Cách trang trí mâm cỗ trung thu đẹp mắt, ấn tượng mà bạn nên biết
Ngày 15/8 âm lịch hằng năm chính là ngày Tết trung thu, là ngày mà mọi gia đình Việt sum vầy bên cạnh mâm cỗ trung thu ấm áp, cùng ăn bánh uống trà và ngắm trăng tròn. Đây cũng là dịp rất nhiều các lễ hội, các hoạt động biểu diễn văn nghệ vui chơi dành cho các bạn nhỏ.
Trong ngày lễ Trung thu, việc quan trọng nhất trong ngày này chính là chuẩn bị mâm cỗ lễ trung thu để thờ kính ông bà, tổ tiên. Vậy mâm cỗ trung thu gồm những gì? Trang trí như thế nào? Hãy cùng chanhtuoi tìm hiểu ngay trong chủ đề ngày hôm nay bạn nhé!
Mâm cỗ trung thu là gì?
Từ xa xưa cho đến nay, việc chuẩn bị mâm cỗ lễ trung thu luôn là công đoạn vô cùng thiêng liêng trong ngày lễ truyền thống này. Đây là cách để con cháu bày tỏ lòng biết ơn thờ kính với tổ tiên, cũng là dịp để mọi người thân trong gia đình vui vẻ, hạnh phúc bên nhau.
Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ lễ trung thu sẽ có bánh trung thu, mâm ngũ quả, bánh kẹo,… Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những đặc sắc văn hóa riêng, từ đó mà cách trang trí, các loại hoa quả bánh kẹo cũng có những nét riêng. Tất cả sẽ được trang trí sao cho đẹp mắt và vun đầy để cầu may mắn cũng như phúc lành cho gia chủ.
Mâm cỗ trung thu có những gì?
Bánh trung thu
Bánh trung thu luôn là loại bánh quan trọng nhất được bày lên mâm cỗ lễ trung thu. Trong truyền thống tại Việt Nam có 2 loại bánh truyền thống là bánh dẻo và bánh nướng.
Cũng vì sự quan trọng của loại bánh này mà khi bạn lựa chọn, hãy chọn ngay những thương hiệu bánh nổi tiếng như Kinh Đô, Madame Hương, Bibica,… Các thương hiệu lớn sẽ luôn có rất nhiều mẫu mã hình thức, thiết kế sang trọng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn, phù hợp với nhu cầu của mình và đảm bảo an toàn nhất.
Các loại bánh khác
Bên cạnh bánh trung thu để bày trí trong mâm cỗ của các gia đình thì bạn có thể bày biện, trang trí thêm các loại bánh khác như bánh quy trứng giòn tan, bánh bông lan xốp mềm, bánh quế, bánh đậu xanh hay các loại bánh gia truyền khác,…
Tùy vào nhu cầu và sở thích của các thành viên trong gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại bánh phù hợp nhất cho mâm cỗ ngày Tết trung thu của gia đình.
Trái cây
Người Việt Nam khi bày biện tất cả các loại mâm cỗ cúng thì chắc chắn không thể thiếu trái cây được, nhất là vào ngày Tết trung thu. Các loại trái cây được lựa chọn để trang trí mâm cỗ tương đối đa dạng như đu đủ, chuối, bưởi, táo, dưa hấu, hồng đỏ,…
Bằng sự khéo léo của bạn trái trên mâm cỗ trung thu sẽ được trang trí với kiểu dáng bắt mắt, thu hút ánh nhìn. Bên cạnh đó, khi bày biện trái cây trong mâm cỗ bạn cũng cần chú ý đến màu sắc của trái cây, nên có quả xanh quả chín xen kẽ nhau điều này góp phần giúp cân bằng âm dương theo phong thủy sẽ rất tốt cho gia đình bạn.
Lồng đèn
Văn hóa ngày Tết trung thu truyền thống tại Việt Nam không thể nào thiếu được những chiếc lồng đèn với nhiều màu sắc bắt mắt, thu hút, nổi bật. Chính vì vậy mà khi bày biện mâm cỗ cúng ngày Tết trung thu gia đình bạn không thể thiếu những chiếc lồng đèn được.
Lồng đèn vừa đem đến sự thẩm mỹ cao cho mâm cỗ mà chúng còn là món quà cực kỳ ý nghĩa dành cho các bé trong nhà. Bạn có thể lựa chọn loại đèn lồng truyền thống như đèn ông sao, đèn kéo quân hay đèn con thỏ,…
Dưới ánh trăng ngày rằm tháng 8 những chiếc lồng đèn tỏa sáng lung linh sẽ khiến cho đêm trung thu của gia đình bạn cực kỳ ý nghĩa và đáng nhớ.
Hướng dẫn trang trí mâm cỗ trung thu đẹp và bắt mắt
1.Cách bày trí mâm cỗ miền Bắc
Mâm ngũ quả Trung Thu miền Bắc thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – đây là những loại quả thường có vào mùa thu ở miền Bắc.
Bày nải chuối ở dưới cùng để làm đế chắc chắn, bên trên đặt một quả bưởi còn đủ cành lá, rồi xếp quýt, hồng, đào vào những chỗ còn trống còn lại sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
Khi bày mâm quả, có thể xếp thêm ớt xen kẽ vào khoảng trống giữa nải chuối để mâm quả có đủ ba màu đỏ – vàng – xanh. Đủ vị đủ sắc tượng trưng cho quy luật âm dương, cân bằng.
Trên mâm cỗ lễ trung thu miền Bắc cũng không thể thiếu bánh trung thu dẻo truyền thống vuông, tròn, các dòng bánh tạo hình con lợn, cá chép… Và đặc biệt là hương vị cốm-món quà của lúa non được dùng để thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng.
2. Cách bày trí mâm cỗ miền Trung
Khác với miền Bắc có khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu miền Trung khá khắc nghiệt, không có nhiều hoa trái nên mâm cỗ trung thu miền Trung cũng khá đơn giản, không quá câu nệ về hình thức.
Vào dịp lễ Trung thu, người miền Trung thường có gì cúng nấy, chủ yếu là lòng thành tâm dâng kính tổ tiên.
Tuy nhiên, không vì thế mà ngày rằm tháng 8 nơi đây trở nên sơ sài, ngược lại, thời điểm này còn trở thành dịp để mọi người vui chơi với nhiều trò chơi, tổ chức lễ hội vô cùng độc đáo.
3. Cách bày trí mâm cỗ miền Nam
Miền Nam là nơi đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa cùng với con người hào sảng mang đến một mâm cỗ lễ trung thu với đa dạng nhiều loại trái cây, bánh trái.
Mâm ngũ quả miền Nam thường được chuẩn bị theo đúng câu “Cầu sung vừa đủ xài”, cho nên các loại trái cây trong mâm ngũ quả thường là mãng cầu tây hoặc ta đều được, đôi dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người miền Nam còn chuẩn bị thêm ba trái dứa để ở dưới mâm trái cây mang ý nghĩa vừng vàng, đông con đông cháu.
Bày những quả to, nặng như dừa, dứa, mãng cầu, đu đủ lên trước để tạo thế rồi mới xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp. Điểm thêm một vài trái sung để mâm ngũ quả thêm đầy đặn.
Tham khảo thêm video hướng dẫn bày trí mâm cỗ trung thu:
Hướng dẫn tạo hình các con vật để bày mâm cỗ trung thu
1. Tạo hình chó bưởi
Chuẩn bị:
- Chọn đu đủ, dưa vàng hoặc dưa hấu loại thuôn nhỏ, dài để làm thân chó.
- Chọn cam, táo hoặc lê làm đầu chó.
- 3 – 4 quả bưởi cần chọn loại bưởi trắng, tép dài, khô.
- Ớt hoặc giấy màu làm lưỡi.
- 2 hạt nhãn làm mắt.
- 2 que xiên dài.
- 1 hộp tăm nhọn.
- Giỏ hoặc đĩa để trang trí.
Cách làm:
Bước 1: Tạo hình cho chú chó
Cắt vát phần đầu quả dưa và quả táo, nối chúng với nhau bằng que xiên, lưu ý để đầu cao hơn thân.
Cắt bằng phần đáy quả dưa để có thể đặt chú cún nằm cố định, thăng bằng trên giỏ hoặc đĩa.
Bước 2: Phủ lông bằng tép bưởi
Gọt bưởi, tách múi và bóc xòe múi bưởi ra nhưng vẫn để múi dính vào vỏ.
Bước 3: Tân trang cho chú chó thêm xinh
- Dùng vỏ bưởi, gọt và gắn thành hai tai cún rũ xuống.
- Dùng 4 múi bưởi bóc trần làm chân cho cún.
- Dùng hai hạt nhãn gắn mắt.
- Dùng quà ớt hoặc cắt vỏ bưởi làm lưỡi gắn cho chú cún.
- Dùng giây ruy băng thắt nơ gắn cho chú cún thêm điệu đà.
2. Tạo hình cá chép bằng dưa hấu
Chuẩn bị:
- 1 quả dưa hấu tròn, già dưa.
- 1 dao nhọn.
- 1 vài que tăm nhọn.
- 1 thìa múc dưa.
- 1 bát đựng dưa.
Cách làm:
Bước 1: Đặt dưa nằm ngang, dùng tăm vẽ nhẹ một hình bầu dục ở phía trên dưa, vẽ rộng bằng miệng bát tô cho dễ múc dưa.
Bước 2: Dùng chính thìa múc dưa để tạo hình. Chỉ dùng một nửa đường tròn của thìa múc dưa, cắm sâu vào vỏ dưa cho sắc nét, các nửa tròn này liên tiếp nhau viền theo hình bầu dục bạn vừa vẽ.
Bước 3: Sau khi tạo được một hình bầu dục có viền lượn sóng, dùng dao nhọn khoét dưa theo đường biên trong của đường lượn sóng đó, rồi nhấc riêng phần đó ra, dưa hấu rất dễ tách, nhất là khi bạn chọn quả già, những phần dưa thừa sát đường viền lượn sóng được nhấc ra bỏ đi.
Bước 4: Dùng thìa múc hai quả dưa nhỏ tại vị trí mắt cá, mỗi quả dưa nhỏ sẽ có một phần vỏ là phần chính mắt cá. Dùng dao gọt tỉa bớt một đường viền bao hốc mắt vừa tạo. Đặt mắt cá lại đúng vị trí, gắn bằng tăm nhọn. Mắt cá bằng vỏ dưa xanh sẽ nổi bật trên nền cùi trắng của dưa nhờ việc bạn vừa tỉa hốc mắt.
Bước 5: Dùng thìa múc những viên dưa hấu tròn sang bát đựng dưa. Múc cả dưa ở phần chữ nhật vừa tách rời và phần còn lại trong quả dưa. Cách múc dưa như sau:
Úp thìa xuống mặt dưa, ấn sâu cho ngập thìa, làm từ từ giúp dưa tứa nước dễ dàng qua lỗ thoát nước ở đáy thìa đang úp ngược.
Nghiêng thìa sang phải và xoay cán thìa một vòng tròn đều giúp cho thìa đang úp xuống thành ngửa lên, bên trong thìa là một viên dưa tròn nhỏ.
Nhấc thìa và dưa trong lòng thìa ra khỏi quả, đổ vào tô đựng dưa. Làm lần lượt cho hết phần dưa cần múc.
Để thêm sinh động, bạn có thể dùng thìa múc dưa để múc thêm các loại quả ruột mềm khác như thanh long, dưa vàng, đu đủ…
Bước 6: Dùng dao cắt chéo 45º từ vị trí gần cuống dưa vào sâu quả dưa tầm 7 – 9 cm. Khi nhấc dao ra, vỏ dưa già sẽ tách khẽ tự nhiên như miệng cá.
Bước 7: Tạo vây lưng cá chép bằng cách dùng dao múc dưa khoét liên tiếp để được một đường lượn sóng quanh hình bầu dục dẹp trên vỏ miếng dưa bỏ ra lúc đầu, rồi dùng dao cắt theo hình lượn sóng. Phần vỏ dưa còn lại dùng dao tỉa hình đuôi cá giống chiếc nơ hình hai chiếc lá châu đầu lại. Dùng tăm nhọn để cắm nối vây lưng và đuôi vào cá chép.
Bước 8: Để tạo vây bên mình cá chép, bạn chỉ cầ dùng thìa múc dưa khoét 3 nửa tròn liên tiếp tạo đường lượn sóng ngắn, không cần khoét quá sâu như trên lưng cá, chỉ ngập thìa chừng 1cm rồi dùng dao rạch chéo hai đường kéo dài từ điểm cuối của hai đầu đường lượn sóng ngắn. Dùng dao tỉa tách nhẹ miếng vây bên vừa tạo cho chúng nổi bật ra khỏi mình cá.
Bước 9: Trộn salad hoa quả từ trong bát hoặc đơn giản là đổ các viên dưa cùng những loại hoa quả khác vào trong mình cá chép đã tỉa.
3. Cách làm chú nhím bằng quả lê và nho
Chuẩn bị:
- 1 trái lê xanh.
- 1 chùm nho xanh.
- 1 quả nho đen.
- Que tăm.
- Dao
Cách làm:
Bước 1: Chia quả lê thành 2 phần, phần bầu tròn và phần đầu nhọn. Dùng dao gọt nhẹ lớp vỏ của phần đầu nhọn quả lê để làm đầu con nhím.
Bước 2: Lấy tăm xuyên qua quả nho xanh.
Bước 3: Lấy những cây tăm đã xuyên quả nho xanh, ghim kín phần bầu tròn của quả lê làm lông nhím. Cuối cùng gắn mũi và ghim thêm đôi mắt, có thể dùng hạt đậu đen làm đôi mắt.
4. Tạo hình chú cá từ quả thanh long
Từ quả thanh long, chỉ cần biến tấu đi một chút bạn đã có thể làm thành hình những chú cá đỏ rực rỡ trong mâm ngũ quả Trung thu rồi. Bạn hãy làm thành một đàn cá từ 3 đến 4 con để mâm ngũ quả trở nên sinh động hơn.
5. Tạo hình con công bằng quả bí ngồi
Chuẩn bị:
- 1 quả dứa chín, chưa gọt
- 1 quả bí ngòi dài, thon
- 8 quả ớt dài Đà Lạt
- 10 quả ớt chín loại nhỏ
- xốp thường dùng để cắm hoa
- 2 hạt nhãn
- 1 miếng cà rốt
Cách làm:
- Bước 1: Cắt quả bí ngòi để lấy phần ngọn, phần thon nhất rồi gắn chặt với phần dưới của quả dứa chín bằng tăm.
- Bước 2: Tiếp tục dùng tăm nhọn gắn các quả ớt đỏ loại to vào hai bên thân công, những quả ớt nhỏ thì gắn ở phần dưới cổ.
- Bước 3: Bạn gọt miếng cà rốt nhọn để gắn làm miệng công, hai hạt nhãn để làm mắt và cuối cùng uốn cong cây xốp thành các nhánh nhỏ để gắn làm mào cho công là hoàn thành.
6. Tạo hình con công từ củ cà rốt
Chuẩn bị:
- 1 củ cà rốt
- 1 quả dứa
- 4 lá vạn tuế (hoặc lá dừa nhựa)
- Dao
- Giấy màu (màu cam và màu đen)
- Keo dán
Cách làm:
Bước 1: Bạn cắt đầu, đuôi, bỏ vỏ cà rốt sau đó vót cho phần đuôi cà rốt tròn lại thành hình của đầu công rồi khéo léo gọt cho có một đầu nhọn để làm mỏ con công.
Bước 2: Để tiếp tục cách làm con công từ hoa quả cà rốt bạn cắt giấy màu cam thành một hình vuông với chiều dài 10cm, chiều rộng 10cm. Sau đó, bạn cắt bớt xéo cạnh hình vuông rồi cắt hình vuông thành từng đường thẳng với phần đầu to và nhỏ dần về phần đuôi, không cắt rời đường thẳng ra khỏi hình vuông bạn nhé.
Bước 3: Tiếp theo, bạn tỉa cho phần đầu có hình tròn để giống với cái mào của con công. Bạn nhớ gắn thêm giấy màu đen tròn cho cái mào giống thật và đẹp hơn nhé. Khi đã xong, bạn gắn mào vào đầu công là được.
Bước 4: Để làm phần mắt trên đuôi công, bạn cắt giấy màu đen thành hình vuông nhỏ 5cm, sau đó cắt hình vuông thành hình giọt nước. Còn giấy màu cam, bạn cắt thành hình vuông 7cm và cũng cắt thành hình giọt nước. Sau đó, dùng keo dán giấy màu đen lên giấy màu cam, vậy là bạn đã có mắt của đuôi công rồi đó!
Bước 5: Bạn cắt thêm hai hình tròn nhỏ để dán vào đầu công là công đã có thêm đôi mắt để tiếp tục cách làm con công từ hoa quả cà rốt.
Bước 6: Bạn dùng tăm cố định phần đầu công vào đuôi quả thơm. Cắt bỏ phần tăm dư ra để công đẹp hơn.
Bước 7: Ở phần đầu thơm, bạn gọt bớt một phần nhỏ vỏ thơm để có thể gắn lá vạn tuế vào dễ dàng. Gắn và chỉnh lá hình cánh quạt để đuôi công đẹp hơn.
Bước 8: Gắn thêm phần mắt công lên thân lá để đuôi công giống thật hơn.
7. Tạo hình chú rùa đáng yêu từ dưa hấu
Dưa hấu là một loại trái cây ngon và có mặt ở hầu hết các mâm cỗ hay mâm ngũ quả trong dịp Tết Trung thu. Thể hiện kỹ năng của bạn bằng cách làm rùa dưa hấu bằng cách làm theo các bước đơn giản.
Chuẩn bị:
- 1 quả dưa hấu
- Dao tỉa, dao thái sợi
- Thìa (hoặc thìa) mướp tròn, hạt tiêu (hoặc đậu đen)
- Bút dạ và tăm hoặc xiên
Cách làm:
Bước 1: Cắt đôi quả dưa và dùng dụng cụ khoét ruột thành những viên nhỏ. Cắt bỏ 1/3 phần vỏ dưa trên. Chọn quả dưa hấu hình chữ nhật và cẩn thận để tạo thành hình chú rùa đẹp mắt.
Bước 2: Dùng bút vẽ một đường trên mai rùa, sau đó dùng dao rạch một rãnh nhỏ theo đường bạn đã vẽ.
Bước 3: Tiếp tục tạo hình chân và đầu chú rùa từ vỏ dưa. Sau đó, bạn dùng dao đánh dấu góc để tạo hình chú rùa.
Bước 4: Thêm hạt tiêu hoặc đậu đen để làm thuốc nhỏ mắt. Đặt một quả bóng tròn cao và quả dưa hấu lên đùi bạn. Dùng núm nhọn gắn phần chân và đầu của chú rùa vào bên trong vỏ dưa rồi đặt chiếc mai lên trên.
Bước 5: Cuối cùng, để trang trí cho chú rùa thêm phần hấp dẫn, chúng ta cần cắm thêm một vài chiếc lá là xong.
8. Tạo hình chú thỏ từ quả bưởi
Thỏ ngọc là một con vật rất đẹp mà các bé yêu thích, vì vậy hãy cắt hình chú thỏ thành những quả bưởi để bữa tiệc sinh nhật hay trung thu của các bé trở nên trang nhã hơn.
Chuẩn bị:
- 1 quả bưởi
- Giao tỉa nhọn
- Hạt nhãn
- Dao sắc
Cách làm:
Bước 1: Dùng cọ vẽ hình mặt chú thỏ trên vỏ bưởi, sau đó dùng dao sắc cắt bỏ một phần vỏ bưởi để tạo hình mặt chú thỏ. Dùng dao sắc thêm một lớp cùi mỏng, chừa phần chính giữa và tạo thêm hai chiếc răng nanh đáng yêu.
Bước 2: Tiếp theo, bạn dùng mũi dao nhọn khoét hai lỗ tròn nhỏ tại vị trí mắt và đính hai hạt tag vào hai lỗ tròn để tạo thành mắt thỏ. Tiếp tục đục một lỗ tròn nhỏ và buộc một hạt nhãn nhỏ hoặc hạt đậu đen để tạo hình chiếc mũi. Sử dụng 6 núm nhọn để tạo ra một ăng-ten dễ thương và thú vị.
Bước 3: Tiếp theo, bạn lật ngược trái bưởi và dùng dao nhỏ gọt bỏ hai phần vỏ bưởi để làm tai thỏ. Dùng dao tạo hai đường rạch nhỏ và hẹp ở hai bên đầu quả bưởi, cuối cùng đặt hai vỏ bưởi lên trên để tạo hình tai thỏ là hoàn thành tác phẩm rồi nhé!
Ý nghĩa của việc chuẩn bị mâm cỗ trung thu
Tùy theo quan niệm của mỗi người mà Tết Trung Thu được gắn với những ý nghĩa khác nhau. Theo phong tục Việt, vào ngày 15/8 âm lịch, người lớn trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ (gồm có nhiều bánh trái) để dâng lên tổ tiên.
Hành động này thể hiện sự thành kính đối với những người thân đã khuất trong gia đình, đồng thời cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, trò chuyện và ăn uống bên nhau. Có lẽ vì thế, Tết Trung thu còn gọi là Tết Đoàn Viên.
Bên cạnh đó, Tết Trung thu cũng được gọi là Tết thiếu nhi. Đây là dịp để trẻ em trên mọi miền đất nước Việt cùng nhau nô đùa, xem múa lân, phá cỗ, rước đèn,… và nhất là diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ ăn mừng lễ hội trăng rằm với hình ảnh quen thuộc là chị Hằng Nga và chú Cuội.
Ngoài ra, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng và tiên đoán về mùa màng sắp tới cũng như vận mệnh quốc gia theo quan niệm của người xưa. Chẳng hạn, trăng tròn, sáng và có màu vàng thì năm đó ắt hẳn sẽ trúng mùa tằm tơ.
Còn nếu trăng tròn, sáng và có màu xanh (hoặc lục) thì năm đó có thể sẽ xảy ra thiên tai. Hoặc nếu trăng tròn, sáng và có màu cam thì là dấu hiệu của một đất nước thịnh trị, người dân ấm no và hạnh phúc trong năm đó.
Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ lễ trung thu ngoài bánh kẹo sẽ có thêm vài loại trái cây như bưởi, hồng, lựu… Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền mà những loại trái cây sẽ được thay đổi cho phù hợp. Tất cả sẽ được trang trí sao cho đẹp mắt và vun đầy để cầu may mắn cũng như phúc lành cho gia chủ.
Ý nghĩa các loại quả trong mâm cỗ
- Quả na: Mang tới ước nguyện lộc nở và sinh sôi.
- Chuối chín vàng, trái hồng đỏ mang tới niềm hy vọng.
- Dưa hấu và dưa vàng cầu mong bình an.
- Quả lựu mang đến sự may mắn, ngọt ngào.
- Quả bưởi biểu tượng cho sự tốt lành.
Trong cuộc sống hiện đại với rất nhiều công việc khiến bạn luôn bận rộn, nhưng đến ngày trung thu là chúng ta lại háo hức, vui vẻ bên những mâm cỗ trung thu với gia đình. Đó là những giá trị truyền thống tốt đẹp của người việt ta vẫn luôn được lưu giữ.
Hy vọng thông qua chủ đề ngày hôm nay, bạn đọc sẽ có thêm cho mình những kiến thức hay về mâm cỗ trung thu. Chanhtuoi xin chúc bạn và gia đình sẽ có một ngày lễ ý nghĩa trọn vẹn nhất!