Bị can Nguyễn Phương Hằng từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Bị can Nguyễn Phương Hằng từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Công an làm việc với chủ kênh YouTube “Điền Võ Vlog”

Chiều 15.4, để tiếp tục mở rộng điều tra vụ án liên quan đến bị can nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam tại Bình Dương), Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã làm việc với Võ Minh Điền, chủ kênh “Điền Võ Vlog”.

null
Võ Minh Điền đến CQĐT làm việc chiều 15.4. Ảnh: NHẬT THỊNH

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 24.3, bị can Nguyễn Phương Hằng bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố và bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).Trước đó, CQĐT và Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) – Công an TP.HCM đã làm việc với một số người liên quan để làm rõ có hay không vai trò đồng phạm với bị can Nguyễn Phương Hằng khi livestream xúc phạm danh dự, uy tín người khác, gồm các ông, bà và chủ các kênh YouTube: Đặng Anh Quân, Nguyễn Đình Kim, Ha Lee, Hoàng Nhi, Anh nông dân.

viber-image-2022-03-27-11-58-48-7599-1650080793.jpg
Bị can Nguyễn Phương Hằng đang bị khởi tố, tạm giam để điều tra về hành vi livetream đưa những thông tin không đúng sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của nữ ca sĩ Vy Oanh

Liên quan đến việc điều tra, xử lý bị can Nguyễn Phương Hằng, hiện cơ quan chức năng cũng đã lập lý lịch tư pháp bị can của Nguyễn Phương Hằng (việc lập lý lịch tư pháp bị can là hoạt động điều tra để làm rõ về lai lịch, nhân thân người thực hiện hành vi phạm tội – PV).

Theo đó, bị can Nguyễn Phương Hằng từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh ngày 26.1.1971, người từng đứng ra tố cáo Đ.Đ.G một nhân vật khá thân tín của trùm xã hội đen Năm Cam (đã bị tử hình), cách đây hơn 20 năm. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng vào năm 2010.

Cái tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền trước đây từng một thời đình đám. Theo hồ sơ, vụ việc (bà Tuyền tố cáo Đ.Đ.G – PV) thể hiện: Năm 2002, theo kết luận điều tra về chuyên án Năm Cam, bà Tuyền có quen biết với Đ.Đ.G từ năm 1996. Năm 1997, bà Tuyền thuê nhà số 21/15A Trường Sơn (P.4, Q.Tân Bình) của ông T.H.H. để ở và sinh sống như vợ chồng với Đ.Đ.G. Sau đó, bà Tuyền mua lại căn nhà thuê nói trên với giá 52 lượng vàng.

Trong thời gian sống chung, G. thường đánh đập bà Tuyền nên bà Tuyền đã đem giấy tờ nhà gửi cho mẹ của mình là bà N.T.N.N. Ngày 8.1.1998, G. buộc bà Tuyền viết giấy ghi tên G. và bà Tuyền là đồng sở hữu rồi đuổi bà ra khỏi nhà.

Trong quá trình điều tra vụ án Trương Văn Cam (Năm Cam) và đồng bọn, Đ.Đ.G bị truy tố về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 12.5.2004, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử và tuyên y án sơ thẩm 7 năm tù đối với Đ.Đ.G về tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Lý lịch bị can là gì?

Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, lý lịch bị can là một sơ yếu lý lịch cụ thể về tất cả thông tin của bị can, về tên tuổi, quan hệ gia đình… “Việc xác minh này rất quan trọng, đưa đến tính chất pháp lý nhân thân của bị can. Đây là bước tố tụng bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện khi tiến hành hoạt động điều tra tội phạm đối với một cá nhân”, luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Rate this post