Cá cảnh La Hán – Hướng dẫn A – Z kinh nghiệm nuôi đúng cách
Trong phong thủy cá cảnh La Hán đại diện cho sự may mắn, tài lộc, an khang. Loài cá này khá phổ biến và dễ nuôi. Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể tham khải bài viết sau cùng Wiki Thủy.
Giới thiệu chung về cá cảnh La Hán
Cá cảnh La Hán sở hữu vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ và ý nghĩa tốt phong thủy. Do đó, chúng thường khá được ưa chuộng. Vậy loại cá này phù hợp với ai? Bạn có nên nuôi cá La Hán?
Nguồn gốc
Cá cảnh La Hán được lai tạo giữa Hồng Két (Red Parrot) Đài Loan và một số loài thuần chủng Châu Mỹ. Chúng xuất hiện lần đầu tiên tại Malaysia vào những năm 2000. Từ khi xuất hiện, loài cá này đã sớm được ưa chuộng bởi vẻ đẹp khỏe khoắn, màu sắc sặc sỡ.
Hiện nay các dòng cá La Hán đang đang được ưa chuộng bởi dân chơi cá cảnh tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan…
Đặc điểm
Cá La Hán được lai tạo từ loài cá Hồng Két xinh đẹp. Do đó, chúng mang nhiều đặc tính của loài cá này. Hình dáng đầu vồ về phía trước, lưng con cùng dốc, mắt to tròn mơ màng trông rất xinh.
La Hán có sức đề kháng tốt, ít khi mắc bệnh. Vì thế, việc chăm sóc cũng không quá khó khăn và phức tạp như những loài cá cảnh khác.
Cá có chiều dài vào khoảng 25-30cm khi trưởng thành. Mỗi cá thể sẽ có một cách sắp xếp màu khác nhau rất lấp lánh và sặc sỡ. Một số màu đẹp phải kể đến như: Màu đỏ rồng, màu tím, màu ánh bạc, màu tam sắc, màu ngũ sắc…
Tiêu chí của một chú cá cảnh La Hán đẹp là phần đuôi xòe rộng, vây kéo dài mảnh thanh thoát, hai mang ngắn, mắt không quá to và lồi. Riêng phần gù trên đầu càng to thì cá càng có giá trị cao.
Dù là cá cảnh nhưng cá La Hán sinh sản khá dễ so với các loài khác. Chúng thường sinh sản sau 1 năm tuổi. Lúc này, bạn chỉ cần cho cá đực và cái vào chung một bể và chờ đợi chúng sinh sản.
Cá cảnh La Hán có tuổi thọ cũng khá cao. Nếu được chăm sóc trong điều kiện và môi trường tốt chúng có thể sống trên 10 năm
Phân loại
Hiện nay trên thị trường Việt Nam cá cảnh La Hán có khá nhiều loại. Điều này khiến người chơi cá khó phân biệt. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số đặc điểm nhận biết của các dòng cá La Hán trên thị trường.
Cá La Hán Kim Cương
Cá La Hán Kim Cương còn có tên gọi khác là cá La Hán Phúc Lộc Thọ. Loài này được lai tạo từ 2 dòng cá Châu Kim Cương và Rồng Xanh.
Dòng cá cảnh La Hán này được rất nhiều dân chơi cá yêu thích. Chúng được bình chọn là dòng cá đẹp nhất tại Việt Nam.
Cá La Hán Kim Cương có thân hình và đầu tương đối tròn, thân hình chắc khỏe và có hàng vảy châu rõ nét được trải dài từ mang cá xuống tận chân đuôi màu xanh đậm. Phần đầu cá phình to đưa về phía trước, mắt cá màu đỏ và hai bên má có màu vàng
Cá La Hán Thái Đỏ (King Kamfa)
Cá La Hán Thái Đỏ còn được gọi với tên gọi khác là Kim Hoa hay King Kamfa, dòng cá này có nguồn gốc lai tạo từ xứ sở chùa vàng.
Dòng cá cảnh La Hán Thái Đỏ lai tạo có nhiều biến đổi so với loài cá gốc. Cụ thể chúng có đuôi cụp, môi trề và tính khí cũng hung dữ hơn nhiều
Loài cá cảnh La Hán này vảy có dạng sợi và kết dính vào nhau, còn được gọi là “châu bệt”. Những con có châu bệt toàn thân được gọi là La Hán Ngũ Sắc vô cùng quý hiếm.
Cá La Hán Thái Đỏ có thời gian trưởng thành rất lâu và hầu hết các cá thể đực đều bị vô sinh.
Cá La Hán Phượng Hoàng Lửa
La Hán phượng hoàng lửa hay tên khác là Red Phoenix, Fire Phoenix. Toàn thân cá có màu đỏ, đầu gù khá nhỏ
Cá La Hán Thái Silk
Cá cảnh La Hán Thái Silk có nguồn gốc từ Thái Lan và xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2008.
Dòng cá La Hán Thái Silk được phủ toàn thân với vảy màu bạc hoặc ánh xanh. Loài cá này hiện nay được rất nhiều dân chơi cá cảnh ưa chuộng vì màu sắc xinh đẹp của nó
Hướng dẫn chăm sóc cá
Cá cảnh La Hán không khó nuôi. Song, người nuôi cần dành nhiều thời gian quan sát và chăm sóc. Sau đây là những tiêu chuẩn để nuôi một chú cá La Hán khoẻ mạnh.
Chế độ dinh dưỡng
Cá cảnh La Hán chăm sóc không quá phức tạp, những loại thức ăn dành cho cá cảnh khác chúng đều ăn được. Thời gian cho ăn chia làm 2 bữa/ngày và cố định giờ cho cá ăn.
Cá mới để nên cho ăn ấu trùng, tôm tép xay nhuyễn. Nếu muốn cá lên gù đẹp thì bổ sung thêm các loại vitamin và đồ ăn tươi sống vào khẩu phần ăn của chúng
Nguồn nước
Cá cảnh La Hán không quá kén nước. Bạn chỉ cần đảm bảo nguồn nước có độ Ph từ 7,5-8,0, không lẫn tạp chất hay hóa chất. Nếu sử dụng nước máy nên lưu ý xả nước ra xô chậu và phơi dưới ánh nắng vài giờ rồi mới thả cá vào. Việc này sẽ giúp giảm nồng độ Clo trong nước.
Chú ý vệ sinh thay nước cho bể cá định kỳ khoảng 2 tuần/lần. Khi thay nước, bạn nên giữ lại ⅓ lượng nước cũ giúp cá nhanh thích nghi với nước mới từ từ.
Nhiệt độ, ánh sáng
Cá La Hán là loài cá nhiệt đới. Để cá khỏe mạnh, phát triển tốt nhiệt độ bể nuôi nên được đặt ở mức 20-30°C. Nhiệt độ bể nuôi quá lạnh sẽ khiến chúng dễ mắc các bệnh về ngoài da hoặc đường tiêu hóa.
Ánh sáng sẽ ảnh hướng đến lớp vảy của cá La Hán. Bạn nên bật đèn màu hồng tím từ 8-12 giờ giúp cá cứng cáp và lên màu đậm, đẹp hơn
Bể nuôi
Cá cảnh La Hán có đặc tính hung dữ và di chuyển nhiều. Bạn nên lựa chọn bể to thoải mái cho các bơi lội tung tăng. Thông thường, kích thước bể cần tối thiểu gấp 3 lần cá trưởng thành.
Ta không nên nuôi chung loài cá cảnh khác vì chúng có thể tấn công lẫn nhau. Người chơi cũng không nên cho quá nhiều cây thủy sinh vào bể cá. Cá La Hán có thể cắn xé cây gây nguy hiểm cho cá.
Thời gian cho cá ăn
Cá cảnh La Hán thuộc loài ăn tạp. Chúng ăn được hầu hết các loại thức ăn mà như những loài cá cảnh khác, thức ăn tươi sống như trùn chỉ, lăng quảng, thịt bò, tôm tép, thức ăn khô dạng viên nén. Nhìn chung, thức ăn rẻ và dễ kiếm.
Ta nên chia thời gian và định lượng cụ thể cho cá ăn. Khoảng 2 bữa sáng chiều/ ngày khi cá bé nên cho ăn Artemia. Sau một thời gian cá đã lớn thì cho ăn thức ăn tươi hoặc thức ăn khô. Trong thức ăn khô có đầy đủ dinh dưỡng và sạch sẽ, nên khuyến khích cá ăn thức ăn khô.
Các bệnh thường gặp ở cá cảnh La Hán
Loại cá nào cũng vậy, khi nuôi, ta cần chú ý đến sức khỏe của cá để cá có thể sống lâu hơn. Sức khỏe của cá cần được theo dõi thường xuyên để tránh tình trạng cá bệnh, cá chết. Dưới đây là một số bệnh thường gặp của cá cảnh La Hán. Ta cần nhận biết rõ các loại bệnh để đảm bảo cá luôn được khỏe mạnh.
Cá cảnh La Hán bị chướng bụng
Cá rất dễ bị chướng bụng nếu thức ăn cho chúng có vấn đề. Thông thường, thức ăn tươi sống sẽ khiến chúng bị nhiễm virus hay vi khuẩn đường ruột
Cá cảnh La Hán bị đục mắt
Trường hợp này thường do không vệ sinh bể cá thường xuyên. Nguồn nước trong bể bị ô nhiễm, dẫn đến cá bị nhiễm khuẩn ở mắt. Bạn nên mua thuốc tím thả vào trong bể khoảng 2 tuần 1 lần và chú ý vệ sinh bể nuôi. Khi cá bị đục mắt bôi kem Erythromycin Eye Ointment vào mắt cho cá.
Cá bỏ ăn
Có 3 lý do chính khiến cá bỏ ăn như:
-
Cá đến kỳ sinh sản
-
Cá ăn quá no
-
Cá bị nhiễm nấm bệnh
Với trường hợp thứ 3 các bạn ra tiệm thuốc thú y mua một lọ thuốc xanh về nhỏ vào bể. Theo dõi tình hình của cá, nếu cá không khỏi thì nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y.
Giá bán cá cảnh La Hán hiện nay
Giá Cá cảnh La Hán tùy vào các yếu tố như dòng cá, kích thước, đặc điểm ngoại hình. Trong đó:
-
Cá La Hán con: Giá từ 15 – 20 nghìn đồng/ 1 con.
-
Cá La Hán mới lớn: Giá từ 300 – 500 nghìn đồng/ 1 con tùy màu sắc.
Một số loài cá cảnh La Hán phổ biến ở Việt Nam:
Cá La Hán Thái đỏ:
-
Cá con: 40-50 nghìn đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 2-3cm: 400 đến 700 nghìn đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 3-4cm: 800 đến 900 nghìn đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 5cm: 1,2 – 1,4 triệu đồng.
Cá La Hán Kamfa Pearl:
-
Cá con: 90-100 nghìn đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 2-3cm: 600 đến 700 nghìn đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 3-4cm: 1,1 – 1,2 triệu đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 5cm: 1,4 – 1,7 triệu đồng.
Cá La Hán King Kamfa:
-
Cá con: 100-200 nghìn đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 2-3 cm: 200 nghìn đến 1,2 triệu đồng.
-
Cá mới lớn thân rộng 3-4 cm: 3 triệu đồng.
Kết luận
Cá cảnh La Hán là một loài cá đẹp và dễ nuôi. Hiện, loại cá này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm hiểu về cá La Hán. Nếu bạn quan tâm đến các chủ đề tương tự, đừng quên ghé thăm Wiki Thuỷ Sinh.