia nhiều chiến dịch đánh ác liệt ở đường 9 Nam Lào, Lao Bảo, Cửa Việt, Quảng Nam, Đà Nẵng. Qua 14 trận đánh lớn, ông đã cùng đồng đội lập được nhiều chiến công, tiêu diệt 53 tên Mỹ, bắn cháy 1 xe tăng, máy bay, trực thăng HU-1A của địch.Chính vì thế, khi mới 21 tuổi đời, 3 tuổi quân, Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang, là một trong những anh hùng trẻ nhất cả tuổi đời, lẫn tuổi quân ở nước ta.

Đại tá Nguyễn Trọng Hàm cho biết: Câu nói: “cuộc đời đẹp nhất trên trận tuyến chống quân thù” của Lê Mã Lương là câu nói bất hủ, là tấm gương cho thế hệ hôm nay noi theo. Tôi luôn trân trọng lê Mã Lương, một con người đã quên hết bản thân mình vì đất nước.”

Khi đất nước hòa bình, ông học khoa Sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội mà năm xưa đã bỏ dở để lên đường chiến đấu. Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ và được bổ nhiệm làm Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu.

Vào thời bình ông lại miệt mài học hỏi phấn đấu và cống hiến

Năm 2006, ông chính thức được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng. Có lẽ, đối với người dân ông đã trở thành một vị Tướng nhận được sự kính trọng không chỉ vì những chiến công của ông mà còn ở cả tính cách và sự gần gũi, bình dị của con người ông. Nhưng khi nói về những đóng góp của mình, Lê Mã lương cho rằng, nhờ có gia đình, vợ con ông mới có thể làm được những điều đó.

Xem thêm: Dịch Sang Ti Ế Tiếng Anh Là Gì ? Ế Chồng Tiếng Anh Là Gì

Cô Lê Thị Bích Đào, vợ anh hùng Lê Mã Lương kể lại: “Hồi chiến tranh, những khó khăn vất vả ở hậu phương tôi chịu hết, miễn sao để anh yên tâm công tác ngoài mặt trận. Giờ đây, khi anh đã có tuổi tôi vẫn luôn chăm lo giữ gìn sức khỏe cho anh để anh làm tốt các công tác xã hội khác.”

Gần 50 năm đứng trong hàng ngũ của người lính bộ đội cụ Hồ, 46 năm là Đảng viên Cộng sản, trong đó, có 17 năm là người lính đi chiến đấu ở khắp các mặt trận – Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương, người góp phần làm nên lịch sử, sẽ luôn được mọi người yêu quý.

Rate this post